Google đang phát triển vi xử lý “cây nhà lá vườn” cho smartphone và Chromebook

Theo dõi VGT trên

Google vừa tape-out SoC đầu tiên do chính hãng thiết kế dành cho các thiết bị Pixel.

Google đang phát triển vi xử lý cây nhà lá vườn cho smartphone và Chromebook - Hình 1

Các nhà sản xuất smartphone và PC luôn tìm cách mang lại cho khách hàng của mình những trải nghiệm độc nhất, không thể có được trên các sản phẩm đối thủ. Trước đây, cuộc đua chủ yếu nhằm tìm xem ai tạo ra được thiết kế công thái học tốt nhất, phần mềm tuyệt vời nhất, và một số tính năng độc quyền khác. Tuy nhiên, gần đây, các công ty như Apple, Huawei, và Samsung đã bắt đầu phát triển những SoC của riêng mình nhằm tạo nên sự khác biệt trên mọi khía cạnh. Và theo thông tin mới nhất thì Google hiện cũng đã theo chân các đối thủ với con chip “nhà trồng” dành cho smartphone Pixel và Chromebook.

Cụ thể, gã khổng lồ tìm kiếm vừa tape-out thành công SoC tên mã Whitechapel và đã thử nghiệm nó từ vài tuần trước. Vi xử lý này có 8 nhân Arm và một số chip bổ trợ được thiết kế để tăng tốc các thuật toán học máy của Google (ví dụ một TPU nhỏ phục vụ việc diễn dịch), đồng thời còn cải thiện hiệu năng của ứng dụng Google Assistant. Chip mới này được cho là sản xuất trên công nghệ quy trình 5LPE (5nm) của Samsung. Bởi thường mất khoảng một năm để một SoC di động mới được mang lên các sản phẩm thương mại, có thể đoán rằng Whitechapel sẽ hiện diện trên những smartphone Pixel của Google vào khoảng cuối năm 2021 nếu mọi thứ đúng như kế hoạch, và bản thân con chip có hiệu năng đủ sức cạnh tranh với các đối thủ.

Tham vọng sản xuất chip của Google không dừng lại với Whitechapel. Công ty này được cho là đang suy tính phát triển các vi xử lý dành cho các thiết bị Chromebook. Xét việc họ đang sở hữu một nguồn tài nguyên vô tận, Google có thể tự thiết kế SoC dành cho PC, nhưng có lẽ trước đó họ sẽ cần có đôi chút kinh nghiệm trong thiết kế chip với các vi xử lý dành cho smartphone.

Những SoC cao cấp đang có mặt trên thị trường đến từ Qualcomm hay MediaTek, được sử dụng bởi một lượng lớn các nhà sản xuất smartphone, mang lại hiệu năng tổng thể lẫn hiệu năng đồ hoạ rất cao, qua đó cho phép các nhà sản xuất có thể thoải mái cải tiến camera và phần mềm của họ. Tuy nhiên, bởi chúng là những SoC “mì ăn liền”, chúng không mang trong mình bất kỳ phần cứng tuỳ biến độc lạ nào có khả năng giúp một thiết bị vượt trội về mặt hiệu năng lẫn tính năng.

Google đang phát triển vi xử lý cây nhà lá vườn cho smartphone và Chromebook - Hình 2

Để mang đến cho người dùng một trải nghiệm độc nhất, cắt giảm chi phí (nếu có thể), và kiểm soát tốt hơn các sản phẩm của chính mình, các công ty như Huawei, Apple, và Samsung đã tự tay phát triển SoC smartphone từ lâu. Apple đi xa nhất và tạo ra cả một SoC cao cấp cho máy Mac, với hiệu năng khá mạnh khi so với các vi xử lý x86 từ Intel. Hơn nữa, chip M1 của Apple còn có nhiều thành phần chuyên dụng, mang lại hiệu năng và tính năng mà những CPU đại trà không thể có được, thay đổi đáng kể cách sử dụng của những chiếc máy tính Apple.

