Google kháng cáo bất thành trong vụ kiện chống độc quyền của EU
Google không thành công trong việc kháng cáo mức phạt 2,8 tỷ USD mà Liên minh châu Âu (EU) áp đặt với công ty công nghệ này vì lạm dụng vị thế thống trị của công cụ tìm kiếm.
Biểu tượng Google tại trụ sở ở Mountain View, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tòa sơ thẩm châu Âu (General Court), một trong hai tòa thuộc Tòa án Công lý châu Âu, có trụ sở tại Luxembourg, đã ra phán quyết trên, xác nhận quyết định của Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra năm 2017 với Google. Tuy nhiên, Google có thể kháng cáo lên tòa án cấp cao nhất của Liên minh châu Âu (EU) là Tòa án Công lý châu Âu.
Vụ kiện này tập trung vào dịch vụ mua hàng của Google và là một trong số 3 vụ kiện nhằm vào công cụ tìm kiếm của Google mà hãng này đang kháng cáo lên EU.
EC cho rằng Google đã ưu tiên dành những vị trí nổi bật trong kết quả tìm kiếm cho dịch vụ bán hàng trực tuyến của riêng mình và để các vị trí kém bắt mắt hơn cho các đối thủ. Các cơ quan giám sát cạnh tranh của EU còn cáo buộc Google đã lợi dụng việc hệ điều hành Android đang được sử dụng phổ biến trên điện thoại di động để chèn ép các đối thủ. Ngoài ra, Google còn bị cáo buộc ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh trong việc quảng cáo trên các dịch vụ tìm kiếm trực tuyến.
Quyết định của EC được đưa ra sau một cuộc điều tra kéo dài 7 năm, với khiếu nại từ nhiều đối thủ của Google như các website Yelp, TripAdvisor, Goundem, News Corp hay FairSearch.
Quyền tự vệ của chủ nhà khi phát hiện kẻ đột nhập
Lão nông 54 tuổi Tony Martin bắn ba phát đạn khiến tên trộm trẻ chết tại chỗ khi phát hiện người này đột nhập trang trại lúc nửa đêm.
Người bị bắn chết là Fred Barras, mới 16 tuổi. Đồng phạm Brendon Fearon, 29 tuổi, bị thương nặng sau khi trúng một phát đạn.
Vụ án xảy ra tại Emneth Hungate, Norfolk, tây bắc nước Anh vào tháng 8/1999 đã khuấy động cả nền tư pháp nước này. Khi ông Martin bị bắt và đưa ra xét xử về tội Giết người, nhiều người đã phản đối.
Video đang HOT
Ông Martin từng trình báo về những vụ trộm lặp đi lặp lại song cảnh sát không có hành động ngăn chặn. Công chúng cho rằng người đàn ông đơn độc tại nhà vào giữa đêm có quyền bảo vệ bản thân, ngôi nhà và tài sản của mình.
Tại phiên tòa, ông Martin thất bại khi bào chữa đây là hành vi tự vệ chính đáng. Khi Martin bị kết án chung thân, nhiều người công khai tổ chức các chiến dịch ủng hộ ông, cho rằng đây là bản án "lạ lùng".
Martin đã nhận được hàng nghìn lá thư ủng hộ trong tù và các nhà vận động. Sau kháng cáo, mức án được giảm xuống còn 5 năm, tội danh thay đổi thành Ngộ sát . Ông được trả tự do vào năm 2003, sau 3 năm thụ án.
Vụ án của ông Tony Martin thúc đẩy việc cải cách luật tự vệ ở nước Anh, tăng cường quyền tự vệ của chủ nhà khi bị đột nhập. Ảnh: Independent
Sau sự việc của ông, năm 2013, chính phủ đã nới lỏng luật tự vệ với những người phải đối mặt với những kẻ đột nhập tại nhà riêng, như ông Martin. Nói cách khác, luật cải cách đã tăng cường tính "bảo vệ chủ nhà".
Theo đó, trong thời điểm "mất kiểm soát", chủ nhà có thể phản ứng quá mức và làm điều gì đó mà khi bình tĩnh, họ sẽ không làm vậy.
Bộ trưởng Tư pháp Anh lúc đó, Chris Grayling, nhận định: "Những chủ nhà hành động theo bản năng để tự vệ sẽ được coi là nạn nhân chứ không phải tội phạm. Họ nên được đối xử theo con mắt thông cảm hơn".
Song điều này không có nghĩa khi phát hiện kẻ đột nhập, bạn có thể xử lý chúng theo cách bạo lực bao nhiêu tuỳ thích. Những hành động được coi là "trả thù" sẽ không được pháp luật bảo vệ. Khi kẻ đột nhập đã bị đánh bất tỉnh, nếu chủ nhà sau đó tiếp tục đá và đấm hoặc giết họ, thay vì gọi cảnh sát thì sẽ bị coi là đã hành động "rất thái quá và vô cớ". Chủ nhà có thể bị truy tố các tội danh bao gồm giết người, ngộ sát, cố ý giết người, gây thương tích và hành hung.
