Google+ Photo đóng cửa vào ngày 1.8
Google vừa thông báo đóng cửa dịch vụ lưu trữ ảnh trực tuyến Google Photo kể từ ngày 1.8 tới, với mục đích muốn người dùng chuyển sang sử dụng dịch vụ Google Photo độc lập.
Google Photos sẽ thay thế hoàn toàn Google Photo kể từ ngày 1.8 tới – Ảnh: AFP
Theo Neowin, Google Photo là dịch vụ lưu trữ hình ảnh trực tuyến độc lập được Google công bố lần đầu tiên tại sự kiện Google I/O 2015 vừa diễn ra vào cuối tháng 5.
So với Google Photo trước đây, Google Photos mang đến cho người sử dụng khả năng lưu trữ ảnh và video không giới hạn, miễn là dung lượng lưu trữ các hình ảnh dưới phải dưới 16 megapixel và video có độ phân giải thấp hơn 1.080 p.
Ngoài ra, Google cũng không yêu cầu người dùng iOS, Android hoặc web phải có một tài khoản Google để truy cập vào dịch vụ mới, giúp cho nó hấp dẫn hơn đối với người sử dụng smartphone.
Google Photos có thể hoạt động trên cả nền tảng Android và iOS hoặc trên web. Một trong những điểm nổi bật của ứng dụng này chính là khả năng sắp xếp thông minh. Theo đó, người dùng không cần phải phân chia ảnh vào các album khác nhau mà chính Photos sẽ đưa chúng vào một nhóm đồng nhất.
Chính vì sự ra đời của Google Photo, nên hiện tại Google đã ra quyết định khai tử Google Photo kể từ ngày 1.8 tới. Trong đó, bản chạy trên nền tảng Android sẽ được triển khai đầu tiên sau đó đến phiên bản chạy trên web và iOS.
Video đang HOT
Thành Luân
Theo Thanhnien
Google Photos: Cái giá của sự miễn phí?
Ứng dụng Google Photos cho phép bạn lưu ảnh chất lượng cao không hạn chế và thậm chí còn miễn phí.
Google Photos là gì?
Google Photos là một ứng dụng lưu ảnh xuất phát từ nền tảng Google vừa được gã khổng lồ tìm kiếm tiết lộ trong sự kiện Google I/O 2015. Dịch vụ này cho phép bạn tự động tải tất cả ảnh, video lên đám mây miễn phí và không giới hạn dung lượng lưu trữ ngoài trừ hai yêu cầu
- Ảnh không được quá 16 MP (nếu lớn hơn sẽ bị giảm dung lượng).
- Video có độ phân giải không quá 1080p.
Nếu bạn tải ảnh với kích thước và chất lượng gốc, hoặc tải video 4K, bạn sẽ phải trả thêm 2 USD mỗi tháng cho mỗi 100 GB và 10 USD/tháng cho 1 TB.
Ứng dụng này có mặt trên cả iOS và Android với rất nhiều tính năng thú vị như tự tạo ảnh động, ảnh ghép, câu chuyện, phim, chia sẻ ảnh nhanh...và đặc biệt là có khả năng nhận diện khuôn mặt, phân loại ảnh theo nhiều mục một cách thông minh.
Bạn chính là sản phẩm
Chúng ta thường nghe thấy câu: "Nếu bạn không phải trả tiền, bạn chính là sản phẩm, không phải là khách hàng". Google kiếm bội tiền nhờ quảng cáo. Nó thu thập dữ liệu và phân tích các dữ liệu đó theo nhiều cách khách nhau với mục tiêu chính là giúp các mẫu quảng cáo hướng đối tượng chuẩn xác hơn.
