Google mua lại Motorola Mobility: Mãnh hổ chắp cánh?
Bản hợp đồng trị giá 12,5 tỉ USD đã đánh dấu 1 bước ngoặt rất lớn trong lịch sử ngành công nghiệp di động nói riêng và CNTT nói chung: Google bước chân vào “cấm địa” phần cứng.
Google đã hoàn thành hợp đồng mua lại Motorola Mobility với giá 12,5 tỉ USD, bằng 63% giá trị của hãng này. Hợp đồng mua bán này vừa được “chốt” ngày hôm nay. Có lẽ không cần phải nói nhiều, động thái trên của Google sẽ làm thay đổi thế giới di động, họ không còn là nhà sản xuất hệ điều hành di động nữa mà trở thành một hãng sản xuất phần cứng để cạnh tranh trực tiếp với Apple. (Có 2 công ty độc lập mang tên Motorola tách ra từ công ty mẹ hồi tháng 1 vừa rồi. Motorola Mobility và Motorola Solutions. Công ty vẫn sản xuất các điện thoại mang tên thương hiệu Motorola hiện giờ là Motorola Mobility và cũng chính là công ty mà Google mua lại).
Hổ đã mọc thêm cánh.
Đây là một bước đi cần thiết của Google, bởi sở dĩ Apple có thể thống trị được thế giới di động là nhờ họ có dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh nhất. Từ phần mềm lẫn phần cứng đều do Apple kiểm soát, chính điều này giúp cho những thiết bị của họ vượt trội hơn so với phần còn lại của thế giới.
Hãy nhớ rằng Google có tổng cộng khoảng 35 tỉ USD tiền mặt, và 1 phần trong số đó được đem ra để mua lại Motorola. Với số tiền còn lại, Google vẫn đủ sức đầu tư và phát triển kế hoạch lâu dài của mình.
Larry Page bắt đầu tạo sức ép lên Apple và Microsoft.
Video đang HOT
Động thái này của Google cũng gây sức ép lên Microsoft bởi hãng phần mềm khổng lồ này vẫn chưa sở hữu một hãng sản xuất điện thoại nào, điều này sẽ khiến họ thiệt thòi hơn Google và Apple. Hiện tại những mục tiêu khả dĩ nhất của Microsoft có lẽ là RIM và Nokia.
Sau đây chúng tôi xin đăng toàn văn thông cáo báo chí về thương vụ mua bán này:
Tại MOUNTAIN VIEW, Calif. & LIBERTYVILLE, Ill. Google Inc. và Motorola Mobility Holdings, Inc. ngày hôm nay đã công bố rằng họ đồng thuận với việc Google mua lại Motorola Mobility với khoản tiền 12,5 tỉ USD, số tiền này bằng khoảng 63% giá trị của Motorola Mobility tính vào thứ sáu ngày 12 tháng 8 năm 2011. Giao dịch này đã được ban giám đốc của cả 2 bên thông qua.
Việc thu nhận Motorola Mobility sẽ giúp Google hoàn thiện hệ thống sản xuất điện thoại Android và tăng tính cạnh tranh trên thị trường di động. Motorola Mobility sẽ có được đặc quyền của hệ điều hành Android và Android vẫn cho phép các hãng sản xuất điện thoại khác sử dụng. Motorola Mobility sẽ được Google điều hành như một hãng kinh doanh riêng lẻ.
Larry Page, CEO của Google thông báo -”Motorola Mobility hoàn toàn đồng ý rằng Android chính là mối liên hệ khăn khít của 2 hãng. Cùng nhau, chúng tôi sẽ cho người dùng những trải nghiệm điện thoại di động tuyệt vời hơn và đẩy mạnh sự phát triển của điện thoại Android trên toàn thế giới, đem lại nhiều lợi ích cho người dùng, các đối tác và các nhà phát triển công nghệ. Tôi đã sẵn sàng chào đón các Motorolan về với gia đình Googler.”
CEO của Motorola Mobility, Sanjay Jha phát biểu -”Thương vụ này sẽ cung cấp cho Motorola Mobility một tiềm lực phát triển mạnh mẽ hơn và đem lại nhiều cơ hội cho các nhân viên, khách hàng lẫn các đối tác của chúng tôi. Trước đây chúng tôi đã từng cộng tác với Google và chia sẻ hệ điều hành Android, và giờ đây sự kết hợp của cả 2 hãng cho phép chúng tôi tiến xa hơn và phát triển những giải pháp mới cho các thiết bị di động tương lai.”
Giao dịch này vẫn đang trong quá trình hoàn tất, hiện đang chờ sự cho phép của Mỹ, cộng đồng các nước Châu Âu và nhiều khu vực khác. Dự kiến giao dịch sẽ hoàn tất vào cuối năm 2011 hoặc đầu năm 2012.
