Google giới thiệu công cụ Autoflip tự động crop video theo tỷ lệ khung hình mong muốn
Google đã phát hành một công cụ mã nguồn mở có tên Autoflip. Với công cụ này, việc mất thời gian cắt, chỉnh sửa video sao cho phù hợp với tỷ lệ khung hình đã là câu chuyện của quá khứ.
Trong một bài đăng trên blog, nhóm AI của Google cho biết, các cảnh quay trên TV và desktop thường có định dạng 16:9 hoặc 4:3. Nhưng hiện nay với sự thống trị của smartphone, đang quá nhiều tỷ lệ video khác nhau được sử dụng. Trong đó có không ít video được quay theo tỷ lệ khung hình khác biệt.
Hiện nay, đa số người chỉnh sửa video sẽ phải tự tay xác định nội dung nổi bật, theo dõi từng khung hình và chỉnh sửa các vùng bị crop xuyên suốt video. Cách làm này khá mất thời gian và không cần thiết.
Công cụ Autoflip ra đời nhằm khắc phục điều đó. Công cụ này sẽ tự động áp dụng một khung hình, tùy theo tỷ lệ mà người dùng đã chọn để tập trung cho một chủ thể nhất định. Autoflip ứng dụng công nghệ theo dõi và phát hiện đối tượng, từ đó tập trung vào xây dựng nội dung xung quanh chủ thể đó.
Có quá nhiều tỷ lệ khung hình khác nhau nhưng với AutoFlip, nó sẽ giúp bạn chọn lọc những nội dung tốt nhất cho mỗi khung hình
Theo nhóm phát triển Google, Autoflip có thể hiểu và điều chỉnh khung hình trên video nhanh chóng. Ngoài ra, công cụ này còn có thể tự động điều chỉnh giữa các cảnh quay bằng việc xác định các thay đổi trong bố cục, từ đó cô lập đối tượng và cảnh quay cần xử lý. Cuối cùng Autoflip sẽ phân tích từng cảnh để xác định xem nên sử dụng cảnh tĩnh hay chế độ theo dõi đối tượng.
Video đang HOT
AutoFlip sẽ tự động theo dõi chủ thể và cắt khung hình sao cho phù hợp
Với AutoFlip, chủ thể bạn muốn tập trung sau khi cắt video không bao giờ bị mất đi
Với sự hỗ trợ của Autoflip, rõ ràng việc chỉnh sửa video cho phù hợp với tỷ lệ khung hình sẽ dễ dàng hơn nhiều việc phải cắt một đoạn video tĩnh. Tuy vậy, công cụ Autoflip hứa hẹn sẽ phù hợp với những cảnh quay trong các video Instagram hay Snapchat hơn thay vì phim ảnh hoặc TV Show.
Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi chi tiết cách thức công cụ hoạt động trong bài đăng trên blog của Google.
Theo VN Review
Apple và Google đã chứng minh phần mềm chụp ảnh quan trọng hơn nhiều so với độ phân giải cao
Sức mạnh của máy ảnh đang trở thành yêu tố định hình smartphone ở thời điểm hiện tại.
Các nhà sản xuất điện thoại từ phân khúc tầm trung đến cao cấp đều đua nhau tích hợp cảm biến với độ phân giải lớn. Với khái niệm độ phân giải càng cao, hình chụp được càng đẹp, Apple và Google đã chứng minh được điều ngược lại trong mắt người dùng.
Một số thị trường sản xuất điện thoại, tiêu biểu là Trung Quốc đang chạy đua với thời gian để cho ra mắt những điện thoại với cảm biến tích hợp từ 48, 64 cho đến 108 megapixel. Những nhà sản xuất này cho rằng, chỉ số pixel của ống kính càng cao thì chất lượng ảnh chụp càng tốt. Nhưng đối với những nhà sản xuất điện thoại hàng đầu như Apple, Google và Samsung họ chỉ cần tích hợp cảm biến 12 MP cũng đủ để đáp ứng được hầu hết nhu cầu chụp ảnh của người dùng.
Megapixel của ống kính càng cao, chất lượng ảnh chụp càng tốt?
Về mặt lý thuyết, độ phân giải cao sẽ cho bức ảnh chụp trông rất tuyệt, nhưng để có được một bức ảnh đẹp thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Một số điện thoại có ống kính với độ phân giải cao nhưng lại cho một bức ảnh trông rất mờ và thiếu chi tiết. Lý do là ngoài pixel, điện thoại cần tích hợp một cảm biến chất lượng kết hợp với thuật toán xử lý ảnh tốt để tạo một bức ảnh có độ phân giải cao.
