Google giành ngôi giàu nhất thế giới từ Apple
Google đã qua Apple trở thành công ty công nghệ giá trị nhất thế giới, theo tờ Wall Street Journal đưa tin 25-6.
Google đã vượt qua Apple về giá trị hoạt động của công ty – Ảnh: cloudave.com
Theo thị trường chứng khoán Mỹ, hãng công nghệ chuyên về tìm kiếm trên Internet đã vượt qua giá trị của hãng sản xuất điện thoại thông minh iPhone. Giá trị vốn hóa thị trường của Google hiện là 286 tỉ USD, so với Apple là 378 tỉ USD. Nhưng trừ ra khoản tiền mặt 145 tỉ USD của Apple và 45 tỉ USD của Google, giá trị hoạt động của Google là 241 tỉ USD, cao hơn của Apple là 233 tỉ USD.
Để dễ hiểu hơn, có thể giải thích: nếu bạn mua một căn nhà 378.000 USD, nhưng có sẵn 145.000 USD tiền mặt trong phòng khách, giá trị của căn nhà đó thực ra là 233.000 USD.
Apple mới đây cũng đã phải nhường danh hiệu công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất cho tập đoàn dầu khí Exxon Mobil, nhưng những cuộc cạnh tranh với các đối thủ công nghệ mới là điều khiến hãng phải bận tâm.
Mới đây, Apple quyết định điều chỉnh thưởng của giám đốc điều hành Apple theo lợi nhuận công ty. Theo hệ thống mới, một phần khoản thưởng của Cook sẽ phụ thuộc vào “tổng thu nhập trên cổ phần”, một cách đánh giá hoạt động của cổ phiếu Apple cũng như phần cổ tức dựa trên thông tin được công khai của Standard & Poor’s. Ông Cook, đã làm giám đốc trong quá trình cổ phiếu Apple mất giá 42% kể từ khi đạt đỉnh ở mức 705 USD một cổ phiếu hồi tháng 9.
Cổ phiếu Apple, từng là một trong những cổ phiếu hấp dẫn nhất trên thị trường, đã bắt đầu giảm giá không phanh kể từ tháng 9 do những quan ngại về khả năng công ty này đối phó với sự cạnh tranh dữ dội từ các đối thủ lớn như Samsung Electronics, Amazon.com và Google.
Dưới thời Cook, Apple đã trải qua giai đoạn “hạn hán sản phẩm” dài nhất trong lịch sử hãng, khi gần như không có thiết bị mới nào ra mắt. Thiết bị gần nhất ra mắt ở Apple là iPad mini, vào tháng 10-2012, sản phẩm hoàn toàn mới đầu tiên và cũng là duy nhất dưới thời Cook.
Báo tài chính Wall Street Journal dẫn lời các chuyên gia nói những nhà đầu tư cảm thấy bị thu hút nhiều hơn bởi lợi nhuận biên cao hơn hẳn của Google trong ngành truyền thông và quảng cáo so với việc bán các sản phẩm cứng của Apple. Thêm nữa, Apple hiện phải đối mặt với rất nhiều sự cạnh tranh khốc liệt, trong khi Google gần như thống trị thị trường tìm kiếm trên mạng.
Apple đã làm tất cả có thể duy trì lợi nhuận biên cao khi bán các sản phẩm điện tử và máy tính, nhưng nói chung đây là một ngành có lợi nhuận biên thấp về dài hạn. Tuy nhiên, điều khá lạ với các nhà phân tích tài chính là Google cũng tìm cách xây dựng một ngành kinh doanh phần cứng lớn. Hãng này đã trả 12,5 tỉ USD để mua lại Motorola Mobility vào năm 2012 và đầu tư lớn cho các sản phẩm notebook, điện thoại và các sản phẩm phần cứng như Google Glass.
Rủi ro với Larry Page, giám đốc điều hành Google, khi theo đuổi chiến lược kiểu Apple là nhóm ngành kinh doanh mới của Google sẽ không theo kịp lợi nhuận từ kinh doanh truyền thông và quảng cáo, có thể khiến thu nhập trên mỗi cổ phiếu giảm xuống. Google càng giống Apple, thì nhà đầu tư càng không thích họ. Trong năm vừa qua, cổ phiếu Apple đã giảm rất mạnh, từ mức đỉnh 705 USD xuống chỉ còn xấp xỉ 400 USD.
