Google hợp tác công nghệ dữ liệu với hãng dược phẩm Sanofi
Hãng chăm sóc sức khỏe Sanofi (Pháp) đã hợp tác với Google để cùng nhau nghiên cứu các sáng kiến sử dụng công nghệ dữ liệu đang phát triển nhằm thay đổi cách thức cung cấp thuốc và dịch vụ y tế trong tương lai.
Sanofi hy vọng công nghệ của Google sẽ giúp hãng vận hành hiệu quả và cải tiến nhiều phương pháp điều trị
Theo Bloomberg, Google sẽ đưa công nghệ trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây vào các sản phẩm và dịch vụ hiện có của hãng dược phẩm Sanofi. Dự án này nhằm mục đích đẩy nhanh việc phát hiện ra các loại thuốc mới, tăng sự hiểu biết về các phương pháp điều trị cho bệnh nhân và giúp cho hoạt động của Sanofi trở nên hiệu quả hơn. Hai công ty không cung cấp thêm các thông tin chi tiết về tài chính trong quan hệ đối tác này.
Ameet Nathwani, giám đốc y tế và phó chủ tịch điều hành của Sanofi cho biết “kết hợp các sáng kiến sinh học, dữ liệu khoa học của Sanofi cùng với các khả năng hàng đầu trong ngành của Google từ điện toán đám mây đến trí tuệ nhân tạo tiên tiến, chúng tôi mong muốn cung cấp cho mọi người quyền kiểm soát sức khỏe của họ nhiều hơn và đẩy nhanh việc khám phá các liệu pháp mới”.
Sanofi và Google sẽ sử dụng các bộ dữ liệu để cải thiện những hiểu biết của họ về các bệnh quan trọng và trích xuất phản hồi của bệnh nhân. Điều này sẽ cho phép Sanofi nghiên cứu và phát triển phương pháp điều trị cá nhân hóa hơn và xác định các công nghệ đi kèm để cải thiện kết quả. Sanofi và Google cũng có kế hoạch áp dụng trí tuệ nhân tạo để dự báo doanh số, cải thiện các nỗ lực tiếp thị và cung ứng.
Video đang HOT
Đây là dấu hiệu mới nhất về sự hợp tác ngày càng tăng giữa các công ty công nghệ và chăm sóc sức khỏe. Các công ty dược phẩm như Sanofi đang hợp tác với các chuyên gia trí tuệ nhân tạo, thuê các nhà khoa học dữ liệu hoặc thậm chí đấu thầu mua các công ty khởi nghiệp công nghệ để trở nên nhanh và hiệu quả hơn.
Theo Thanh Niên
CEO Huawei: 'Chúng tôi sẽ trở lại vào năm 2021'
Ngày 17/6, CEO Huawei lần đầu tiên xác nhận lệnh cấm của Mỹ gây ảnh hưởng lớn tới công ty. Tuy nhiên, người đứng đầu Huawei tự tin công ty sẽ trở lại vào năm 2021.
Ngày 17/6, Tập đoàn Công nghệ Huawei và CEO Nhậm Chính Phi cho biết lệnh cấm vận của Mỹ có thể khiến công ty giảm doanh thu về mức 100 tỷ USD từ đây đến năm 2020.
Đây là lần đầu tiên Huawei định lượng những ảnh hưởng từ lệnh cấm của chính phủ Mỹ. Nhiều tuần qua, người đứng đầu Huawei thách thức những động thái của Mỹ và cho rằng công ty ông có thể tự chủ về công nghệ.
"Tuy nhiên, chúng tôi đã không thể ngờ Mỹ quyết tâm "bóp vụn" một công ty đang dần "mạnh mẽ và lan tỏa" như Huawei", ông Nhậm Chính Phi nói tại buổi gặp gỡ "Cà phê cùng Ren" tại Thâm Quyến hôm 17/6.
Ngày 17/6, Huawei lần đầu thừa nhận "sức công phá" từ lệnh cấm của Mỹ. Ảnh: Reuters.
Mỹ đã đưa Huawei vào danh sách đen, cấm các công ty Mỹ hợp tác kinh doanh. Lý do được chính phủ Mỹ đưa ra là Huawei tiềm ẩn nguy cơ gián điệp, ảnh hưởng an ninh quốc gia. Tuy vậy, phía Huawei cho rằng những lập luận này là thiếu căn cứ.
Dù không đồng ý với quyết định của Mỹ, Huawei vẫn đã và đang chịu ảnh hưởng lớn khi bị các đối tác lớn bao gồm Google, ARM chấm dứt làm ăn.
"Sản lượng smartphone bán ra bên ngoài Trung Quốc sẽ giảm 40%", ông Nhậm Chính Phi nhận định tại buổi nói chuyện. Tuy vậy, người đứng đầu Huawei không nói cụ thể 40% doanh số smartphone này là của khoảng thời gian nào.
Hôm 16/6, trang Bloomberg cũng đưa tin gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc đã sẵn sàng cho sự tuột giảm doanh số smartphone bán ra nước ngoài, ước tính từ 40-60%.
Theo báo cáo của Huawei, doanh thu năm 2018 của công ty đạt 721,2 tỷ nhân dân tệ, tương đương 104,16 tỷ USD. Vài tháng trước, Huawei dự kiến doanh thu năm 2019 của hãng sẽ đạt 125 tỷ USD. Tuy vậy, biến cố lần này với chính phủ Mỹ có thể sẽ khiến công ty nhìn nhận lại mức doanh thu kỳ vọng.
"Chúng tôi không ngờ họ tấn công mình trên nhiều mặt như vậy. Nhưng chúng tôi kỳ vọng sẽ phục hưng công ty của mình vào năm 2021", Nhậm Chính Phi nói.
Cũng tại buổi nói chuyện, người đứng đầu Huawei cho biết công ty đang bị cô lập ở tất cả các mặt.
"Chúng tôi không thể cung cấp linh kiện, không thể tham gia vào nhiều tổ chức quốc tế, không thể hợp tác chặt chẽ với nhiều trường đại học, không thể sử dụng bất cứ thứ gì có các thành phần của Mỹ. Thậm chí, chúng tôi không thể thiết lập kết nối với thiết bị mạng đang sử dụng những thành phần đó", Nhậm Chính Phi, Giám đốc điều hành Huawei bức xúc.
Tuy nhiên, ông Nhậm cho biết Huawei sẽ không cắt giảm chi phí đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm dù đây là khoản ảnh hưởng lớn tài chính của công ty. Bên cạnh đó, Huawei cũng cam kết sẽ không có bất kỳ vụ sa thải hàng loạt nào diễn ra.
Theo zing
Salesforce thâu tóm công ty trực quan hóa dữ liệu Tableau trong thương vụ trị giá 15,7 tỷ USD Sau khi Google mua Looker với giá 2,6 tỷ USD, Salesforce cũng mạnh tay thâu tóm Tableau. Sau khi Google mua startup chuyên về phân tích Looker hồi tuần trước với giá 2,6 tỷ USD, hôm nay Salesforce cũng công bố một thông tin đáng chú ý trong kế hoạch nhằm cải thiện khả năng trực quan hóa dữ liệu nói riêng và...