Chính Tim Cook cũng từng tỏ thái độ nghi ngại về dịch vụ mới này và cho biết: "Chúng tôi tin rằng khách hàng cần có quyền kiểm soát thông tin của mình. Bạn có thể thích mấy thứ gọi là dịch vụ miễn phí nhưng chúng tôi không cho rằng bạn đáng bị khai thác những dữ liệu như email, lịch sử tìm kiếm và thậm chí là ảnh của cả gia đình để bán cho mục đích quảng cáo. Và chúng tôi tin rằng một ngày nào đó, những khách hàng sẽ nhận ra mục đích của những điều này".
Đạo đức giả?
Một sản phẩm như Google Photos cũng nằm trong Điều khoản dịch vụ của Google. Điều này có nghĩa là khi bạn tải ảnh lên, bạn đã trao cho gã khổng lồ tìm kiếm quyền "làm chủ, lưu trữ, sao chép, chỉnh sửa, tạo ra các tác phẩm phái sinh, liên lạc, đăng tải, thể hiện công khai và phân phối" những bức ảnh này.
Người phát ngôn viên của Google tuyên bố rằng họ sẽ không sử dụng các bức ảnh của bạn cho mục đích thương mại hoặc quảng cáo mà không có sự cho phép. Họ cũng nói rằng mình không có ý định kiếm tiền từ dịch vụ này. Nhưng sự đảm bảo này chẳng thể quản lý được những điều sẽ xảy ra trong tương lai hoặc cho bạn bất cứ sự bảo vệ pháp lý nào.
Nguy cơ là gì?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Google scan các bức ảnh của bạn và nhận ra bạn đang mặc một chiếc ao của Nike rồi sau đó sử dụng thông tin này để gửi cho bạn những hình ảnh quảng cáo liên quan đến Nike. Thêm vào đó, các bức ảnh còn nhằm mục đích cải thiện tính năng của Google Now một cách đáng kể. Google càng biết nhiều về bạn, nó càng đoán và đưa ra gợi ý cho bạn một cách chính xác hơn. Vậy mặt hại là gì?
Thông tin có thể rò rỉ hoặc bị đánh cắp. Các công ty có thể chia sẻ dữ liệu sau lưng chúng ta. Các cơ quan chính phủ cũng có thể nhòm ngó các thông tin này. Mọi thứ nằm ở một điểm mấu chốt: Bạn có tin Google không?
Nếu bạn đã sử dụng các dịch vụ sao lưu trong Google trên Andorid thì ứng dụng Google Photos chẳng có gì mới. Nếu bạn đang thoải mái sử dụng Google Maps, Gmail, Google Now và tất cả những dịch vụ miễn phí khác của Google, tức là bạn đang đặt niềm tin vào Google. Google đang thu thập các dữ liệu về bạn và sử dụng nó theo một cách nào đó mà bạn không biết được.
Bạn có thể lập luận rằng điều này chẳng vấn đề vì nhiều người khác cũng đang sử dụng các dịch vụ giống như bạn. Nói như vậy cũng đúng. Nếu bạn truy cập web trực tuyến mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ, bạn đang bị theo dõi. Nếu bạn liên lạc trực tuyến mà không có biện pháp mã khóa, các tin nhắn của bạn không thực sự riêng tư. Nếu bạn sử dụng Facebook và Twitter, bạn đang tiết lộ rất nhiều thông tin về bản thân mà bạn còn chẳng biết chúng sẽ được sử dụng vào mục đích gì.
Vậy nên mọi thứ nằm ở việc bạn có chấp nhận đánh đổi hay không mà thôi.
Theo Lê Nga/Ictnews
Cách di chuyển hình ảnh và video từ Google Drive sang Photos Chính sách lưu trữ không giới hạn của Google Photos chỉ áp dụng cho những ảnh và video mới tải lên, có nghĩa là những dữ liệu cũ vẫn sẽ chiếm một phần không gian của Google Drive. Hướng dẫn từ CNET hy vọng sẽ giúp bạn biết được cách di chuyển các dữ liệu từ Google Drive sang Google Photos để tiết...