Theo GenK
Video đang HOT
Ai cản nổi Google?
Tham vọng vô bờ bến, và khả năng tương xứng với tham vọng.
Google có thể sớm vượt Apple về số lượt tải ứng dụng. Google đang phát triển chiếc xe hơi tự lái đầu tiên. Người ta đang đua nhau đeo chiếc kính Google Glass. Nam Phi và Thụy Điển vừa ký thỏa thuận về năng lượng tái tạo với Google.
Google tiếp tục là "ông vua" trong quảng cáo di động
Google giới thiệu khinh khí cầu phát sóng internet cho "toàn bộ thế giới"
Apple đang mất vị trí nổi bật về tay Google?
Từ một công ty giàu lên với chỉ một sản phẩm duy nhất là dịch vụ tìm kiếm trên internet, Google đang thâu tóm địa vị thống trị ngành công nghệ tiêu dùng trong những năm đầu thế kỷ 21 cùng với Amazon.
Nhà đầu tư Fred Wilson còn buộc tội Google đang cố kiểm soát Internet "giống như Microsoft với máy tính cá nhân ...
Ai cản nổi Google?"
Câu trả lời là: Không ai cả, hay ít nhất cũng không dễ dàng. Có lẽ, Microsoft của thập niên 1980 chưa đáng để so với Google, mà phải là General Electric của một thế kỷ trước đó trong thời đại điện khí hóa.
"Microsoft của thập niên 1980 chưa đáng để so với Google, mà phải là General Electric của một thế kỷ trước đó"
Giống GE, Google là một tổ hợp công nghiệp đa ngành đang lướt trên làn sóng công nghệ với khả năng kỳ diệu không chỉ sáng chế ra những sản phẩm đột phá mà còn đưa chúng tới tận tay từng người tiêu dùng.
Quá trình ấy trùng khớp với việc Larry Page có được vị trí lãnh đạo tối cao tại công ty mà ông đã sáng lập tại ĐH Stanford cùng Sergey Brin 15 năm trước.
Không còn "bộ ba" Lary Page, Sergey Brin và Eric Schidmt của cái thời Google từng là một tổng thể dễ chịu của một công ty và một phòng thí nghiệm lộn xộn, nay tất cả quyền lực là của Larry Page.
Tại hội nghị các nhà phát triển vào tháng 5 vừa qua, thế dẫn đầu của Google trong hai mảng phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo ngày càng rõ ràng và vững chắc.
"Google không chỉ là một trang tìm kiếm, nó là một cỗ máy khổng lồ với khả năng học hỏi tuyệt diệu, và người dùng đã nhiệt tình dạy dỗ nó suốt một thập kỷ qua. Kiểm một trang tìm kiếm mới thì dễ, nhưng tìm một cỗ máy với cả chục năm kinh nghiệm về sở thích, tính cách của ta là điều không thể," nhà phân tích Benedict Evans nhận xét.
Tất cả những điều ấy diễn ra giữa lúc công chúng ngày càng hoài nghi về Silicon Valley: tuyên bố thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn trong khi người hưởng lợi chính lại là những ông chủ tỷ phú; lợi dụng các công ty ở nước ngoài để né thuế; cách thức dùng các dịch vụ miễn phí để thu thập và khai thác dữ liệu cá nhân một cách mờ ám; và cả sự ngớ ngẩn của vô số các dự án mới.
Đợt bùng nổ mạng xã hội khởi đầu một thập kỷ trước đang tàn lụi dần. Công ty trò chơi internet Zynga vừa sa thải 18% nhân viên.
Tay Google không sạch, nhất là khoản thuế má, và dù có mạnh miệng tuyên bố sẽ là một công ty với "tiêu chuẩn mở", nhưng Google đang chiến đấu quyết liệt không kém Microsoft trước kia để người dùng gắn chặt với nền tảng Google.
"Không công ty nào sánh nổi với Google về năng lực nghiên cứu khoa học máy tính hay khả năng biến ý tưởng thành sản phẩm."
Larry Page là người có tham vọng và tầm nhìn
Từ lĩnh vực tìm kiếm, ông đã đưa Google tiến vào mảng di động qua hai phần mềm Android và Chrome.