Đối với Google, một công ty công nghệ cao hàng đầu với những tham vọng to lớn về smartphone và PC, hoàn toàn hợp lý khi họ tự thiết kế chip nhằm tạo sự khác biệt cho những smartphone Pixel và Chromebook, cũng như mang đến cho người dùng những tính năng hoàn toàn mới. Nhưng có một vấn đề. Khi Huawei thiết kế SoC cho smartphone của mình, họ phải cạnh tranh với các đối thủ khác trong hệ sinh thái Android. Nhưng khi Google tung ra phần cứng với chip của mình, họ phải cạnh tranh với chính các đối tác, vốn là các nhà phát triển SoC và nhà sản xuất phần cứng – điều mà chắc chắn chẳng làm ai thấy vui cả.

Cuối cùng, nếu Google muốn nhanh chóng cải tiến nền tảng Android và Chrome OS, cũng như tiếp tục cạnh tranh với Apple và Microsoft, sở hữu SoC là một trong những cách cần thực hiện, bởi việc tích hợp những tính năng nhất định vào chip tự thiết kế sẽ dễ hơn đáng kể so với thuyết phục một bên thứ ba tích hợp thứ gì đó vào SoC của họ.

Video đang HOT

Tham vọng của Xiaomi

Xiaomi coi mình là công ty khởi nghiệp về Internet, không phải công ty sản xuất smartphone bởi tham vọng thực sự của họ là hệ sinh thái xoay quanh các thiết bị IoT.

Năm 2020, Xiaomi tròn 10 tuổi. Trong lần sinh nhật hồi tháng 4, CEO Lei Jun nói rằng đã đến lúc hãng "trút bỏ gánh nặng của quá khứ và bắt đầu công việc kinh doanh mới". Từ lúc thành lập đến khi có có chỗ đứng nhất định trên thị trường, sản phẩm của "Apple châu Á" luôn gắn liền với mác "giá rẻ". Các thiết bị của hãng còn mang tiếng là hàng sao chép ý tưởng, thiếu công nghệ lõi và bản sắc.

Xiaomi đang muốn xé bỏ mác cố hữu, phát triển thương hiệu cao cấp hơn.

Xoá bỏ định kiến "giá rẻ"

Thống kê mới nhất của Gartner cho thấy, trong quý III, Xiaomi đã vượt qua Apple để trở thành hãng di động có doanh số lớn thứ ba toàn cầu với 44,3 triệu smartphone bán ra.

Báo cáo tài chính quý III của Xiaomi ghi nhận doanh thu 11 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Bất chấp ảnh hưởng của Covid-19, tốc độ tăng trưởng vẫn đạt giá trị cao nhất trong 8 quý gần nhất. Xét về cơ cấu doanh thu, mảng smartphone vẫn đem về doanh thu lớn nhất cho Xiaomi với 7,2 tỷ USD, tăng 47,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ Internet là 880 triệu USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu từ AIoT và các sản phẩm tiêu dùng là 2,7 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong báo cáo tài chính này, Xiaomi cho biết giá bán trung bình của smartphone khoảng 3,5 triệu đồng, tăng 14,7% so với năm ngoái. Điều này đồng nghĩa các smartphone tầm trung, cận cao cấp vẫn là sản phẩm chủ lực của hãng.

Tham vọng của Xiaomi - Hình 1

CEO Lei Jun đang dẫn dắt Xiaomi trở thành một "công ty Internet" theo cách chưa từng có trong lịch sử.

Trên Weibo, ngày 23/11, Lei Jun, dẫn thống kê của CCTV Finance trong quý III, nói rằng Xiaomi là hãng duy nhất "đi ngược xu hướng" thị trường, khi các đối thủ lớn như Huawei, Apple đều sụt giảm về doanh số trong khi Xiaomi vẫn tăng trưởng kỷ lục.

Trong bài phát biển tại Diễn đàn Doanh nhân Trung Quốc, Lei Jun thành thật nói: "Sau 10 năm gây dựng, mọi người vẫn cho rằng Xiaomi là thương hiệu giá rẻ, điều đó làm tôi khá chán nản". Ông nói rằng, để phá vỡ sự hiểu nhầm của công chúng rằng Xiaomi chỉ là thương hiệu "cấp thấp", giải pháp duy nhất là "làm ra những chiếc smartphone cao cấp, bán chạy và định vị thương hiệu Xiaomi là hàng cao cấp".

