Google liệu có cần một người nắm quyền thứ hai?
Việc lèo lái con thuyền khổng lồ Google liệu có đơn giản khi mà có quá nhiều đối thủ lớn đang xuất hiện?
Mười năm về trước, người đồng sáng lập Google, Larry Page đã từ bỏ chức vụ CEO để chuyển giao quyền lực cho một người có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc lãnh đạo một công ty công nghệ. Người được giao trọng trách lúc bấy giờ là cựu CEO của Novell, ông Eric Schmidt.
Sau một thời gian lui vào hậu trường, trong tuần này Larry đã trở lại nắm quyền tại công ty do chính mình góp sức gây dựng nên. Nhìn bề ngoài, có vẻ như Page vừa được thừa hưởng những thành quả do Schmidt mang lại: Một công ty nắm giữ hơn hai phần ba thị phần mảng tìm kiếm thông tin trên mạng, sở hữu một hệ điều hành di động đang trên đà thành công, và một cơ số những dịch vụ hái ra tiền khác: Gmail, Google Doc và YouTube…
Bộ đôi sáng lập Google: Larry Page và Sergei Brin.
Tuy nhiên sự thật lại không hoàn toàn tuyệt vời như vậy. Nếu lật lại vấn đề một cách cẩn thận, chúng ta sẽ thấy Google như một công ty đang phải gồng mình đối mặt với rất nhiều thử thách. Sự phát triển như vũ bão của Facebook đang đe dọa vị thế độc tôn của Google. Cũng do Facebook mà quá trình thâm nhập lĩnh vực mạng xã hội của Google trở nên khó khăn. Không chỉ có vậy, họ còn phải chống lại sự cạnh tranh lớn từ Apple; và Microsoft, với vũ khí chiến lược mang tên Bing.
Theo rất nhiều chuyên gia, nếu như Larry muốn dẫn dắt Google vượt qua những thời khắc khó khăn, ông sẽ cần đến sự trợ giúp của một COO (giám đốc điều hành), người sẽ cùng ông đưa ra những chiến lược hợp lý để giúp Google phát triển hơn.
Để minh chứng cho điều này, hãy cùng điểm qua hai ví dụ tiêu biểu và cũng là hai đại kình địch của Google: Apple và Facebook.
Jobs và Cook
Như đã nói ở trên, cũng như ở khá nhiều bài viết trước đây, cái Google thật sự cần là một Steve Jobs của riêng họ, một CEO với tầm nhìn và khả năng tạo ra những sản phẩm có thể đối dầu trực diện với sự cạnh tranh từ các đối thủ khác. Để có được thành công như ngày hôm nay, Steve Jobs đã phải bỏ ra không ít công sức và sự sáng tạo vào việc tạo ra các sản phẩm mới, giúp đưa Apple thoát khỏi bờ vực phá sản và có được thành công rực rỡ như ngày hôm nay.
Từ trái qua: Tim Cook, Steve Jobs và phó giám đốc Marketing Phil Schiller.
Tuy vậy, Jobs không thể nào làm được việc đó một mình. Tháng 3 năm 1998, cựu phó tổng của IBM và Compaq, Tim Cook đã gia nhập Apple với cương vị quyền phố tổng giám đốc phụ trách mảng chiến lược, và sau này trở thành giám đốc chiến lược vào năm 2005. Khi Cook về Apple, mỗi cổ phiếu của Apple chỉ có giá trị chưa đầy 7 USD. Ngày hôm nay, giá tị mỗi cổ phiếu của họ là khoảng… 370 USD! Apple, với sự phục vụ của Tim Cook, đã từ một công ty 7 tỉ USD trở thành một công ty với trị giá hơn 317 tỉ USD.
Nhiều người nói rằng, Apple không thể có thành công như ngày hôm nay nếu như họ chỉ có sự phục vụ của riêng Steve Jobs hay Tim Cook. Và sự thật hẳn là như vậy, bộ đôi “Song kiếm hợp bích” Tim Cook và Steve Jobs đã, đang và sẽ dẫn dắt con tàu Apple tiến tới những thành công trong tương lai.