Với luật mới, bất kỳ ai cũng có thể sử dụng vũ lực hợp lý để bảo vệ bản thân hoặc người khác nếu chứng kiến hành vi phạm tội đang diễn ra. Mối đe dọa càng nghiêm trọng, bạn càng có thể sử dụng hợp pháp nhiều vũ lực hơn.
Luật này có nhiều điểm tương đồng với "học thuyết lâu đài" về quyền bảo vệ tài sản, tính mạng khi bị tấn công , ra đời vào năm 1763 bởi Thủ tướng William Pitt. Học thuyết có nguồn gốc từ câu châm ngôn "nhà của một người Anh là lâu đài của anh ta".
Theo đó, "người đàn ông nghèo nhất trong ngôi nhà tranh của mình có thể thách thức tất cả lực lượng của hoàng gia. Nó có thể yếu, mái có thể rung, gió có thể thổi qua, mưa bão có thể vùi dập, nhưng vua nước Anh không thể vào. Nhà riêng là lãnh thổ bất khả xâm phạm".
"Luật lâu đài" quy định kẻ nào xâm nhập bất hợp pháp nhà của một người, chủ sở hữu đất có quyền làm bất cứ điều gì để chống lại. Chủ nhà được miễn toàn bộ nghĩa vụ hình sự và bồi thường dân sự, trong trường hợp kẻ đột nhập bị tổn hại hoặc thậm chí tử vong.
Các thuộc địa của nước Anh, trong đó có Mỹ, đã đồng ý: Người dân được phép sử dụng vũ lực trong những trường hợp tin tưởng là cần thiết, để ngăn chặn việc xâm nhập bất hợp pháp, thậm chí khi nó chỉ sắp xảy ra.
Tuy nhiên, Mỹ dần từ bỏ "luật lâu đài" theo hướng gia chủ nên rút lui để bảo vệ sự an toàn của mình nhằm tránh bị tổn hại hoặc bị thương trước khi sử dụng vũ lực. Khi đó, để bảo vệ nhà và tài sản cá nhân, chủ nhà chỉ được chấp nhận sử dụng vũ lực có thể gây chết người trong các tình huống có nguy cơ tổn hại cực kỳ nghiêm trọng đến tính mạng.
Ngày nay, không có luật chung thống nhất mà mỗi bang tại Mỹ sẽ kết hợp "học thuyết lâu đài" với quy định luật pháp của mình theo những cách khác nhau. Quyền tự vệ vì thế áp dụng một trong 3 dạng sau:
Nghĩa vụ rút lui trước
Luật "Nghĩa vụ rút lui" yêu cầu công dân, trước khi thực hiện bất cứ hành động tự vệ mang tính vũ lực, phải cố gắng rút lui khỏi nguy hiểm sắp xảy ra bằng cách chạy trốn hoặc thoát khỏi tình huống đó. Nếu không có khả năng thể chất để chạy trốn khỏi tình huống đó, họ mới được quyền sử dụng vũ lực để tự vệ.
"Nếu một người bị dồn vào chân tường hoặc bị hạn chế về thể chất và đối mặt với nguy cơ thương tật cao, họ được phép sử dụng bất kỳ vũ lực nào cần thiết để bảo vệ bản thân, kể cả vũ lực chết người".
Quyền g iữ vững lập trường
Luật này được áp dụng tại 24 bang, cho phép một người có thể sử dụng vũ lực hoặc vũ lực chết người ngay lập tức để tự vệ mà không cần cố gắng rút lui trước nguy hiểm sắp xảy ra. Họ sau đó vẫn có thể được miễn tố.
Một số người cho rằng luật này khuyến khích bạo lực và tạo tâm lý "bắn trước, hỏi sau".
24 bang của Mỹ (màu đỏ) áp dụng quyền giữ vững lập trường. Ảnh: Scharff Lawfirm
Toàn quyền quyết định
Luật có tên gốc "Make My Day", có nguồn gốc từ Colorado, là một trong những luật gây tranh cãi nhất liên quan đến quyền tự vệ ở Mỹ. Tên của luật xuất phát từ một câu thoại của Clint Eastwood phim Dirty Harry .
Luật cho phép: "Mọi công dân của Colorado đều có lý khi sử dụng bất kỳ mức độ vũ lực nào, kể cả vũ lực chết người, chống lại người xâm nhập trái phép vào nhà ở".
Do đó, mọi kẻ xâm phạm có thể bị "xử lý" ngay cả khi không đe dọa chủ nhà hay không có bất kỳ hành vi đáng ngờ nào.
Australia: Google thống trị thị trường quảng cáo trực tuyến gây tổn hại cho doanh nghiệp trong nước Ngày 28/9, Ủy ban cạnh tranh và người tiêu dùng Australia (ACCC) cho biết vị thế thống trị thị trường quảng cáo trực tuyến tại Australia của Google đã đến mức gây tổn hại cho các đơn vị xuất bản, quảng cáo và người tiêu dùng nước này, do đó cần thiết lập các quy định mới nhằm ngăn chặn tình trạng này....