Google không hợp tác là một đòn nặng, nhưng ARM mới thực sự là vấn đề của Huawei
Ngày 22/05/2019, giới công nghệ thế giới được phen xôn xao với thông tin nội bộ của ARM yêu cầu các bộ phận, nhân viên của mình ngừng việc hợp tác với Huawei.
Người ta nghĩ rằng quyết định Google không hợp tác với Huawei là một đòn nặng. Nhưng Huawei vẫn có thể dùng ASOP là nguồn mở Android và như thế phát triển thêm hệ điều hành HongMeng của mình. Tuy nhiên với ARM thì thật sự Huawei có vấn đề.
Thế giới di động của chúng ta phụ thuộc phần lớn vào ARM hay các tài sản trí tuệ (IP) mà ARM sở hữu,
Thế giới di động phụ thuộc phần lớn vào ARM
Thế giới di động của chúng ta phụ thuộc phần lớn vào ARM hay các tài sản trí tuệ (IP) mà ARM sở hữu. Nếu như kiến trúc máy tính bàn đang bị thống lĩnh bởi Intel (cấu trúc x86, x64) thì di động bị thống trị bởi chip có cấu trúc ARM. Theo ARM Holdings, chỉ tính riêng năm 2010, kiến trúc của họ đã có mặt trên 95% số smartphone, 35% số TV và set-top box, 10% số máy tính di động được bán ra. Năm 2019 này Intel đã không còn làm chip di động, vậy nên con số thị phần giờ chắc chắn cao hơn 95%.
ARM là công ty chuyên làm về thiết kế CPU, GPU và các kết nối nội bộ (bus) với các xử lý này. Các hãng khác như Samsung, Qualcomm, Huawei mua bản quyền, giấy phép xử dụng của ARM để thiết kế những SoC (system On Chip) những chip như Exynos, Kirin, A12X Bionic.
ARM là công ty chuyên làm về thiết kế CPU, GPU và các kết nối nội bộ (bus) với các xử lý này.
Lấy ví dụ chip Kirin 980 hiện đại nhất của Huawei trên điện thoại P30 Pro có 8 nhân, bao gồm 4 nhân mạnh Cortex-A76 chuyên xử lý việc nặng và 4 nhân Cortex-A55 xử lý những việc nhẹ hơn. Ngoài ra, Kirin 980 còn được trang bị GPU Mali-G76. CPU Cortex và GPU Mali là bản quyền thiết kế của ARM. Huawei phải mua bản quyền thiết kế 2 loại vi xử lý này để xây dựng nên con SoC Kirin của mình. Kiến trúc thiết kế Kirin 980 của Huawei đã có thể cạnh tranh với A12x Bionic của Apple .
Video đang HOT
Ngoài ra để CPU, GPU giao tiếp với nhau, và để các thành phần của SoC có thể truyền tải dữ liệu, Huawei cũng phải mua thiết kế nội liên kết của ARM nữa. Chưa kể nhiều linh kiện khác như bộ xử lý hình ảnh trong điện thoại cũng có thể dùng thiết kế do ARM làm ra.
Kế hoạch 5G cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi chip 5G của Huawei cũng sử dụng thiết kế ARM.
Khi ARM dừng hợp tác với Huawei có nghĩa là Huawei không còn được phép sử dụng kiến trúc ARM nữa, và công ty con HiSilicon không còn được sản xuất bất kì con chip nào chạy trên ARM.
Trên thế giới hiện nay thì trong vòng một hai năm tới chưa có ai, hãng nào có thể thay thế được thiết kế của ARM.
Trên thế giới hiện nay thì trong vòng một hai năm tới chưa có ai, hãng nào có thể thay thế được thiết kế của ARM. Ngoài ra Andoid được tối ưu và chỉ hoạt động trên ARM, x86. Cho nên nếu Trung Quốc có thực hiện cấu trúc khác cũng khó lòng tương thích với Android.