Video đang HOT
Tháng 3 năm 2008, Facebook bổ nhiệm Sheryl Sandberg vào chức vụ phó giám đốc phụ trách bán hàng trực tuyến và chiến lược kinh doanh. Trong cuộc họp báo về sự bổ nhiệm mới này, Facebook phát biểu rằng “Sandberg sẽ có trách nhiệm giúp Facebook nâng tầm ảnh hưởng của Facebook lên toàn thế giới, cũng như hoạch định các chính sách kinh doanh của công ty”. Sandberg sẽ “chủ yếu tập trung vào mảng kinh doanh, marketing, phát triển công việc, tài nguyên con người, quyền riêng tư và truyền thông”. Nhờ vào đó, Zuckerberg sẽ được làm việc nhiều hơn trong mảng sở trường của anh: thiết kế, sản phẩm và lập trình.
Từ phải qua: Sheryl Sandberg và Mark Zuckerberg.
Lúc Sheryl Sandberg gia nhập Facebook, Facebook được định giá vào khoảng 15 tỉ USD, bây giờ, nó đã trở thành một công ty có giá trị vào khoảng 50 đến 75 tỉ USD, với số lượng người sử dụng Facebook tăng từ 100 triệu lên đến 600 triệu chỉ trong vòng chưa đầy 3 năm.
Những số liệu kinh doanh và thực tế cho thấy Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg là một bộ đôi làm việc cực kỳ hiệu quả. Mike Schroepfer, phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Facebook đã nói trên tờ New York Times về mối quan hệ giữa CEO và COO của công ty: “Công ty đang hoạt động tốt, thứ nhất là nhờ vào mối quan hệ tương đối tốt giữa Zuckerberg và Sandberg”.
Page và… ?
Bước tiến của Google hiện tại đang bị ngáng trở bởi cơn bão lớn mang tên Facebook ở cuối chân trời, và chắc chắn sẽ cần có một nhà lãnh đạo tài ba để dẫn dắt con tàu Google đi qua vùng nước xoáy.
Đó chính là vai trò của Larry Page hiện tại. Với cương vị chủ tịch phụ trách sản phẩm trong một thời gian dài, Page đã là người có tầm nhìn xa trông rộng, người đứng đằng sau rất nhiều sản phẩm đang mang lại thành công cho công ty của mình. Giờ đây, khi đã trở thành CEO (một lần nữa), anh sẽ có nhiều quyền điều hành hơn về mảng chiến lược sản phẩm của Google, nhất là khi phó giám đốc sản phẩm, Jonathan Rosenberg vừa mới rời khỏi công ty.
Trong nhiều trường hợp, vị trí của Page đang đảm nhiệm chính là vị trí mà Steve Jobs hay Mark Zuckerberg đang làm tại công ty của chính họ. Tuy nhiên, Larry Page lại không có một người như Tim Cook hay Sheryl Sandberg để trợ giúp anh.
Cựu CEO của Google, Eric Schmidt đã gom tất cả các công việc về phần mình, từ việc tổ chức kinh doanh, bán hàng, marketing, quan hệ công chúng đến cả quản trị nhân lực. Tuy nhiên, hiện tại mối quan hệ giữa bộ ba nổi tiếng của Google (Page, Schmidt và đồng sáng lập Sergei Brin) đã không còn tốt đẹp như ngày nào, Larry Page lại không thể trông chờ vào Schmidt vì ông đã “tự đưa một chân ra khỏi công ty”.
Mối quan hệ đã không còn được như xưa.
Page tất nhiên sẽ cần đến sự trợ giúp của một người với tầm nhìn xa để lo những mảng như quảng bá, luật pháp và chiến lược. Anh là một người với những ý tưởng về sản phẩm mới, những việc liến quan đến chiến lược kinh doanh hoàn toàn không phải thế mạnh của anh. Đồng sáng lập Google, Sergei Brin lại càng không quan tâm đến mảng này. Anh ta đang hài lòng với vị trí thiết kế sản phẩm tại Google, và chắc hẳn sẽ không tha thiết gì chức danh COO kia.