"Đã lâu chúng ta chưa thấy công nghệ thay đổi nhanh đến thế, có lẽ là từ thời máy tính cá nhân ra đời," ông phát biểu hạnh phúc trong cuộc hội thảo hồi tháng 5.
Trong khi đó, những người khổng lồ khác ở Silicon Valley lại loạng choạng. Giới đầu tư quay lưng với Apple kể từ khi Tim Cook lên làm CEO. Yahoo dưới quyền Marissa Mayer vật lộn vì khả năng công nghệ chưa đủ tầm còn Facebook đang lang thang tìm đường nhảy sang mảng di động.
Không công ty nào sánh nổi với Google về năng lực nghiên cứu khoa học máy tính hay khả năng biến ý tưởng thành sản phẩm.
Minh chứng rõ ràng nhất là Google X, "phòng thí nghiệm tên lửa" của Google với những giấc nơ như máy tính đeo trên người hay xe hơi tự lái. Tuy vậy, nghiên cứu phần mềm và trí tuệ nhân tạo mới là năng lực cốt lõi của Google.
Cái "công ty tìm kiếm" thời trước nay đã thành một đại gia internet, dữ liệu và phần mềm với tham vọng không giới hạn và khả năng chào hàng những sản phẩm mà thế giới không thể ngờ.
Theo nghĩa đó, Larry Page giống như "kiếp sau" của Thomas Edison, người đã phát minh ra từ máy quay đĩa tới bóng đèn.
Nếu thế giới quay lại hơn một thế kỷ, Google là GE còn Amazon giống như Sears Roebuck, công ty bán hàng qua catalogue đã thay đổi ngành bán lẻ Mỹ. GE thành lập năm 1892 còn Sears Roebuck một năm sau đó, giữa lúc bộ mặt nước Mỹ đang thay đổi mạnh mẽ nhờ điện tín và điện lưới.
Larry Page nói ông ngưỡng mộ Nikola Tesla, nhà phát minh từng làm việc với Edison và sau này đối đầu quyết liệt với ông chủ cũ trong cuộc chiến giữa Edison và Westinghouse nhằm quyết định xem nước Mỹ nên dùng dòng điện một chiều hay xoay chiều.
Page từng đọc tiểu sử của Tesla thời còn nhỏ và "đã khóc khi gấp cuốn sách lại vì tôi nhận ra rằng mình có thể là nhà phát minh vĩ đại nhất thế giới, nhưng vẫn thất bại thảm thương".
Cả Tesla và Edison đều là những nhà phát minh tài giỏi, nhưng cả hai đều thất bại trong kinh doanh.
GE hình thành từ một cuộc sáp nhập và sau đó Edison mất quyền kiểm soát. Henry Ford từng nói Edison là "nhà phát minh vĩ đại nhất những là nhà kinh doanh tệ nhất thế giới".
Với 20 tỷ USD trong tay, có lẽ Larry Page hơn hẳn Edison ở khoản kiếm tiền.
Một thế kỷ trước, dòng điện cũng là cú sốc với toàn ngành công nghiệp không kém gì internet hiện nay.
Tờ Brooklyn Eagle từng viết về các công ty khí đốt thời ấy: "Thấy chúng đau đớn quằn quại khiến công chúng thỏa mãn tới nỗi họ đưa Edison lên một tầm cạo vượt qua mọi nhà phát minh tuyệt vời khác: Edison nay được coi là ân nhân của loài người."
GE có nhiều đối thủ, nhưng sự kết hợp giữa khả năng sáng tạo và nhạy bén kinh doanh là thứ khiến GE nổi bật hơn tất cả, đó cũng là nền móng cho thế đứng vững chắc của công ty trong thế kỷ mới.
Theo GenK
Apple đang mất vị trí nổi bật về tay Google? Không ít người nghi ngờ thời hoàng kim của Apple đã qua trong khi Google tỏ ra sẵn sàng bước vào những làn sóng công nghệ tiếp theo với các phát minh như xe tự lái, Google Glass... Google sẵn sàng cho tương lai công nghệ Năm 2013, giữa lúc Apple vẫn im hơi lặng tiếng, Google đã "nổ một phát súng" với...