Không nên có thái độ vui mừng trước sự kiện này
Sau tin từ BBC về việc ARM đã chỉ thị cho nhân viên của mình đình chỉ “tất cả các hợp đồng đang hoạt động, các quyền lợi hỗ trợ và bất kỳ cam kết treo lại chờ xử lý” (“all active contracts, support entitlements, and any pending engagements”) với Huawei thì hầu hết các chuyên gia công nghệ đều cho rằng đây là một đòn khá nặng của Mỹ và các đồng minh trong chiến tranh thương mại Mỹ- Trung.
Các bạn có hỏi tại sao ARM, một công ty của Anh nhưng có vốn chi phối của SoftBank, một công ty Nhật, lại có quyết định như thế. Theo thông báo, ARM cần tuân thủ quyết định của chính phủ Mỹ theo cái gọi là “US origin technology” (công nghệ có nguồn gốc Mỹ), khi nhiều cơ sở nghiên cứu đặt trên đất Mỹ để sáng tạo ra kiến trúc và vi xử lý của hãng này.
ARM đã chỉ thị cho nhân viên của mình đình chỉ “tất cả các hợp đồng đang hoạt động, các quyền lợi hỗ trợ và bất kỳ cam kết treo lại chờ xử lý.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, ngay lập tức thì Huawei chưa bị tác động lớn. Kiến trúc ARMv8, là kiến trúc mới nhất của ARM, phát triển từ 1996 và Huawei có bản quyền vĩnh viễn (a permanent license) cho tập lệnh ARMv8 (ARMv8 instruction set) từ năm 2013, cách đây 6 năm. Mặt khác Huawei cũng có bản quyền ở mức độ cao nhất về kiến trúc (architecture), toàn quyền trong việc sử dụng, thay đổi thiết kế theo ý mình. Như vậy Huawei vẫn có thể dùng license này cho Soc Kirin 980 mạnh nhất, tiên tiến nhất của họ. Nên lưu ý rằng Kiến trúc (Architecture) của hệ thống vi xử lý khá ổn định, không phải nó thay đổi nhanh chóng như các vi xử lý (CPU, GPU) bên trong.
Tuy nhiên, với các hệ thống chip mới như Cortex A mới, GPU Mali mới hay tập lệnh mới trong tương lai thì theo chỉ thị này Huawei sẽ không có quyền tiếp cận nữa. Nhưng những loại thế này phải năm 2020 may ra mới có. Lúc đó, có thể Huawei phát triển hệ thống vi xử lý của mình trên nền tảng ARMv8 cũ và làm cái gì đó có trời mới biết. Ngoài ra GPU Mali-G76 của ARM đang được dùng trong Kirin 890 có thể được thay thế trong tương lai bởi GPU khác ví dụ Adreno như trên các SoC Snapdragon của Qualcomm.
Không nên coi thường Trung Quốc và cũng không nên có thái độ vui mừng trước sự kiện này.
Hoặc giải pháp khác là Huawei mua bán, thâu tóm Media Tek, nhà sản xuất SoC lớn, trụ sở ở Đài Loan, có bản quyền ARM và đang sản xuất các chíp Helio, SoC đang có mặt trên các điện thoại tầm trung Nokia 5.1 Plus, Realme 1, OPPO F9 và LG Q7. Trong khi đó, điện thoại tầm trung nổi bật với chip Qualcomm bao gồm Nokia 7 Plus, Xiaomi Mi A2, Xiaomi Redmi Note 5 và Realme 2 Pro.
Ngoài ra, cần lưu ý patent về công nghệ bán dẫn, thiết kế của Trung Quốc đã vượt xa Mỹ, Châu Âu về nhiều lĩnh vực AI, xử lý ảnh, viễn thông. Họ có thể xử dụng để build nên các hệ thống mạnh mẽ khác.
