Google không thể ‘bắt chước’ Apple
Nhiều năm qua, Google học hỏi Apple ra mắt sản phẩm đắt tiền nhưng không như kỳ vọng, hãng thậm chí không có “chân” trong Top 10 công ty sản xuất smartphone.
Được giới thiệu lần đầu năm 2016, Pixel thế hệ đầu tiên bóng bẩy, cao cấp, có nhiều nét giống iPhone 7 cùng thời. Nhờ tham gia trực tiếp quá trình thiết kế phần cứng cho máy, Google toàn quyền kiểm soát khả năng tương tác giữa phần cứng và phần mềm – điều hãng này trước đây không thể làm được với Nexus khi mảng phần cứng được giao phó cho các đối tác, như Huawei, LG.
Google Pixel 5. Ảnh: Google.
Chiến lược kiểm soát cả phần cứng lẫn phần mềm mà Google học hỏi từ Apple đã không đem lại kết quả như kỳ vọng. Lãnh đạo của Google nhiều lần cho rằng doanh số bán Pixel thấp là do cạnh tranh từ các hãng khác trong phân khúc điện thoại cao cấp. Năm ngoái Google đã lập kỷ lục khi bán được hơn 7,2 triệu máy Pixel, tuy nhiên, con số này thậm chí chưa thể giúp Google lọt top 10 hãng có doanh số bán smartphone cao nhất.
Video đang HOT
Vấn đề với Pixel không phải ở chất lượng. Điện thoại của Google luôn được các chuyên gia đánh giá cao. Nhưng “gã khổng lồ tìm kiếm” vẫn chưa thể thuyết phục người dùng mua sản phẩm của mình. Ross Rubin, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Reticle, cho biết mặc dù các thiết bị Pixel có thể chứng minh khả năng phát triển phần mềm và phần cứng của Google, những thứ như “tìm kiếm hình ảnh Lens” hay “điều khiển cử chỉ bằng radar” không phải điều người dùng điện thoại tìm kiếm. Ông nói: “Đây không phải là những sản phẩm để thử nghiệm công nghệ mới. Pixel nên là những sản phẩm để bán”.
Sóng gió với điện thoại Google vẫn chưa dừng lại khi Mario Queiroz, người đứng đầu nhóm nghiên cứu dòng Pixel, rời công ty đầu năm nay. Marc Levoy, người chịu trách nhiệm xây dựng phần mềm máy ảnh cho Pixel, cũng nghỉ việc vào tháng 3. Marc Levoy là người đứng sau thuật toán camera của Pixel với những tính năng như HDR , chụp ảnh chân dung và chụp đêm (Night Sight). Việc hai người đứng đầu mảng Pixel nghỉ việc nhiều khả năng đến từ thất bại của Pixel 4, dòng smartphone được định hình là đối thủ cạnh tranh của iPhone 11.
Thế hệ thứ năm của Pixel – mang tên Pixel 5 – được Google trình làng tại sự kiện “Launch Night In” ngày 30/9. Sản phẩm mới với mức giá 699 USD xuất hiện trong bối cảnh thị trường smartphone toàn cầu đang cạnh tranh khốc liệt trên tất cả các phân khúc: Apple độc chiếm thị trường điện thoại cao cấp, các hãng tới từ Trung Quốc “ôm trọn” phân khúc tầm trung và thấp, còn Samsung “chiến đấu” trên mọi “mặt trận” cả trung cấp và cao cấp để duy trì vị trí số một.
Với tình hình kinh tế đi xuống do ảnh hưởng của Covid-19, điện thoại Android đắt tiền không phải là lựa chọn của nhiều người người. Rick Osterloh, Giám đốc mảng phần cứng của Google, từng nói: “Thứ thế giới đang cần bây giờ không phải một chiếc smartphone giá nghìn USD”.
