Google đón tin xấu
Chỉ trong vòng 2 tháng, Google đã phải đối mặt với 3 vụ kiện lớn.
Hôm 17/12, 38 tiểu bang và vùng lãnh thổ Mỹ cáo buộc Google lạm dụng sức mạnh nhằm thống trị thị trường tìm kiếm trên các thiết bị công nghệ.
Theo đơn kiện gửi lên tòa án, Google được cho là vi phạm luật chống độc quyền và yêu cầu phải chấm dứt mọi thỏa thuận hoặc hoạt động có liên quan. Tuy không đi sâu vào chi tiết, đơn kiện này có thể khiến công ty truy vấn bị chia tách.
“ Phạt Google không khác gì đá vào chân một con khỉ đột. May mắn thay, chúng tôi có biện pháp khắc phục phạm vi rộng hơn nhiều”, Bộ trưởng Tư pháp Nebraska Doug Peterson cho biết các tiểu bang không yêu cầu tiền bồi thường.
Google đã phải đón nhận vụ kiện thứ 3 chỉ trong vòng 2 tháng.
Video đang HOT
Trước vụ kiện, Google từng thanh minh rằng cạnh tranh với những đối thủ như TripAdvisor hay Expedia trong lĩnh vực tìm kiếm rất khó khăn. Công ty cho biết bất kỳ thay đổi được đưa ra đều giúp mang lại lợi ích cho người dùng.
“Chúng tôi mong đưa vụ việc này ra trước tòa”, Adam Cohen, Giám đốc chính sách kinh tế của google, chia sẻ trên trang cá nhân.
Theo văn phòng Tổng chưởng lý Colorado, các tiểu bang đang yêu cầu hợp nhất vụ kiện của họ với vụ kiện do Bộ Tư pháp đệ trình từ tháng 10. Đơn kiện hôm 17/12 xoay quanh các hoạt động kinh doanh tìm kiếm và quảng cáo của Google. Ngoài ra, đơn kiện còn tập trung vào những thỏa thuận, hành vi độc quyền của công ty truy vấn, điển hình như việc Google cấm các công nghệ trợ lý ảo khác như Alexa xuất hiện trên những thiết bị sử dụng Google Assistant. Cáo buộc này bắt nguồn từ những lo ngại của nhà sản xuất loa Sonos và nhiều công ty khác.
“Trợ lý ảo trên ôtô là một cách quan trọng để truy cập Internet trong tương lai gần. Google đang ngăn cản các đối thủ cạnh tranh trên đó”, Tom Miller, Bộ trưởng Tư pháp Iwoa, cho biết. Năm 1998, Miller là một trong số Tổng chưởng lý tiểu bang đâm đơn kiện Microsoft.
Ngoài ra, đơn kiện cũng cáo buộc Google sử dụng phần mềm SA360 để hướng quảng cáo đến công cụ tìm kiếm của công ty và tránh xa Bing, đối thủ cạnh tranh từ Microsoft.
Bên cạnh đó, đơn kiện cũng cáo buộc Google ủng hộ các dịch vụ của riêng mình, chẳng hạn như công cụ tìm thợ sửa ống nước hoặc phòng nghỉ. Google sẽ đẩy các kết quả tìm kiếm của đối thủ cung cấp dịch vụ tương tự xuống dưới.
Giống như vụ kiện hôm 16/12 của Texas, đơn khiếu nại mới bao gồm nhiều thông tin được biên tập, thư từ nội bộ của công ty. Cổ phiếu của Google ngay sau đó đã giảm 1%.
Đơn khiếu nại của chính phủ liên bang được đệ trình từ tháng 10, bao gồm 14 bang tham gia. Vào ngày 16/12, một nhóm luật sư của Đảng Cộng hòa do giới chức Texas dẫn đầu đã đệ đơn kiện riêng biệt tập trung vào sự thống trị của Google trong lĩnh vực quảng cáo kỹ thuật số.
Bên cạnh Google, 2 vụ kiện chống lại Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới, hứa hẹn sẽ là vụ kiện chống độc quyền lớn nhất thập kỷ, tương đương vụ kiện Microsoft nổi tiếng vào năm 1998.
