“Google đang tìm cách giữ quan hệ với Huawei”
Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Google dừng hợp tác với “đại gia” công nghệ Trung Quốc do lệnh cấm của Washington…
Google đang ra sức vận động Chính phủ Mỹ cho phép giữ mối quan hệ với Huawei – tờ Financial Times đưa tin. Thông tin này được đưa ra trong bối cảnh Google dừng hợp tác với “đại gia” công nghệ Trung Quốc do lệnh cấm của Washington.
Nguồn thạo tin nói rằng Google đang diễn ra một cuộc thảo luận giữa Google với Bộ Thương mại Mỹ, trong đó các nhà điều hành cấp cao của Google đề nghị được miễn trừ khỏi lệnh cấm. Tháng 5 vừa qua, chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa Huawei vào một “danh sách đen”, theo đó cấm công ty này không thể mua linh kiện và công nghệ Mỹ.
Lệnh cấm được đưa ra với lý do thiết bị Huawei có thể trở thành “cửa sau” cho hoạt động nghe lén của Chính phủ Trung Quốc – một cáo buộc mà Huawei phủ nhận.
Tuân thủ lệnh cấm trên, Google đã dừng hợp tác với Huawei, không cho phép công ty Trung Quốc sử dụng hệ điều hành điện thoại thông minh (smartphone) Android trên sản phẩm mới.
Chính phủ Mỹ hiện đang cho Huawei thời gian “ân hạn” 3 tháng để công ty tiếp tục được mua linh kiện và công nghệ Mỹ phục vụ cho việc bảo trì và đáp ứng các mạng viễn thông và smartphone đã bán cho khách hàng.
Nguồn tin nói với Financial Times rằng Google đề nghị Bộ Thương mại Mỹ kéo dài thời gian tạm miễn trừng phạt Huawei đối với Google, hoặc miễn hẳn Google khỏi lệnh cấm này. Lập luận của Google được đưa ra trên cơ sở an ninh quốc gia, đặc biệt là rủi ro có thể xuất hiện trong trường hợp Huawei buộc phải phát triển một phiên bản riêng của hệ điều hành Android.
Video đang HOT
“Google nói rằng nếu họ không tiếp tục được hợp tác với Huawei, thì kết quả có thể sẽ hai loại hệ điều hành Android, gồm một bản nguyên gốc và một bản ‘lai’. Trong đó, bản ‘lai’ có thể sẽ có nhiều lỗi hơn so với bản Android gốc của Google, và sẽ đặt điện thoại Huawei vào nguy cơ bị tấn công (hack) lớn hơn”, theo nguồn tin.
Huawei đã nói rằng công ty đang phát triển một hệ điều hành riêng để sẵn sàng sử dụng trong trường hợp bị Google chấm dứt cung cấp Android. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC, Giám đốc điều hành Richard Yu của Huawei nói rằng hệ điều hành mới của công ty có thể được triển khai ở thị trường Trung Quốc trong năm nay và trên toàn cầu vào đầu 2020.
Theo GenK
Số 1 trên thị trường điện thoại thông minh: Giấc mơ khó thành của Huawei
Dù khi nhắc tới cạnh tranh trong thị trường điện thoại thông minh, người ta nghĩ ngay tới Apple và Samsung. Tuy nhiên, cuộc chiến nảy lửa giữa hai đại gia này chủ yếu chỉ diễn ra tại Mỹ.
Giấc mơ chiếm lĩnh vị trí đầu bảng trong thị trường điện thoại thông minh của Huawei có thể bị chặn đứng vì lệnh cấm của Mỹ.
Trong khi đó, ở nhiều nơi khác trên thế giới, những đợt sóng ngầm cạnh tranh giữa Samsung và Huawei lại đang ngày một mạnh mẽ hơn. Thậm chí, giờ đây Huawei cũng đã vượt Apple, giữ vị trí số hai trong bảng xếp hạng các nhà sản xuất điện thoại thông minh toàn cầu. Một lãnh đạo của hãng từng dự báo Huawei sẽ tiến thẳng tới vị trí số 1 của Samsung trước khi năm 2019 kết thúc.
Việc hãng công nghệ Trung Quốc liên tục bổ sung tính năng mới cho điện thoại, thực hiện các chiến lược tiếp thị một cách quyết liệt và đặt ra mức giá hết sức cạnh tranh đã giúp các dòng máy như P20, P30 tăng trưởng doanh số rất tốt. Trong năm 2018, thị phần của Huawei trên toàn cầu đã tăng tới 50%, trong khi số máy bán ra của Samsung lại giảm 8%. Bước sang quý đầu năm 2019, Huawei bán ra khoảng 19% tổng số điện thoại thông minh trên toàn cầu, con số cao hơn nhiều mức 12% cách đó chỉ 1 năm và tiến gần hơn tới ngưỡng 23% của Samsung.
Trước đây, Huawei thường xuyên "né" Samsung khi ấn định thời điểm ra mắt sản phẩm đầu bảng cách nhau tới vài tháng. Tuy nhiên, vài năm qua chứng kiến lịch trình ra mắt của hãng công nghệ Trung Quốc được dịch chuyển rất sát với đối thủ, sẵn sàng cạnh tranh trực tiếp một cách tự tin. Nhiều sản phẩm mới (như chiếc điện thoại màn hình gập Mate X) cũng không ngần ngại đối đầu trực tiếp với đối thủ từ Samsung (là Galaxy Fold).