Tại buổi giới thiệu, Osterloh cho biết Pixel 5 sẽ bỏ công nghệ điều khiển cử chỉ bằng radar và mở khóa bằng khuôn mặt. Với việc rút hai tính năng của thế hệ trước, thiết bị mới có giá thấp hơn 100 USD so với Pixel 4 của năm ngoái.
Giải pháp cho Google sẽ nằm ở ngoài phân khúc cao cấp. Năm ngoái Google lần đầu giới thiệu Pixel 3A tầm trung và ngay lập tức nhận được phản hồi tích cực từ thị trường. Năm nay Pixel 4A có mức giá 349 và 499 USD với phiên bản hỗ trợ kết nối 5G mới nhất. Thành công của dòng sản phẩm trung cấp có thể là lý do cho chính sách giá phải chăng với Pixel 5.
Google và Amazon bị bắt chước nhiều nhất để lừa đảo
Báo cáo mới nhất từ Check Point tiết lộ Google và Amazon hiện là những thương hiệu hàng đầu để tội phạm bắt chước lừa đảo nhiều nhất trong quý 2, còn Apple (số 1 trong quý 1) rơi xuống vị trí số 7.
Tin tặc vẫn cố gắng bắt chước các thương hiệu lớn để tấn công người dùng
Theo Techradar, lừa đảo được ước tính là điểm khởi đầu của hơn 90% tất cả các cuộc tấn công mạng, và theo báo cáo điều tra vi phạm dữ liệu năm 2019 của Verizon, gần 1/3 (32%) tất cả các vi phạm dữ liệu liên quan đến hoạt động lừa đảo. Ngoài ra, lừa đảo có mặt trong 78% các vụ gián điệp mạng khai thác cửa hậu của công ty.
Cùng với lừa đảo lấy cắp thông tin đăng nhập người dùng và các dữ liệu nhạy cảm khác, lừa đảo thương hiệu cũng phổ biến khi liên quan đến việc kẻ tấn công bắt chước trang web chính thức của một thương hiệu đã biết thông qua việc sử dụng một miền hoặc URL tương tự. Chúng đưa các liên kết đến trang web lừa đảo có phong cách và thiết kế giống trang web chính thức của thương hiệu, sau đó gửi email hoặc SMS chứa biểu mẫu để lấy cắp thông tin xác thực, thông tin cá nhân hoặc thanh toán.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, Check Point cho biết Google và Amazon là những thương hiệu bị bắt chước nhiều nhất trong các nỗ lực lừa đảo trong quý 2/2020.
Khi nói đến các lĩnh vực công nghiệp, bắt chước các thương hiệu về công nghệ, ngân hàng và mạng xã hội là những lĩnh vực phổ biến nhất mà tội phạm mạng thực hiện. Trong các cuộc tấn công bắt chước dịch vụ email, Microsoft, Outlook và Unicredit là những thương hiệu bị bắt chước nhiều nhất, còn Google, Amazon và WhatsApp là những công ty web bị bắt chước nhiều nhất. Trên thiết bị di động, Facebook, WhatsApp và PayPal là mục tiêu mạo danh nhiều nhất của tội phạm mạng.
Để tránh trở thành nạn nhân của các trò lừa đảo, Check Point khuyến nghị người dùng xác minh họ đang đặt hàng sản phẩm hoặc dịch vụ từ một trang web xác thực, cẩn thận với các ưu đãi "đặc biệt" có vẻ quá tốt so với sự thật và chú ý đến các miền trông giống như có lỗi chính tả.
Google ra mắt Nearby Share: giống AirDrop của Apple, hỗ trợ Android 6.0+ Google Pixel và Samsung Galaxy là 2 dòng máy được cập nhật Nearby Share sớm nhất Google mới đây vừa chính thức ra mắt Nearby Share - tính năng chia sẻ file giống như AirDrop của Apple dành cho các thiết bị Android. Tính năng này được tích hợp vào Google Play Services, hỗ trợ các mẫu smartphone và tablet chạy hệ điều...