Giả thuyết này liệu có thuyết phục bạn? Cùng kiểm tra cuộc đọ sức giữa cảm biến 48 MP tích hợp trên Honor 9X (bên phải) và cảm biến 12 MP trang bị trên Pixel 3 (bên trái). Hình ảnh cho thấy Pixel 3 có chỉ số cảm biến thấp hơn rất nhiều Honor 9X nhưng lại cho bức ảnh có màu sắc và chi tiết hơn.
Các cảm biến máy ảnh trên điện thoại đã cải thiện rất nhiều vào năm 2019, nhưng phần cứng của chúng không khác nhau nhiều.
Tại sao những cảm biến có độ phân giải "khủng" nhưng lại cho bức ảnh có độ chi tiết kém hơn? Câu trả lời chính là bộ lọc Quad-Bayer, bạn có thể xem chi tiết về bộ lọc Bayer (tại đây). Thay vì sử dụng bộ lọc Bayer truyền thống, các nhà sản xuất điện thoại tầm trung thường sử dụng mẫu lọc Quad-Bayer. Cảm biến Quad-Bayer cho phép phần mềm camera chụp được hai tấm ảnh cùng lúc. Điều này cho phép xử lý ảnh (HDR và chế độ ban đêm) trên điện thoại tốt và chất lượng ảnh đẹp hơn.
Đổi lại, chi tiết ở điều kiện thường sẽ không thể bằng được một camera 12 MP thông thường. Lúc này cần có thuật toán để làm bức ảnh đẹp hơn, điều mà điện thoại tầm trung hoặc giá rẻ không có. Điểm mấu chốt trong vấn đề này là không nên tin vào các con số, hãy tin tưởng vào hình ảnh mà điện thoại chụp được.
Nhiếp ảnh nhờ thuật toán là xu hướng của tương lai
Một số nhà sản xuất điện thoại hàng đầu hầu như không có thay đổi về phần cứng máy ảnh trong nhiều năm. Thay vào đó, họ tập trung cải thiện phần mềm và thuật toán xử lý để cho người dùng chụp được bức ảnh tốt nhất.
Những cải tiến trong xử lý ảnh đang tạo ra chi tiết ảnh tốt hơn, cân bằng độ sáng và màu sắc ngay cả khi người dùng chụp ảnh ở môi trường ánh sáng mạnh và yếu. Thiếp ảnh nhờ thuật toán cũng cung cấp cho người dùng nhiều tính năng thú vị hơn, bao gồm chế độ chụp đêm, phát hiện cảnh và người nhờ AI...
Dưới đây là một số bức ảnh được chụp nhờ sự hỗ trợ của thuật toán, bao gồm bức ảnh chụp trong môi trường thiếu sáng của iPhone và khả năng chụp ảnh ấn tượng của Pixel 4.
Các nhà sản xuất điện thoại Apple, Google và Samsung đã chứng minh thiếp ảnh nhờ thuật toán là con đường phát triển của tương lai
Các bức ảnh tuyệt vời được chụp từ máy ảnh của điện thoại Apple, Google hay Samsung không chỉ phụ thuộc vào phần cứng mạnh mẽ, thay vào đó là bộ xử lý hình ảnh và cơ chế máy học. Apple, Huawei và Samsung đã tăng gấp đôi khả năng xử lý trong chip tích hợp của họ, trong khi Google có xu hướng tích hợp bộ xử lý Neural Core bổ sung. Những con chip hoạt động riêng biệt này là cần thiết để chạy thuật toán một cách hiệu quả mà không làm giảm thời lượng pin của thiết bị.
Bài viết trên là lời giải thích cho câu hỏi "Chỉ số pixel của cảm biến máy ảnh càng cao, ảnh chụp được càng tốt?". Tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng xuất hiện trường hợp chứng minh được điều tương tự.
Theo thegioididong
Google Stadia phiên bản Premiere có gì hot? Trang tin Android Authority đã có trên tay hộp đựng Premiere Edition của dịch vụ chơi game online Google Stadia. Hãy xem phiên bản này có gì đặc biệt. Google Stadia muốn mang đến trải nghiệm chơi game đám mây với "độ trễ âm", đánh bại cả PC và console Đây là những gì người dùng sẽ nhận được nếu đặt mua Google...