Google nghiên cứu mã hóa đầu cuối cho tin nhắn RCS trong Messages
RCS được cho là định dạng tin nhắn thay thế cho SMS và MMS cổ điển, nhưng việc thiếu mã hóa tích hợp sẽ gây tổn hại cho mục tiêu này.
Google Messages sẽ cạnh tranh tốt hơn với iMessage nhờ tính năng mã hóa đầu cuối
Theo Engadget, về mặt lý thuyết, không có mã hóa đầu cuối có nghĩa là ai đó có thể rình mò tin nhắn của người dùng khi họ không thể sử dụng các dịch vụ như iMessage của Apple. Tuy nhiên, mọi thứ có thể được thay đổi trong tương lai.
Video đang HOT
Báo cáo từ 9to5Google cho thấy một số bằng chứng về kế hoạch thêm mã hóa đầu cuối end-to-end đến trò chuyện RCS trong Google Messages. Mặc dù vậy, chi tiết đầy đủ về cách thức hoạt động của tính năng này vẫn chưa rõ ràng, bao gồm liệu người dùng có thể cho phép các ứng dụng bên thứ ba nhìn thấy tin nhắn được mã hóa hay không. Nhiều khả năng cả hai người tham gia sẽ cần một ứng dụng tương thích.
Mã này chỉ hiển thị trong phiên bản thử nghiệm của ứng dụng Messages mà Google áp dụng cho nhân viên công ty. Điều này có nghĩa cần mất một thời gian trước khi nó đến với tất cả mọi người.
Google "ôm mộng" ứng dụng Messages sẽ phổ biến trên cả Android và iOS
Gã khổng lồ tìm kiếm Google vẫn đang không ngừng cải thiện ứng dụng nhắn tin Messages và hy vọng ứng dụng không chỉ phổ biến trên Android mà cả iOS trong tương lai.
Google vẫn hy vọng nhiều vào việc phát triển ứng dụng tin nhắn Messages của mình. Công ty muốn thấy mọi người, bất kể là người dùng Android hay iOS, một ngày nào đó đều sẽ gắn bó với ứng dụng này.
Tuy nhiên, Google lại không có kế hoạch liên kết dịch vụ liên lạc RCS của Android với iMessages của iOS. Trong khi đó, cả 4 nhà mạng lớn của Hoa Kỳ đã bắt đầu triển khai sáng kiến nhắn tin chéo giữa các nhà cung cấp dịch vụ (CCMI) với các tính năng mới cho phép người dùng Android đặt hàng trực tuyến, thanh toán hóa đơn, trò chuyện với các công ty và nhiều hơn nữa thông qua RCS.
Đối với những ai chưa biết, dịch vụ liên lạc phong phú RCS là giao thức liên lạc giữa các nhà mạng điện thoại di động và giữa điện thoại và nhà mạng, nhằm mục đích thay thế tin nhắn SMS bằng hệ thống tin nhắn văn bản phong phú hơn, có thể truyền đa phương tiện trong cuộc gọi.
Năm ngoái, Google đã phổ biến RCS cho người dùng Android sử dụng ứng dụng Messages. RCS cho phép tăng số lượng ký tự mà người dùng Android có thể gửi trong một tin nhắn từ 160 lên 8.000. Nó cũng cho phép chia sẻ các tệp video lớn hơn và người nhận có thể xem trước. Ngoài ra, người dùng khi đang trò chuyện qua điện thoại vẫn có thể trả lời tin nhắn mới nhất. RCS còn hỗ trợ trò chuyện nhóm với tối đa 100 người tham gia cùng lúc.
Theo Android Police, Google hiện đang thử nghiệm một số tính năng mới trên phiên bản 6.0.114 beta của ứng dụng Messages. Trong số đó, đáng chú ý là tính năng gợi ý người dùng thêm ảnh chụp gần đây vào tin nhắn và gửi ảnh trực tiếp qua văn bản.
Messages gợi ý chia sẻ hình ảnh mới chụp qua tin nhắn của người dùng
Nếu bạn đang ở giữa cuộc trò chuyện RCS và gần đây bạn có chụp ảnh bằng điện thoại, một lời nhắc sẽ xuất hiện phía trên thanh văn bản với nội dung "Đính kèm ảnh gần đây". Khi chạm vào tùy chọn này, bạn sẽ được đưa đến thư viện để chọn hình ảnh chia sẻ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đến thư viện khá dễ dàng mà không cần lời nhắc này bằng cách chạm trực tiếp vào biểu tượng máy ảnh và ảnh ở bên trái của trường nhập văn bản. Lời nhắc sẽ biến mất sau vài phút nếu bạn không nhấp vào đó.
Giữa đại dịch, ứng dụng Telegram có bước tiến đáng kinh ngạc Telegram đã vượt mốc 500 triệu lượt tải xuống từ kho ứng dụng Google Play, giữa đại dịch Covid-19. Do Telegram không có được lợi thế cài sẵn trên các thiết bị di động như nhiều ứng dụng nhắn tin khác nên đây được xem là một bước tiến đáng kinh ngạc của Telegram. Tuy vậy, Telegram vẫn còn một chặng đường dài...