Google kỷ niệm ngày sinh tiến sĩ Cao Côn, ‘cha đẻ’ của cáp quang giúp bạn lướt Internet nhanh như gió
Chính nghiên cứu sợi quang học của Cao Côn vào những năm 60 đã mang về cho ông giải Nobel Vật Lý nào năm 2009, đồng thời khai thông đường dẫn cho hơn 900 triệu dặm cáp quang với khối lượng dữ liệu khổng lồ trên toàn cầu ngày nay.
Google Doodle là một trong những dự án lâu năm của Google nhằm kỷ niệm những ngày lễ lớn, những sự kiện trọng đại, hoặc để tôn vinh các nhân vật, thành tựu quan trọng trong lịch sử nhân loại. Lúc này, logo quen thuộc trên trang chủ Google sẽ được thay thế tạm thời bằng những biểu tượng đặc biệt khác mà khi bấm vào, thông tin liên quan đến những sự kiện, nhân vật đó sẽ hiện ra một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Vào ngày 4/11 năm nay, Google Doodle đã quyết định kỷ niệm ngày sinh lần thứ 88 của Cao Côn ( Charles K. Kao), người được coi là cha đẻ của sợi quang học và đặt nền móng cho Internet tốc độ cao ngày nay.
Cao Côn – cha đẻ của sợi quang học và là người đặt nền móng cho hệ thống cáp quang ngày nay.
Cao Côn là nhà vật lý, nhà sư phạm người Mỹ-Anh gốc Hoa, sinh ngày 4/11/1933 tại Thượng Hải, Trung Quốc, mất ngày 23/9/2018 tại Sha Tin, Hồng Kông. Ngay từ khi còn nhỏ, ông đã bộc lộ niềm đam mê với khoa học công nghệ và giành được nhiều thành tích xuất sắc trong học tập. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông quyết định theo học ngành kỹ thuật điện tại Anh, và tiếp tục học cao học khi đang là kỹ sư tại công ty Standard Telephones & Cables Ltd – đơn vị chuyên sản xuất điện thoại, điện báo, radio và các thiết bị liên quan của quốc gia này.
Cũng trong khoảng thời gian đó, đồng nghiệp của Cao Côn đã phát minh ra tia laser vào năm 1960 khiến ông vô cùng ấn tượng và thích thú. 6 năm sau, ngay sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông đã cùng cộng sự George Hockham xuất bản bài nghiên cứu về 1 loại sợi làm từ thủy tinh tinh khiết, có khả năng truyền 1 Gigahertz thông tin đi 1 quãng đường dài nhờ ứng dụng của tia laser. Nghiên cứu này đã tạo ra chấn động trong giới khoa học và công nghệ thông tin lúc đó giờ.
Tiến sĩ Cao lúc này quyết định dồn toàn lực để phát triển công nghệ mang tính cách mạng của mình. Đến năm 1977, ông cho ra đời mạng điện thoại đầu tiên truyền tín hiệu trực tiếp qua sợi cáp quang. Trong những năm 80, ông đóng vai trò giám sát việc triển khai các dự án mạng cáp quang trên toàn thế giới. Chính bài nghiên cứu trong những năm 60 đã mang về giải Nobel Vật Lý cho ông vào năm 2009, khai thông đường dẫn cho hơn 900 triệu dặm cáp quang với khối lượng dữ liệu cực lớn trên toàn cầu ngày nay.
Nghiên cứu về sợi quang học vào những năm 60 đã mang về giải Nobel Vật Lý cho Cao Côn vào năm 2009.
Không chỉ là một nhà nghiên cứu với nhiều thành tựu đột phá, Cao Côn còn là một nhà sư phạm, một thầy giáo tận tâm. Ông giữ chức vụ phó Hiệu trưởng của trường Đại học Trung Văn Hương Cảng trong suốt gần 1 thập kỷ (1987 – 1996), đồng thời sáng lập tổ chức Các trường độc lập của Hồng Kông.
Chúc mừng sinh nhật tiến sĩ Cao Côn, và cảm ơn ông vì những công trình nghiên cứu vĩ đại để góp phần giúp thế giới có thể kết nối một cách tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Robot bò trên dây điện, kéo cáp Internet của Facebook
Robot Bombyx có thể đi dọc theo đường dây điện, kéo theo cáp Internet để lắp đặt trên không giúp tăng năng suất, giảm chi phí.
"Chúng tôi đã chế tạo robot có thể di chuyển dọc theo dây điện, quấn cáp quang trong mình và đưa Internet tốc độ cao đến nhiều nơi hơn. Cáp quang vẫn là cách tốt nhất để kết nối Internet tốc độ cao. Tuy nhiên, quá trình kéo cáp rất chậm và tốn kém. Robot này sinh ra để giải quyết hạn chế đó", Mark Zuckerberg nói về robot Bombyx trên trang cá nhân ngày 8/10.
Cách robot Bombyx kéo cáp trên không.
Theo Mike Schroepfer, CTO của Facebook, Bombyx thế hệ mới nhẹ, nhanh và linh hoạt hơn. "Chúng tôi tin đây là bước đột phá giúp giải quyết triệt để vấn đề kinh tế. Chi phí triển khai cáp quang có thể được giảm tối đa, thấp nhất từ trước đến nay nhờ robot Bombyx", Schroepfer nói trong bài đăng trên blog của công ty hôm 7/10.
Để tăng cường kết nối Internet toàn cầu, ngoài robot kéo cáp Bombyx, mạng xã hội này cũng đưa ra sáng kiến kết nối dựa trên sóng minimet có tên Terragraph. Đây là công nghệ kết nối đa điểm nên cần một mạng lưới linh hoạt hơn. Mike Schroepfer cho biết những đổi mới này có thể giúp tăng gấp ba lần tổng lượng băng thông Internet ở châu Phi.
Các công ty lớn như Google, Facebook cũng đang triển khai các dự án kéo cáp xuyên đại dương hoặc dùng khinh khí cầu để phát sóng Wi-Fi.
Google đang đầu tư vào 19 dự án cáp biển trên khắp thế giới. Ngoài các phương pháp truyền thống, Google cho biết đang nghiên cứu những chiếc phao nổi có thể cung cấp năng lượng cho các bộ lặp từ giữa đại dương. Lượng điện cung cấp cho các bộ lặp từ giúp đảm bảo tốc độ truyền tải của hệ thống cáp ngầm.
Trong khi đó, Facebook vận hành hai tuyến cáp riêng và đang tham gia vào 5 dự án khác. Theo mạng xã hội này, tuyến cáp quang biển họ đang triển khai có thể cấp dung lượng Internet cao gấp 200 lần so với cáp xuyên Đại Tây Dương vào những năm 2000. Tuyến cáp 2Africa dự kiến là hệ thống cáp biển dài nhất thế giới, trải dài hơn 45.000 km kết nối châu Phi, châu Âu và châu Á.
Sửa xong cáp quang biển AAG, Internet đi quốc tế trở lại bình thường Tuyến cáp quang biển quốc tế AAG hiện đã hoàn thành công tác sửa chữa, khắc phục sự cố xảy ra sáng 19/7. Từ chiều qua, ngày 31/7, thông tin đi quốc tế qua nhánh S1H của tuyến cáp biển này đã khôi phục hoàn toàn. Lần gặp sự cố vào 4h ngày 19/7 trên phân đoạn S1H, nhánh Việt Nam từ trạm...