Google: Phần mềm diệt vi rút cho smartphone là trò lừa
Nhà quản lý cao cấp của Google, ông Chris DiBona, lên án các nhà cung cấp phần mềm diệt vi rút cho thiết bị di động là bịp bợm và gian lận, vì ông cho rằng smartphone không có nguy cơ về vi rút theo cách như Windows.
Giám đốc phụ trách phần mềm nguồn mở của Google, Chris DiBona, gọi các nhà sản xuất phần mềm diệt vi rút cho thiết bị di động là “lang băm và gian lận”. “Các công ty diệt vi rút đang dựa vào nỗi sợ của các bạn để bán sản phẩm bảo vệ vô tích sự dành cho Android, RIM và iOS”, DiBona viết trên trang Google của mình. “Họ là những lang băm và kẻ lừa đảo. Các công ty có bán ra phần mềm bảo vệ chống vi rút cho Android, RIM hay là iOS nên biết xấu hổ”.
Theo DiBona, mặc dù phần mềm độc hại trên thiết bị di động không phải là chuyện hoang đường, nhưng chúng rất hiếm khi gây ra vấn đề thực tế đối với người dùng: “Không có nền tảng di động nào tồn tại vấn đề vi rút theo cách như máy tính chạy Windows và một số máy Mac gặp phải. Những vấn đề đã biết thì không đáng kể, do việc sử dụng mô hình sandbox (khi chạy ứng dụng trong các hệ điều hành di động).
Trên báo The Register có bài phân tích động thái khiêu khích của DiBona, cho rằng tuyên bố gay gắt của ông được hỗ trợ bởi nghiên cứu của Juniper Networks công bố một tuần trước đó. Theo bản báo cáo từ cuộc nghiên cứu, trong vòng 3 tháng rưỡi kể từ tháng 7/2011, số lượng phần mềm độc hại được viết trên nền tảng Android gia tăng đến 472%. Trong đó, các nhà nghiên cứu nhận thấy, môi trường để phần mềm độc hại cho Android lan truyền thuận lợi là kho ứng dụng Android Market, vốn sử dụng mô hình kiểm tra mã nguồn ít hà khắc hơn so với nền tảng App Store của iOS.
Chris DiBona nói rằng các nhà sản xuất phần mềm diệt vi rút cho smartphone phải biết xấu hổ.
Cho đến thời điểm hiện tại, mọi người đều biết rằng hầu hết các nhà sản xuất phần mềm diệt vi rút đều có sản phẩm cho Android. Trong đó có các nhà sản xuất như Symantec, F-Secure, Kaspersy Lab và Doctor Web…
Video đang HOT
“Để hiểu DiBona đang muốn nói gì, mọi người cần phải đọc rất tập trung”, Sergei Komarov, lãnh đạo bộ phận nghiên cứu phát triển phần mềm diệt vi rút của Doctor Web nói: “DiBona thừa nhận sự tồn tại của phần mềm độc hại trên Android nhưng nó không phải là vi rút theo cách hiểu của DiBona. Tôi không biết người dùng có thể yên tâm với việc để yên cho Trojan nằm trong smartphone của mình và gửi đi những SMS trả phí hay là đánh cắp dữ liệu cá nhân hay không, vì nó không phải là vi rút theo cách hiểu của đại diện Google. Theo ông ấy khẳng định thì Trojan này không đi quá sâu vào hệ thống… Chẳng lẽ người ta sẽ chịu mất tiền và dữ liệu oan uổng theo cách đó?!”.
Android đã trở thành nền tảng phổ biến nhất trước mắt các tội phạm mạng về mọi tiêu chí: “Cả về số phần mềm độc hại trong một tháng lẫn về số phần mềm độc hại trong suốt thời gian từ xưa đến nay”, Denis Maslenikov, chuyên gia hàng đầu về diệt vi rút của Kaspersky Lab khẳng định. Theo số liệu của Kaspersky Lab, số phần mềm độc hại trên Android hiện ở vào khoảng 56% tổng số phần mềm độc hại trên thiết bị di động.
Khác với Android, người ta chưa tìm thấy phần mềm độc hại cho iOS, Iuri Namestnikov, một chuyên gia cao cấp khác về diệt vi rút của Kaspersky Lab bổ sung. Tấn công người dùng iOS là một việc phức tạp và đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn so với tấn công người dùng Android.