Không nên coi thường Trung Quốc và cũng không nên có thái độ vui mừng trước sự kiện này. Chiến tranh thương mại gây thiệt hại cho nền kinh tế thế giới và theo Thomas L. Friedman là nhà bình luận về các vấn đề đối ngoại của The New York Times, tác giả nhiều sách về Toàn cầu hóa, trong bài viết mới đây “China Deserves Donald Trump”, The New York Times, 21/05/2019:
“Mỹ hoặc Trung Quốc phải tìm cách để xây dựng lòng tin hơn nữa, để toàn cầu hóa có thể tiếp tục và chúng ta có thể cùng phát triển trong kỷ nguyên mới, hoặc họ sẽ không thể tiến thêm được nữa. Trong trường hợp đó, toàn cầu hóa sẽ bắt đầu rạn vỡ, và cả hai sẽ nghèo đi vì điều đó”.
Theo VietTimes
Hai công ty Nhật tuyên bố ngừng cung cấp cho Huawei
ARM và Panasonic đồng loạt ngừng cung cấp con chip và linh kiện khác cho Huawei...
Huawei đang đương đầu với sức ép lớn từ các biện pháp hạn chế của Mỹ.
Theo hãng tin Bloomberg, một số tài sản trí tuệ của ARM - chủ yếu là các thiết kế thiết bị bán dẫn sử dụng cho thiết bị di động, được tạo ra ở Mỹ - nên phải chịu các hạn chế về cung cấp cho Huawei mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đặt ra mới đây.
"ARM sẽ tuần thủ tất cả các luật và quy chế giám sát do Chính phủ Mỹ đặt ra", một phát ngôn viên của ARM - công ty được SoftBank mua với giá 32 tỷ USD vào năm 2006 - cho biết ngày 22/5.
Ngày 23/5, Panasonic cho biết đã ngừng cung cấp một số loại linh kiện cho Huawei. "Panasonic đã hướng dẫn nhân viên dừng giao dịch với Huawei và 68 công ty con thuộc phạm vi lệnh cấm của Mỹ", một tuyên bố của công ty Nhật Bản viết.
Panasonic không có cơ sở sản xuất linh kiện quy mô lớn tại Mỹ, nhưng nói rằng lệnh cấm của Washington áp dụng đối với hàng hóa có từ 25% trở lên công nghệ và vật liệu xuất xứ từ Mỹ. Tuy nhiên, Panasonic từ chối cung cấp thông tin cụ thể về việc những linh kiện mà hãng ngừng cung cấp cho Huawei bao gồm những gì.
Tuần trước, chính quyền ông Trump đưa Huawei vào một "danh sách đen" nhằm khiến công ty này không thể mua công nghệ và linh kiện của Mỹ nếu không có sự cho phép của Washington.
Hôm thứ Hai tuần này, Mỹ nới trừng phạt Huawei trong 3 tháng, theo đó cho phép Huawei được mua hàng hóa Mỹ để đảm bảo dịch vụ cho các mạng và thiết bị hiện tại, nhưng không được mua hàng hóa Mỹ để sản xuất sản phẩm mới.
Một số nhà sản xuất thiết bị bán dẫn của châu Âu tuần này cho biết vẫn sẽ cung cấp cho Huawei, nhưng một loạt hãng chip Mỹ, gồm Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom đều được cho là đã ngừng cung cấp cho Huawei.
Bloomberg dẫn một tuyên bố của Huawei nói rằng công ty này "nhận thức được sức ép" mà một số đối tác đang phải chịu từ phía Chính phủ Mỹ. "Chúng tôi tin tưởng rằng tình hình đáng tiếc hiện nay sẽ được giải quyết", tuyên bố nói.
Theo vneconomy
ARM - công ty nhỏ bé có thể chôn vùi hoàn toàn Huawei Đến cả tại nước Anh, nơi ARM ra đời, công ty này cũng không được nhiều người biết đến. Tuy nhiên đó thực sự là một kẻ có 'số má' trong làng smartphone. Nếu không hoạt động trong giới công nghệ, có thể bạn sẽ chẳng quan tâm ARM là công ty nào, có sản phẩm gì. Thực tế là chẳng có một...