Google làm cho Android khó bị hack giống như iPhone, đến cả cảnh sát cũng phải bó tay
iPhone còn dễ bẻ khóa hơn smartphone Android?
Khi nói đến bảo mật trên smartphone, iPhone của Apple luôn được đánh giá cao hơn những chiếc smartphone Android. Nhưng Google đang dần thay đổi điều đó, khiến cho việc bẻ khóa những chiếc smartphone Android giờ đây cũng không phải dễ dàng.
Theo báo cáo của Forbes, cảnh sát đã thu giữ một chiếc smartphone LG sau khi bắt giữ một kẻ tình nghi buôn bán hàng cấm. Angel Angulo đã bán hàng cấm cho một cảnh sát chìm, sau khi bị bắt cảnh sát đã thu giữ chiếc smartphone của tên này, tuy nhiên báo cáo không nói rõ đây là mẫu smartphone LG nào.
Sự việc diễn ra vào hồi tháng 1, cảnh sát cũng đã được phép bẻ khóa chiếc smartphone của kẻ tình nghi. Tuy nhiên cho đến nay các đặc vụ của Cục điều tra ATF vẫn chưa tìm được cách vượt qua màn hình khóa của chiếc smartphone này, bằng các biện pháp nghiệp vụ hiện có của mình. ATF đã yêu cầu thêm 120 ngày để thực hiện việc bẻ khóa chiếc smartphone Android.
iPhone còn dễ bẻ khóa hơn smartphone Android?
Nguồn tin từ Cục điều tra ATF nói với Forbes rằng khả năng bảo mật của hệ điều hành Android trong một số trường hợp là quá mạnh, do đó không thể bẻ khóa và lấy các dữ liệu bên trong. Nguồn tin này còn cho rằng iPhone kém bảo mật hơn, và dễ bị bẻ khóa hơn.
Video đang HOT
Google đã thực hiện nhiều thay đổi qua các bản cập nhật gần đây, đặc biệt tập trung vào khả năng bảo mật. Một trong số đó là tính năng mã hóa toàn bộ dữ liệu bên trong bộ nhớ, khiến cho dữ liệu chỉ có thể truy cập bởi người sở hữu mật khẩu hoặc các cách thức sinh trắc học khác.
Một nguyên nhân khác khiến cho Android khó bị bẻ khóa hơn, đó chính là tính phân mảnh. Giả sử các đặc vụ cố gắng tìm cách bẻ khóa một chiếc smartphone Pixel, ngay cả khi thành công thì phương pháp này cũng không thể áp dụng với những chiếc smartphone Android khác.
Tuy nhiên, cũng có thể do các công ty bảo mật và an ninh đã tập trung quá nhiều vào tìm cách bẻ khóa iPhone, thay vì Android. Do đó việc Google cải thiện tính bảo mật của hệ điều hành Android đã khiến cho các biện pháp hiện có không còn hiệu quả.
Theo GenK
Google đã không còn mặn mà với "Android" nữa?
"Android" không hề được Google nhắc đến trong sự kiện ra mắt Pixel 3 dù chỉ một lần, nguyên nhân do đâu?
Ai cũng biết Android là hệ điều hành di động phổ biến nhất thế giới và là một phần quan trọng của Google. Nhưng sự kiện ra mắt Pixel 3 vài ngày trước là minh chứng cho thấy Google không muốn kết hợp những sản phẩm của mình với cái tên "Android" nữa.
Nếu để ý lễ ra mắt Pixel 3 năm nay, "Android" không được nhắc đến trong suốt sự kiện. Đây là lần đầu một sự kiện phần cứng được livestream rộng rãi của Google không hề có một chữ "Android" từ khi hệ điều hành này phát hành năm 2008.
Nếu xét trên phương diện rộng hơn, đây không phải lần đầu Google bớt đi việc sử dụng cái tên Android. Trong nhiều năm qua các sản phẩm quan trọng của hãng đã không còn Android trong tên gọi: Android Pay đổi thành Google Pay, Android Messages chỉ còn là Messages, gần đây nhất là hệ điều hành cho smartwatch Android Wear được đổi thành Wear OS.
Trở lại sự kiện vừa qua, chúng ta chỉ nghe đến Pixel, Slate, Home Hub, Messages, Assistant và Chrome OS, còn Android thì không. Tại sao Google lại "ghẻ lạnh" hệ điều hành con cưng của mình như vậy?
Có nhiều nguyên nhân được 9to5Google đưa ra. Trước hết, đa số mọi người đều cho rằng điện thoại Android "rẻ tiền, chất lượng kém hơn" iPhone. Tất nhiên suy nghĩ trên không đúng trong mọi trường hợp, nhưng Android có được thị phần như hiện nay là nhờ đóng góp rất lớn từ những sản phẩm giá rẻ.
Chắc chắn Google không muốn định kiến "chất lượng kém" của Android dính líu đến những chiếc Pixel của mình. Có hàng chục nhà sản xuất smartphone Android khác nhau, mỗi hãng đều có chiến lược, phương pháp tiếp cận khách hàng khác nhau với những sản phẩm, thiết kế, tính năng của riêng họ. Điều này giúp thế giới Android có được sự đa dạng, nhiều lựa chọn, và cũng đã khiến người ta nghĩ rằng: Android là những chiếc điện thoại không-phải-iPhone.
Từ năm 2016, Google đã chi hàng triệu USD để xây dựng thương hiệu Pixel, nổi bật với camera chất lượng cao. Giống như iPhone hay Galaxy, Google muốn xây dựng thương hiệu smartphone của riêng mình, càng không muốn Android ảnh hưởng đến hình ảnh dòng smartphone giá ngàn đô cạnh tranh với iPhone.
Một nguyên do khác được chính người tự xưng là thận cận với bộ phận marketing của Google đưa ra: Android không mang lại hiệu quả tiếp thị.
Người này nói thêm rằng Google đang có kế hoạch loại bỏ hoàn toàn thương hiệu Android trong tương lai, nó đang vấp phải phản ứng gay gắt từ một số nhân viên.
Dĩ nhiên Google chưa bao giờ công bố chính thức kế hoạch này, dù chúng ta có thể thấy rõ những thay đổi có chủ đích trong chiến lược marketing của "gã khổng lồ tìm kiếm".
Không chỉ trong sự kiện Pixel 3 năm nay, tại sự kiện năm ngoái, "Android" chỉ được Google nhắc đến đúng 1 lần khi nói về sự cập nhật hệ điều hành nhanh chóng của dòng Pixel, còn trong sự kiện Pixel 1 năm 2016, "Android" được nhắc đến 6 lần.
Dường như Google không còn "mặn mà" với cái tên Android nữa, nhưng cũng không có lý do gì để Google từ bỏ Android trong thời điểm này. Nó được nhắc đến vô số lần tại I/O 2018, vẫn là nền tảng di động phổ biến nhất thế giới kia mà?
Theo vnreview
Google muốn mọi chiếc máy tính Chrome OS đều có thể chạy ứng dụng Android Trong vài năm gần đây, số lượng máy tính Chrome OS chạy được ứng dụng Android đã được gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, Google đang có tham vọng lớn muốn tất cả đều có thể chạy được các ứng dụng, trò chơi Android trên nền tảng này. Để làm được điều đó, Google đang phát triển bản cập nhật mới với tên...