Google gây ác mộng cho Intel khi tự làm chip máy chủ
Google đang lên kế hoạch tự thiết kế và sản xuất chip máy chủ trên nền công nghệ chip của ARM, theo Bloomberg.
Ở thị trường chip dành cho máy chủ, Intel vẫn đang là bá chủ, và Google chính là khách hàng lớn thứ 5 của Intel, đem lại cho gã khổng lồ sản xuất chip tới 4,3% doanh thu trong năm rồi, tức khoảng 2,3 tỷ USD.
Các nhà đầu tư vào Intel có vẻ khá lo âu với tin này khi cổ phiếu của hãng đã giảm 3,1% trong phiên giao dịch ngoài giờ.
Google đang tự mình xây dựng các trung tâm dữ liệu (data center) trên toàn thế giới, để phục vụ cho việc tìm kiếm, video, truyền thông online hay các tính năng khác.
Nếu tự thiết kế chip, Google sẽ dễ dàng tích hợp các phần mềm và phần cứng của hãng trong máy chủ hơn. Nhưng kế hoạch này hiện chưa được định rõ ngày bắt đầu. “Chúng tôi đang rất quan tâm tới việc thiết kế nên hệ thống hạ tầng tốt nhất thế giới. Chúng tôi sẽ tự thiết kế phần cứng và phần mềm của hệ thống trên”, người phát ngôn của Google cho hay.
Video đang HOT
Google cho thấy tham vọng nhúng tay vào ngành công nghiệp chip từ khá lâu. Vào tháng 8, hãng đã gia nhập một nhóm với IBM để được cấp quyền sử dụng các công nghệ trên trung tâm dữ liệu, bao gồm cả chip cho máy chủ. Các thành viên khác của liên minh này bao gồm Nvidia và hãng công nghệ Mellanox. Và hãng cũng gấp rút tuyển kỹ sư thiết kế chip điện tử để phục vụ kế hoạch trên.
Các dòng chip của ARM mà Qualcomm và Samsung là hai hãng sản xuất hàng đầu, đang thống trị thị trường chip di động và tablet. Những nỗ lực mở rộng của Intel ở mảng này chưa thu được thành quả đáng kể nào. Trong khi đó, Intel hiện chiếm tới 95% thị phần chip dành cho máy chủ, và AMD chiếm phần còn lại. AMD cùng nhiều hãng khác cho biết họ sẽ dùng kiến trúc của ARM để thiết kế chip cho thị trường máy chủ.
Intel dự đoán rằng trong các năm tới, thị trường chip cho PC sẽ đi xuống và CEO mới nhậm chức Brian Krzanich của hãng cho hay công ty sẽ bù đắp sự sụt giảm này bằng việc đẩy mạnh bán ra cácchip dành cho máy chủ.
Theo VNE
Google khai trương Trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Châu Á
Để phục vụ như cầu truy cập thông tin qua Internet ngày càng tăng của người dân khu vực Châu Á, mới đây Google đã khai trương và đi vào hoạt động thêm 2 Trung tâm dữ liệu mới của mình ở Đài Loan và Singapore.
Trước đó, Google đã có kế hoạch mở Trung tâm thứ 3 ở Hồng Kông, tuy nhiên đến phút chót họ đã thay đổi kế hoạch và thay vào đó là tăng gấp đôi ngân sách cho cơ sở ở Đài Loan, cụ thể là tổng mức đầu tư sẽ là 600 triệu USD.
Theo Google, sở dĩ hãng này tập trung vào phát triển các Trung tâm dữ liệu là do tốc độ tăng trưởng Internet khu vực Châu Á đang bước vào thời kì mạnh nhất từ trước đến nay. Chỉ tính riêng quốc gia Ấn Độ, trong vòng 2 năm (2012-2013) số lượng người dùng Internet đã tăng lên gấp đôi thành 200 triệu người và hiện tại ở nước này đã có 2 Trung tâm dữ liệu. Trong khi đó ở Mỹ, để đạt được số lượng người dùng như thế Google phải chờ trong khoảng thời gian 6 năm.
Chỉ tính riêng 2 tháng 7 và tháng 9/2013, đã có thêm hơn 60 triệu người Châu Á truy cập Internet bằng thiết bị di động, tăng gấp 2 lần so với Canada và gấp 3 lần so với Australia. Và có thể con số trên không dừng lại ở đó, vì phần lớn những người dân ở Châu Á vẫn chưa được tiếp cận với Internet.
Các trung tâm dữ liệu được coi là bộ não của Google trong suốt một thập kỉ qua ở Mỹ, Phần Lan và Bỉ. Và, Hiện tại, họ đã thành lập thêm các Trung tâm ở Đài Loan, Singapore và Chile cũng như đầu tư nghiên cứu, phát triển các phương pháp để đưa các Trung tâm này hoạt động hiệu quả và tiết kiệm năng lượng nhất có thể.
Mục tiêu ban đầu của Google khi thành lập các Trung tâm dữ liệu là muốn có đủ năng lực điện toán để tập hợp tất cả các website trên Internet và nhanh chóng phản hồi tới các câu lệnh tìm kiếm. Nhưng sau đó, Google mở rộng thị trường và cần thêm hệ thống lưu trữ ảnh, video, e-mail và nhiều dữ liệu khác để phục vụ hơn một tỉ người dùng. Đổi lại, họ đạt doanh thu 23 tỉ USD nhờ quảng cáo trong nửa đầu năm nay.
Dưới đây là những hình ảnh bên trong cũng như bên ngoài của hai Trung tâm dữ liệu mới
Theo XHTT
Trung tâm dữ liệu đầu tiên ở Việt Nam có chứng chỉ Tier III Việt Nam có khá nhiều trung tâm dữ liệu được thiết kế và vận hành theo chuẩn Uptime Tier III, nhưng hiện chỉ có Công ty CP Viễn thông FPT (FPT Telecom) chính thức được cấp chứng chỉ này. Khi công nghệ thông tin phát triển, trung tâm dữ liệu (Data Center - DC) ngày càng trở thành một trong những mối quan...