Facebook đối mặt với vụ kiện chống độc quyền lớn nhất, có thể bị buộc phải bán Instagram và WhatsApp
Facebook bị 47 Tổng chưởng lý của các tiểu bang và cả Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ cùng khởi kiện.
Vào hôm thứ 4 vừa qua, Tổng chưởng lý New York Letitia James đã công bố vụ kiện chống độc quyền lớn nhất nhằm vào Facebook. Vụ kiện cáo buộc Facebook đã làm ảnh hưởng tới sự cạnh tranh thị trường, bằng cách mua lại các công ty nhỏ hơn như Instagram hay WhatsApp, để loại bỏ mối đe dọa đối với hoạt động kinh doanh của mạng xã hội này. Có tới 47 Tổng chưởng lý của các tiểu bang và khu vực khác cùng tham gia vụ kiện này.
Vụ kiện tập trung vào các thương vụ thâu tóm của Facebook, đặc biệt là thương vụ mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD vào năm 2011. Ngoài cáo buộc này, Tổng chưởng lý Letitia James còn cáo buộc Facebook sử dụng sức mạnh và phạm vi phủ sóng của mình để ngăn chặn người dùng tiếp cận với các dịch vụ cạnh tranh.
Tổng chưởng lý Letitia James cho biết: "Trong gần một thập kỷ qua, Facebook đã sử dụng sự thống trị và sức mạnh độc quyền của mình để đè bẹp các đối thủ nhỏ hơn và loại bỏ sự cạnh tranh. Facebook đã sử dụng những khoản tiền lớn để mua lại các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, trước khi họ đủ lớn mạnh để đe dọa sự thống trị của công ty này".
Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ FTC cũng khởi kiện Facebook với lý do tương tự, được công bố cùng lúc với vụ kiện của các bang. Tuy nhiên, FTC có yêu cầu đặc biệt hơn, đó là hủy bỏ thương vụ mua lại Instagram và WhatsApp, chuyển hai công ty này thành độc lập.
Giám đốc cục cạnh tranh của FTC, ông Ian Conner cho biết: "Mục đích của chúng tôi là ngăn chặn hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Facebook, và khôi phục sự cạnh tranh để sự đổi mới và cạnh tranh tự do có thể phát triển mạnh".
Facebook cũng đã có phản hồi, cho biết rằng cả hai thương vụ thâu tóm đều đã được các cơ quan quản lý làm rõ và việc lật ngược chúng sẽ tạo ra một tiền lệ nguy hiểm.
Trong khi đó, FTC đưa ra bằng chứng là email mà CEO Mark Zuckerberg gửi cho David Ebersman, người khi đó là giám đốc tài chính của Facebook. Trong email, Mark Zuckerberg thể hiện rõ ý định mua lại Instagram như một cách để vô hiệu hóa đối thủ cạnh tranh và đồng thời giúp cải tiến Facebook, bằng cách kết hợp tính năng mà đối thủ đã phát minh ra trước khi bất kỳ công ty nào khác có đủ thời gian để bắt kịp và đe dọa Facebook.
Đáng chú ý, các nhà sáng lập của cả Instagram và WhatsApp đều đã rời Facebook. Trong đó, đồng sáng lập Brian Acton của WhatsApp tỏ rõ sự không đồng ý đối với định hướng phát triển của Facebook và những gì công ty đã làm đối với quyền riêng tư của người dùng.
Vụ kiện chống độc quyền Facebook lần này là vụ kiện lớn thứ 2 mà Chính phủ Mỹ nhằm vào nhóm Big Tech, sau vụ kiện Bộ Tư pháp chống lại Google hồi tháng 10. Đây cũng là vụ kiện chống độc quyền lớn nhất mà Facebook phải đối mặt, nếu thất bại thì nhiều khả năng Facebook sẽ phải bán hoặc tách rời hoạt động của hai công ty Instagram và WhatsApp.
EU sẽ thông qua luật để hạn chế sự độc quyền của những gã khổng lồ Internet Ngoài việc nhắm mục tiêu vào các công ty công nghệ lớn, dự luật liên quan cũng sẽ đặt ra các yêu cầu đối với những công ty có tiềm năng tăng trưởng mạnh Giám đốc các vấn đề cạnh tranh của Liên minh châu Âu Margrethe Vestager cho biết, EU đang cố gắng thông qua luật để hạn chế quyền bá chủ...