Nhiều sản phẩm Huawei giờ đây không ngại đối đầu trực tiếp với Samsung trên phương diện công nghệ đột phá, mà màn hình gập là điển hình.
Tuy vậy, giấc mơ đẹp ấy có thể sẽ không thành sự thật. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc diễn ra ngày càng căng thẳng, tập đoàn công nghệ đầu bảng của quốc gia đông dân nhất thế giới đã vấp phải vô vàn khó khăn, dẫn tới việc khó có thể cạnh tranh với ngôi vị đầu bảng của Samsung trong lĩnh vực điện thoại thông minh.
Tới nay, Google đã tuyên bố ngừng cung cấp phần mềm Android cho Huawei, đồng nghĩa với việc các sản phẩm như Mate hay P sẽ khó có thể cạnh tranh ở thị trường ngoài Trung Quốc trong tương lai, kể cả khi có hệ điều hành của riêng mình. Điều này khiến Huawei khó có thể vượt mặt "kỳ phùng địch thủ" từ Hàn Quốc. Chưa dừng ở đó, bản thân các nhà mạng toàn cầu giờ đây cũng có xu hướng ngừng sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei, trong bối cảnh các có quan tình báo Mỹ đặt ra nhiều nghi vấn đề tính bảo mật.
Những khó khăn như vậy đã đồng thời đặt Samsung trước cơ hội vàng để củng cố vị thế và chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực điện thoại thông minh vốn đang chứng kiến sức tăng trưởng suy giảm. Việc điện thoại Huawei suy giảm doanh số ở các thị trường hải ngoại đồng nghĩa rằng Samsung hoàn toàn có thể "xơi" lại các phần này.
Samsung được dự báo sẽ trỗi dậy tại những thị trường lớn mà Huawei từng tăng trưởng tốt trong vài năm qua.
Theo một số đánh giá, hãng điện tử Hàn Quốc sẽ trỗi dậy tại châu Âu, châu Á (trừ Trung Quốc) và Nam Mỹ trong thời gian tới. Đây là những khu vực Huawei từng chứng kiến tăng trưởng tốt trong vài quý gần đây. Bên cạnh đó, Samsung cũng có cơ hội dẫn trước trong thị trường thiết bị khách hỗ trợ 5G. Bởi lẽ, nếu cạnh tranh sòng phẳng, những chiếc điện thoại màn hình gấp và điện thoại 5G của Huawei sẽ là đối thủ lớn nhất của Galaxy S10 5G hay Galaxy Fold từ Samsung.
Theo nguồn tin của Nikkei Asian Review, Huawei mới đây đã cắt giảm các đơn đặt hàng linh kiện cho điện thoại thông minh ít nhất là 30%. Mặc dù đây là "tín hiệu vui" trên thị trường cho Samsung, nhưng cũng sẽ khiến lợi nhuận của hãng bị sụt giảm. Hiện nay, Huawei đang mua số lượng lớn chip bộ nhớ từ đối tác Hàn Quốc. Tương tự như vậy, Qorvo hay Lumentum cũng đã giảm dự báo doanh thu trong quý II-2019 xuống. Hiện nay, các đơn hàng từ Huawei chiếm khoảng 15-18% doanh thu của các nhà sản xuất chip Mỹ này.
LG U là một trong những nhà mạng lớn của Hàn Quốc sử dụng thiết bị Huawei để phát triển mạng 5G của mình.
Ngay trên mặt trận thiết bị viễn thông 5G, Samsung cũng được hưởng lợi từ chính sách của Mỹ. Mới đây, Chosun Ilbo cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã đề nghị Seoul loại bỏ các thiết bị Huawei khỏi hạ tầng mạng của mình. Điều này chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại không nhỏ bởi Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. LG U , một trong các nhà mạng lớn tại Hàn Quốc, cũng đang sử dụng nhiều thiết bị của Huawei cho mạng 5G của mình. Việc bị xô ra khỏi thị trường 5G tại một trong những nền kinh tế hàng đầu châu Á này đồng nghĩa rằng miếng bánh sẽ được nhường lại cho Samsung.
Tuy nhiên, những ưu thế nói trên sẽ chỉ kéo dài chừng nào các lệnh cấm của Mỹ vẫn tiếp diễn. Trong bối cảnh đó, chiến lược đối phó cụ thể của mỗi hãng trong cơn bão chung sẽ còn dẫn tới những biến động nhất định không chỉ trên thị trường điện thoại thông minh mà trong cả ngành công nghiệp công nghệ thông tin nói chung.
Theo vnmedia
Huawei tự chủ và nỗi sợ của người Mỹ Huawei đã nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế cho hệ điều hành riêng của họ, dự kiến mang tên Ark OS, lên Văn phòng Thương mại và Bản quyền Đức. Mới đây, các công ty công nghệ Mỹ đã cảnh báo Bộ Thương mại nước này rằng, lệnh cấm của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm vào Huawei, tập đoàn...