Vì vậy, Larry Page đang đứng trước ba lựa chọn: Tự mình giải quyết mọi vấn đề, chia sẻ công việc của Eric Schmidt cho cấp dưới của mình, hoặc tự tìm cho mình một COO.
Đến đây, rất nhiều người tin rằng với kinh nghiệm thu được từ 10 năm về trước khi làm CEO của Google, Page sẽ tự đi tìm cho mình một giám đốc chiến lược để đảm đương công việc. Thực tế, lịch sử cho thấy sự kết hợp giữa một CEO với tầm nhìn xa, cùng một COO với tài quản lý sẽ đem lại thành công không ngờ cho mỗi công ty.
Theo PLXH
Facebook: Phía sau con số 65 tỷ USD
Mới đây, Facebook được định giá kỷ lục 65 tỷ USD. Điều gì khiến cho mạng xã hội này được Forbes đánh giá cao hơn những thương hiệu nổi tiếng như Boeing, Sony, Nike...?
Mới đây trong cuốn sách của mình Douglas Rushkoff một chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông cho rằng "Giá trị của Facebook không phải là 65 tỷ USD. Ý tôi là, không đáng giá đến". "Mọi người đang nghỉ, trong tương lai Facebook sẽ có giá trị hơn 65 tỷ USD, nhưng để đạt được giá trị đó, Facebook sẽ phải trở thành một đối tượng sử dụng thường xuyên của mọi người".
Lần đầu tiên ra mắt bởi Mark Zuckerberg 7 năm trước đây tại căn phòng tập thể Harvard, Facebook chỉ là một nơi để chia sẻ cảm xúc. Hiện tại mạng xã hội này đã có hơn 600 triệu người sử dụng trên toàn thế giới, và có đủ sức ảnh hưởng để Zuckerberg trở thành gương mặt của năm theo bình chọn của tạp chí Time 2010. Facebook thậm chí còn đang quyên góp để giúp đỡ người dân ở khu vực Trung Đông.
Sự thành công của bộ phim "Mạng xã hội" đã càng khẳng định rằng Facebook thực sự là một gia tài lớn. Bộ phim đã có được doanh thu hơn 220 triệu USD trong thế giới nghệ thuật.
Nhưng cái giá 65 tỷ USD lại đến từ một nguồn khác, ít hào nhoáng hơn: Goldman Sachs, General Atlantic Theo thống kê, nhà đầu tư đã chi 1,5 tỷ USD (Goldman Sachs) 2.5 tỷ USD (General Atlantic ).
Khi Goldman Sachs và Sky Telecoms định giá Facebook 50 tỷ USD (12/2010) Lise Buyer chuyên gia đến từ thung lũng Silicon đã thốt lên "Không ai có thể trả cho Facebook hơn mức giá đó" và cô đã nhầm ngày 4/3/2010 General Atlantic đã định giá Facebook lên 65 tỷ USD!
Buyer là một nhà phân tích chỉ ra công ty nào, đặc biệt là hãng internet nào đáng giá. Và cô nhận định rằng không ai ở thung lũng Silicon thực sự biết giá trị của Facebook, cho dù tất cả bọn họ đều thừa nhận nó có thể có giá trị rất lớn.
Cô cho biết: "Facebook rõ ràng rất đáng giá, bởi đó là công ty có được thông tin cá nhân của khoảng 600 triệu người, nhiều hơn bất kì công ty nào khác, và những giám đốc marketing sẽ rất thích thú với những thông tin này.
Giá trị thực của Facebook
Đây sẽ là giá trị thực của Facebook: Tiếp cận được tất cả thông tin về người tiêu dùng. Chúng ta thích thể loại nhạc và phim gì, chúng ta mua sắm ở đâu, chúng ta chi tiêu như thế nào, chúng ra ăn gì, chúng ta tổ chức các dịp lễ ở đâu, và bạn bè của chúng ta là ai.
Theo chuyên gia truyền thông Rushkoff của NYU và Đại học New School "Người sử dụng chính giá là trị của Facebook"
Hầu hết những người sử dụng Facebook đều nghĩ rằng họ là khách hàng của mạng xã hội này. Hãy suy nghĩ lại.
