Google đưa tính năng chống phần mềm độc hại mới vào phiên bản Android tiếp theo
Google đã lặng lẽ trang bị cho Android 7.1 Nougat chế độ mới mang tên Panic, một tính năng thông minh bổ sung cho các tính năng chống phần mềm độc hại hiện có của Android.
Panic giúp lấy lại quyền quay trở lại nút Home khi phần mềm độc hại tấn công thiết bị Android. ẢNH: POCKETNOW
Theo 9to5Google, lần đầu tiên được phát hiện bởi XDA-Developers, Panic không phải là một tính năng mà người dùng có thể chủ động trong việc sử dụng, thay vào đó nó sẽ làm việc một cách tự động. Nếu vô tình thiết bị Android gặp phần mềm độc hại, Panic sẽ hỗ trợ bằng cách giám sát thao tác với nút Back của bạn để tự động kích hoạt hành động Back khi cần thiết.
Nguyên nhân xuất phát từ việc một số phần mềm độc hại khi tấn công thiết bị Android có thể vô hiệu nút Back và các nút khác, trong trường hợp đó bạn sẽ không thể nhấn Back để quay trở lại màn hình Home. Thông thường, khi gặp tình huống này nhiều người sẽ nhấn nút Back một cách điên cuồng.
Video đang HOT
Dựa vào thao tác khai thác nút Back này mà Panic sẽ xác định rằng liệu đó có phải là hành vi bất thường từ chủ nhân hay không bằng cách dựa vào số lần nhấn nút cũng như tần suất nhấn. Khi chẩn đoán vấn đề, Panic sẽ ghi đè lên ứng dụng để tự động thực hiện hành vi Back giúp chủ nhân.
Sau khi Panic đưa thiết bị về giao diện màn hình Home, người dùng có thể xác định phần mềm độc hại gây ra sự cố và thực hiện gỡ bỏ chúng khỏi hệ thống thông qua thao tác gỡ bỏ thông thường.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Malware CopyCat lây nhiễm diện rộng trên 14 triệu thiết bị Android
Dù thường xuyên vá các lỗ hổng bảo mật cho hệ điều hành Android, nhưng Google vẫn chưa ngăn chặn được phần mềm độc hại (malware) mang tên CopyCat lây nhiễm trên 14 triệu thiết bị.
Hệ điều hành Android thường xuyên trở thành nạn nhân của vấn nạn malware. ẢNH: REUTERS
Theo IBTimes, CopyCat được các chuyên gia hãng bảo mật Check Point phát hiện ra và hiện đã lây lan thông qua các ứng dụng phổ biến. Các ứng dụng bị lây nhiễm loại malware này thường được phân phối qua các cửa hàng ứng dụng của bên thứ ba hay các thủ đoạn lừa đảo trực tuyến.
CopyCat sử dụng các lỗ hổng bảo mật cũ để lây nhiễm sang thiết bị. Đây là một phương pháp hiệu quả vì ngay cả khi một bản vá bảo mật đã được phát hành cho một lỗ hổng được xác nhận thì chủ sở hữu thiết bị vẫn không thường xuyên cài đặt các bản cập nhật này và để cho thiết bị nằm dưới nguy cơ tấn công.
Khi người dùng bị lừa cài đặt một ứng dụng bị xâm nhập, CopyCat sẽ tạm thời ẩn mình để tránh bị phát hiện. Khi thiết bị khởi động lại, malware sẽ bắt tay vào &'root' thiết bị để có quyền truy cập quản trị toàn bộ hệ thống. Malware này được trang bị nhiều phương pháp khai thác sáu lỗ hổng Android được biết đến.
Hiện tại CopyCat đã lây nhiễm hơn 14 triệu thiết bị Android trên toàn cầu trong năm qua và đã root thành công khoảng 8 triệu thiết bị cầm tay bị lây nhiễm, một tỷ lệ thành công 54% mà gần như không tìm thấy đối với hầu hết các phần mềm độc hại hiện nay.
Với việc kiểm soát hơn 8 triệu thiết bị, các đối tượng đứng đằng sau CopyCat đã có thể tạo ra thu nhập bằng cách hiển thị quảng cáo gian lận trên thiết bị của người dùng bị nhiễm. Chỉ trong vòng hai tháng, CopyCat đã kiếm về cho những kẻ tấn công khoảng 1,5 triệu USD.
26% thiết bị bị nhiễm đã được sử dụng để hiển thị quảng cáo giả mạo, trong khi 30% thiết bị đã được sử dụng để đánh cắp các khoản tín dụng thông qua chương trình giới thiệu tải ứng dụng lên thiết bị thông qua Google Play.
Hiện tại, Google khuyến cáo người dùng nên thường xuyên cập nhật thiết bị để tránh trở thành nạn nhân của những cuộc tấn công từ CopyCat.
Hiếu Trung
Theo Thanhnien
Bản cập nhật Windows tiếp theo sẽ sử dụng AI để chống lại phần mềm độc hại Microsoft vừa tiết lộ bản cập nhật chính tiếp theo dành cho Windows sẽ sử dụng trí thông minh nhân tạo (AI) để nhanh chóng bảo vệ khỏi phần mềm độc hại chưa được biết đến. Người dùng Windows sẽ được bảo vệ bởi công cụ phòng chống mã độc dựa trên AI. ẢNH: AFP Theo Engadget, bản cập nhật sắp tới dành...