Theo PCWorld VN
Windows 8 sẽ được tích hợp sẵn phần mềm diệt vi rút
Microsoft đã quyết định tích hợp sẵn phần mềm diệt vi rút Microsoft Security Essentials (MSE) do chính hãng phát triển vào phiên bản hệ điều hành Windows 8 mới của mình.
Hiện nay, MSE chỉ là phần mềm phụ được hổ trợ từ Microsoft dành cho người sử dụng Windows bản quyền. Và nếu người dùng muốn sử dụng thì phải tự tải về để cài đặt thông qua trang web chính thức của hãng.
Thông báo chính thức này được gã khổng lồ Microsoft công bố chính thức vào hôm 13/9 tại buổi giới thiệu về hệ điều hành Windows 8. Động thái này bị các công ty chuyên về bảo mật lên án khá kịch liệt, bởi họ cho rằng đây là một hành động tạo ra tính không công bằng trên thị trường phần mềm diệt vi rút. Điều này cũng tương tự như là việc hãng đã tích hợp sẵn IE vào hệ điều hành Windows.
Chắc chắn, việc tích hợp phần mềm bảo mật vào Windows 8 sẽ khiến người dùng nhận được rất nhiều lợi thế, nhưng bên cạnh đó cũng có một mức độ tác hại nhất định.
Lợi hại xen kẽ
Theo Graham Cluley, một chuyên gia đến từ công ty bảo mật máy tính Sophos, nhận định rằng quyết định tích hợp MSE vào trong Windows 8 vừa là một tin tốt nhưng cũng vừa là một tin xấu.
Tin tốt là bởi vì MSE giúp bảo vệ máy tính thoát khỏi sự tấn công của các loại malware, spyware và trojan. Bên cạnh đó, nó cung cấp một tường lửa cá nhân cũng như các công cụ Parental Controls giúp phụ huynh có thể quản lí con cái của mình trước những mối nguy hại đến từ internet.
Cluley cũng nói thêm rằng việc tích hợp này sẽ giúp máy tính luôn được cập nhật các mẫu vi rút mới và làm cho người dùng nghĩ rằng họ đang được bảo vệ một cách toàn diện.
Tuy nhiên điều này không hoàn toàn tốt vì mọi vấn đề đều có hai mặt của nó. Adrian Kingsley-Hughes của trang tin công nghệ ZDNet nhận định rằng "Nhược điểm lớn nhất của vấn đề chính là những kẻ tạo ra vi rút sẽ chú tâm vào việc làm ra các phần mềm độc hại để nhắm vào MSE. Và khi có hàng triệu máy tính được cài MSE, các hacker chỉ cần nhắm vào mục tiêu duy nhất này. Tất nhiên, phần thắng sẽ dành cho kẻ nào vượt qua được bức tường chặn bởi MSE.
Các hãng bảo mật sẽ không ngồi yên
Tất nhiên, các công ty chuyên về bảo mật lớn có thể nộp khiếu nại với một cơ quan pháp luật. Họ sẽ không thể giữ im lặng để nhìn Microsoft nhảy vào thị trường mà họ đang theo đuổi. Vào năm ngoái, khi Microsoft bổ sung MSE vào Windows thông qua đường cập nhật thì hai công ty bảo mật Panda và Trend Micro đã nộp đơn kiện cho rằng Microsoft đã vi phạm luật cạnh tranh.
Đây là một tin không tốt lành đối với những công ty bảo mật. Vì phần lớn doanh thu của họ phụ thuộc vào phần lớn vào việc bán phần mềm diệt vi rút.
Cluley cho biết thêm: "Thành thật mà nói thì đây cũng do lỗi của họ mà thôi. Hai công ty bảo mật lớn hiện nay là McAfee và Norton Symantec đã có cơ hội trong nhiều năm để kinh doanh trên thị trường người dùng cuối (người dùng thuộc nhóm gia đình, cá nhân) nhưng cho đến nay thì mỗi năm vẫn có hàng triệu máy tính của người dùng gia đình bị nhiễm malware, spyware..."
Theo Bưu Điện VN
Hình ảnh ốm yếu của Steve Jobs là giả mạo Đây là một trò lừa của trang tin TMZ. Hôm qua, cộng đồng công nghệ một phen hoảng hồn khi hình ảnh vô cùng ốm yếu vì bệnh tật của Steve được công bố. Nhiều người đã lo đến ngày thiên tài này mãi mãi ra đi. Tuy nhiên, tin vui là có vẻ như đây là một trò lừa của trang tin...