"Người sử dụng không phải là khách hàng của Facebook. Người sử dụng chính là sản phẩm," ông nói. "Khách hàng của Facbook là những người đang trả tiền cho Facebook, và ai là những người đang trả tiền cho Facebook" - "Chính là những công ty điều tra thị trường và những nhà quảng cáo".
Zuckerberg đã từng nói mục tiêu của Facebook là kết nối con người. Facebook cũng nhắc lại nhiều lần về việc họ cam kết bảo mật thông tin của người sử dụng.
Nhưng các nhà phân tích cho rằng việc sử dụng một cách khôn ngoan những thông tin chắc hẳn phải là nguồn thu chính của Facebook, bởi nó chấp nhận cho những quảng cáo được đặt trước những hầu hết các đối tượng sử dụng.
Đối với Facebook, đó thực sự là một mỏ vàng đầy tiềm năng - và cũng là một sự mạo hiểm. Bởi chính công ty cũng không biết công chúng sẽ phản ứng như thế nào nếu Facebook thương mại hoá tất cả các dữ liệu nó có.
Để trở thành đối tượng thường xuyên trên internet, Facebook phải chuyển đổi từ một mạng xã hội đơn thuần sang một bộ máy làm tiền. Và các nhà phân tích cho rằng điều đó sẽ phải được thực hiện một cách khéo léo.
"Khi Facebook thực hiện điều này ... bởi vì nó sẽ phải định rõ giá trị của nó, và bắt đầu rao bán chúng ta, và chúng ta sẽ rất có giá trị đối với những khách hàng thực sử của Facebook" Rushkoff nói. "Khi bạn nhìn vào cái cách mọi người thực tế đang bị giao phó cho Facebook, bạn sẽ thấy nó không mạnh đến mức mọi người không thể rời đi"
Bí mật tài chính
Tài chính của công ty vẫn còn là một điều bí ẩn. Không một ai ngoài Facebook biết giá trị thực của công ty là gì, hoặc doanh thu mà nó mang lại là bao nhiê
Rushkoff nói: "Họ là một công ty tư nhân vì vậy họ không cần phải tiết lộ họ đang làm gì và không làm gì ... hoặc cách họ đang làm,"
Và cùng cuộc chiến xác định liệu Zuckerberg có phải là người tạo ra ảo tưởng về Facebook, không một ai lên tiếng!
Khi CNN liên hệ với Goldman Sachs hỏi họ lí do vì sao họ nghĩ Facebook đáng để họ đầu tư 500 triệu USD, họ chỉ trả lời 1 cách lịch sự "Miễn bàn luận".
Facebook đã đưa ra một câu nói: "Chúng tôi tập trung vào việc tạo nên một dịch vụ hữu ích và xây dựng việc kinh doanh lâu dài"
Tương lai lâu dài đó có thể sẽ là thách thức lớn nhất của Facebook. Hẳn mọi người còn nhớ MySpace?
Lịch sử 7 năm của Facebook là một kỳ tích của Internet, cho dù vẫn còn nhiều người mơ mộng đang cần mẫn làm việc, đặc biệt là những người ở thung lũng Silicon, đang nỗ lực để hạ bệ Facebook.
"10 năm về sau sẽ vẫn có người trong số chúng ta nhắc đến Facebook, sẽ nhắc đến trong những câu như đối với AOL, và Friendster, và MySpace" Rushkoff nói. "Bởi không có điều gì chúng ta nghĩ là vô hình và thực tế lại trở thành mốt thời thượng".
Liệu lời tiên đoán thảm khốc này có trở thành hiện thực? Điều này phụ thuộc vào việc sẽ còn bao nhiêu người trung thành với Facebook khi nó thử thực hiện những giá trị thực của nó.
Theo Tamnhin.net
"Triều đại" Google 3.0 Bắt đầu từ tháng 4/2011, Larry Page sẽ thay thế Eric Schmidt làm Tổng giám đốc Google. Google chính thức bước vào triều đại 3.0. Larry Page (bên trái) và Sergey Brin - hai đồng sáng lập của Google. Trong "triều đại" 2.0 Trong triều đại 1.0 của Google diễn ra từ năm 1996-2001, Page và Brin cùng thai nghén công ty tại...