Google hợp tác LG phát triển màn hình OLED cho kính thực tế ảo
Mật độ điểm ảnh cao đang là xu thế của các smartphone và thiết bị đeo thông minh, chính vì vậy việc hợp tác này của Google và LG sẽ mở ra một triển vọng mới.
Kính thực tế ảo sẽ được trang bị màn hình OLED chất lượng sắc nét. ẢNH: REUTERS
Theo Liliputing, với một máy tính xách tay màn hình 13,3 inch Full HD (1.920 x 1.080 pixel), mật độ điểm ảnh có khoảng 165 pixel trên mỗi inch. Nhưng ở một smartphone màn hình 5 inch độ phân giải tương đương đã cần đến 440 pixel trên một inch để giúp người dùng nhìn hình ảnh thật mịn.
Nhưng nếu đặt một trong hai loại màn hình trên trong một chiếc kính thực tế ảo hoặc một số hình thức khác thì người dùng sẽ có thể dễ dàng thấy được những đường kẻ lớn phân chia từng pixel.
Vì vậy, các công ty như Japan Display và Samsung đã phát triển các màn hình có hơn 800 điểm ảnh trên mỗi inch dùng cho các thiết bị gắn trên đầu (head-mounted displays: HMD).
Video đang HOT
Google và LG dường như dự tính xa hơn khi kế hoạch công bố màn hình 1.443 ppi vào tháng 5 tới.
Theo đó, hai tập đoàn công nghệ này đã lên kế hoạch để thực hiện buổi thuyết trình tại Display Week 2018. Trong kế hoạch, cả hai sẽ giới thiệu một màn hình OLED 4,3 inch với 18 triệu điểm ảnh (mật độ đến 1.443 ppi), có tần số quét 120 Hz dành cho thiết bị gắn trên đầu.
Loan Chi
Theo Thanhnien
Những điều cần biết về công nghệ màn hình pOLED hoàn toàn mới
pOLED là công nghệ màn hình có mặt trên smartphone Pixel 2 XL mới của Google. Đây là một thuật ngữ khá mới cho màn hình OLED, vậy nó thực chất là gì?
pOLED là một phần của gia đình OLED
Tấm nền OLED chủ yếu được tìm thấy trong một số TV cao cấp, một số smartphone Android và gần đây nhất là iPhone của Apple.
Nói chung, panel OLED tốt hơn màn hình LCD trong hầu hết mọi cách. Chúng cung cấp khả năng tái tạo màu cực kỳ đáng kể so với màn hình LCD mà bạn tìm thấy trong điện thoại Android cũ và iPhone 8, cũng như độ tương phản tốt hơn giữa các vùng sáng và tối.
Tấm nền OLED cũng có thể tạo ra một màu đen hoàn hảo vì các điểm ảnh hiển thị màu đen sẽ thực sự tắt hoàn toàn. Khi tấm nền LCD hiển thị màu đen, nó có xu hướng xuất hiện nhiều màu xám vì toàn bộ tấm nền LCD được chiếu sáng liên tục ngay cả khi màu đen được hiển thị. Tinh thể lỏng phía trước đèn nền tấm nền LCD không thể chặn toàn bộ ánh sáng nền và do đó màu đen hiếm khi được hiển thị một cách chính xác.
Bằng cách bật/tắt điểm ảnh màu đen, tấm nền OLED có thể cải thiện thời lượng pin của các thiết bị di động, đặc biệt khi xem nội dung tối hơn.
Tiền tố "p" phía trước OLED trong Pixel 2 XL?
Chữ p có nghĩa là plastic. Theo Android Authority, pOLED là màn hình của LG, công ty sản xuất Pixel 2 XL cho Google và sử dụng một lớp cơ bản bằng nhựa thay vì kính giống như hầu hết các tấm nền OLED. pOLED cũng được tìm thấy trong smartphone V30 gần đây của LG.
Tấm nền có thể mỏng hơn, nhẹ hơn và ít tốn kém hơn so với tấm nền OLED bằng kính thông thường, điều này có ý nghĩa đối với các thiết bị di động. Tùy thuộc loại nhựa sử dụng, pOLED có khả năng uốn dẻo hoặc thậm chí có thể gập lại được. Nó có thể dẫn đến những lựa chọn thiết kế thú vị trong tương lai mà tấm OLED bằng kính không đáp ứng được.
Và vì màn hình OLED loại bỏ hoàn toàn khi hiển thị màu đen, nó cho phép chế độ Always On trên smartphone, nơi điện thoại có thể hiển thị thời gian và các thông tin cơ bản khác trên màn hình khóa mà không sử dụng nhiều pin. Về cơ bản, nó giống như màn hình AMOLED trên Pixel 2 thông thường.
Pixel 2 có màn hình AMOLED, smartphone Galaxy của Samsung đã có mặt kể từ khi mô hình Galaxy đầu tiên được phát hành vào năm 2009. Màn hình AMOLED về cơ bản giống như pOLED vì chúng cũng có lớp cơ bản bằng nhựa thay vì kính. Tuy nhiên, màn hình AMOLED của Pixel 2 được sản xuất bởi Samsung.
Theo Danviet.vn
LG chốt ngày trình làng G7 và V30 Mặc dù có tin đồn về việc LG khai tử G7 nhưng giới truyền thông Hàn Quốc đã đăng tải những thông tin về ngày ra mắt sản phẩm. Theo giới truyền thông, LG G7 sẽ chính thức được phát hành vào đầu tháng 5 sau khi công ty tiết lộ sản phẩm vào cuối tháng 4. Ba nhà mạng nội địa sẽ...