Theo BĐVN
Google Labs đóng cửa: Chiến lược nào cho gã khổng lồ?
Một ý tưởng bình thường có thể mất khoảng 3 năm để ra mắt cộng đồng internet, nhưng với Google Labs, thời gian phát triển sẽ được rút ngắn đi rất nhiều.
Đối với rất nhiều người, tin ông trùm tìm kiếm đóng cửa "phòng thí nghiệm" Google Labs hẳn sẽ là một kỷ niệm buồn, mặc cho thông báo gần đây của CEO Google, Larry Page, rằng chuyện này không hề bất ngờ một chút nào.
Thông qua bài viết của ông, mọi người đã có thể hình dung ra rõ ràng bước đi tiếp theo và mục tiêu tập trung của Google thời &'Hậu Google Labs'. Đó là tập trung vào ít sản phẩm hơn, tránh đến mức tối đa những thất bại do chiến lược như Google Buzz hay Google Wave trong quá khứ, và kết hợp những kết quả nghiên cứu công nghệ vào một sản phẩm được chuẩn bị kỹ càng. Đến đây hẳn đọc giả cũng có thể thấy Google chính là một trong những sản phẩm đầu tiên được ra mắt theo chiến lược nghiên cứu mới của gã khổng lồ tìm kiếm.
Nơi tiếp nhận ý kiến của cộng đồng
Tuy nhiên đối với một số nhân viên Google, Labs lại là nơi để trưng cầu và ứng dụng ý kiến của cộng đồng người sử dụng vào khoàng 20% trong tổng số những sản phẩm của Google. Không chỉ có vậy, ý kiến khách hàng cũng cho họ biết liệu một dự án có đáng theo đuổi hay không.
Cách đây một năm, trang tin công nghệ TechRadar đã phỏng vấn người mà sau này là quản lý dự án của Google Labs, Aparna Chennapragada. Qua đó, những kỹ sư phát triển đã được giúp ích rất nhiều nhờ vào ý kiến của người sử dụng dịch vụ.
"Một ý tưởng bình thường có thể mất khoảng 3 năm để ra mắt cộng đồng internet, nhưng với Google Labs, thời gian phát triển sẽ được rút ngắn đi rất nhiều", Chennapragada cho biết. "Và với việc ra mắt sản phẩm sớm, chúng tôi lại có thể thu thập những ý kiến khách quan để hoàn thiện sản phẩm của mình hơn nữa."
"...20% sản phẩm"
"Sẽ là rất tuyệt nếu như bạn tìm ra một dự án thực sự đánh vào nhu cầu thị trường và làm tăng doanh thu của công ty mình, mặc dù chỉ có 1% sản phẩm đó thực sự xuất sắc"
Không phải công ty nào cũng sẵn sàng cho ra mắt đại chúng những sản phẩm vẫn còn đang trong quá trình phát triển của họ, tuy nhiên những số liệu gần đây lại cho thấy lợi ích bất ngờ của việc cho khách hàng sử dụng thử những bản "preview" của sản phẩm đang được phát triển. Lợi ích này không chỉ đến từ những ý kiến cá nhân giúp hoàn thiện sản phẩm, mà còn ở cách một dự án được biết đến một cách rộng rãi.
Có lẽ ví dụ điển hình nhất của cách phát triển sản phẩm như thế này chính là hệ điều hành Windows 7. Những bản Windows đang trong quá trình hoàn thiện được người sử dụng download miễn phí như một cách chứng minh "nội công thâm hậu" của Microsoft sau thất bại ê chề của Windows Vista vài năm về trước.
Quay trở lại chủ đề chính, việc Google Labs đóng cửa sẽ xoá sổ quy trình ra mắt sản phẩm sớm - hoàn thiện theo ý kiến khách hàng của Google, mà trái lại, một sản phẩm sẽ được phát triển và sử dụng trong một phạm vi hết sức hạn hẹp trước khi chúng (được cho là) hoàn thiện và được cho ra mắt hơn 1 tỉ người sử dụng dịch vụ của Google.
Vì vậy, như đã nói ở đầu bài viết, việc những "khoa học gia" tại Google Labs gác chiếc áo blouse trắng của mình sang một bên hẳn sẽ khiến cho rất nhiều người cảm thấy buồn, vì nhờ có họ, những ý tưởng điên rồ nhưng hết sức thực tiễn đã và đang thay đổi bộ mặt của thế giới internet muôn màu muôn vẻ.
Theo Bưu Điện VN
Oracle sẽ "hỏi chuyện" CEO Google tại tòa Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành Google, Larry Page đã nhận được trát yêu cầu có mặt tại tòa án để làm chứng trong vụ kiện công ty này vi phạm bản quyền liên quan đến Java của Oracle. Theo thông tin đăng tải trên blog FOSS Patents của chuyên gia Florian Mueller chuyên theo dõi các vấn đề liên quan...