Một trong những bước đi quan trọng để Xiaomi xoá bỏ mác "giá rẻ" là tăng giá bán smartphone. Tháng 1/2019, Xiaomi tách dòng Redmi ra thành một nhánh độc lập, tập trung vào thị trường thương mại điện tử. Trong khi đó thương hiệu Xiaomi nhắm đến phân khúc cao cấp.

Xiaomi Mi 9 ra mắt năm 2019 là smartphone "giá hời" cuối cùng của Xiaomi với giá 3.000 nhân dân tệ (10,5 triệu đồng). Tháng 2 năm nay, trong một sự kiện trực tuyến kéo dài hai tiếng đồng hồ, Lei Jun ra mắt "mẫu smartphone cao cấp mà ông hằng mơ ước" - Xiaomi Mi 10. Model này chính thức đưa Xiaomi gia nhập câu lạc bộ smartphone giá trên 4.000 nhân dân tệ (14 triệu đồng). Tiếp đó là mẫu TV Xiaomi cao cấp giá 19.999 nhân dân tệ (70 triệu đồng), cả hai sản phẩn đều gây được tiếng vang nhất định và có doanh số tốt tại Trung Quốc.

Xiaomi đã bước đầu thay đổi được định kiến của người dùng từ "không có tiền mới mua Xiaomi" thành "có tiền mới mua được Xiaomi". Việc tiến lên thị trường di động cao cấp là con đường bắt buộc khi thị trường cấp thấp ngày càng cạnh tranh và dần bão hòa.

Dựa trên chiến lược "thương hiệu kép", Xiaomi sẽ tiến lên phân khúc hạng sang trong khi Redmi vẫn nắm giữ thị phần tầm trung và giá rẻ. Một trong những quyết định táo bạo của Xiaomi là ra mắt Mi 10 phiên bản 5G. Thị trường còn rất nhiều khoảng trống cho 5G. Khi Huawei bị Mỹ kìm kẹp, Xiaomi đã chớp lấy cơ hội, lấp đầy khoảng trống ở thị trường nội địa.

Tuy nhiên, 10 năm định vị thương hiệu đã hằn sâu vào tâm trí người dùng rằng Xiaomi là thương hiệu bình dân. "Giá rẻ" và "sao chép" vẫn là những từ khoá gắn liền với tên tuổi của hãng. Tại Trung Quốc nói riêng và thị trường quốc tế nói chung, Apple, Samsung, Huawei vẫn là ưu tiên hàng đầu khi người dùng tìm mua smartphone đắt tiền. Ngoài hình ảnh thương hiệu cao cấp, lý do khiến các thương hiệu này có được chỗ đứng chính là yếu tố "kỹ thuật" - là hệ thống, camera và màn hình độc đáo hay chip.

Tại lễ kỷ niệm 10 năm thành lập hãng, Lei Jun cũng thừa nhận rằng "Xiaomi hoạt động tiếp thị tốt nhưng khâu R&D thì không". Trong bài phát biển tại Diễn đàn Doanh nhân Trung Quốc, Lei Jun tiếp tục quay lại vấn đề này. Ông nói: "Xiaomi có công nghệ không? Câu hỏi rất khó trả lời trực tiếp".

Báo cáo tài chính quý III cho thấy, chi tiêu cho R&D của Xiaomi là 350 triệu USD, tăng 18,5% so với quý trước. Đội ngũ nhân sự cho mảng nghiên cứu và phát triển khoảng 10.000 người, thấp hơn rất nhiều so với mức đầu tư R&D của Huawei.

Hướng đến công ty phần mềm

Lei Jun luôn nhấn mạnh về cam kết chỉ duy trì tỷ suất lợi nhuận ở mức 5% của Xiaomi, nếu có bất kỳ dư thừa nào, nó sẽ được hoàn cho người dùng. Để thuyết phục các cổ đông, ông từng tuyên bố đanh thép rằng: "Những công ty xuất sắc tạo ra lợi nhuận còn những công ty vĩ đại thu phục được lòng người".

Tuy nhiên, ẩn sau trong tuyên bố ấy, Lei Jun muốn thông báo với thế giới rằng Xiaomi không phải công ty phần cứng. Ngay từ khi thành lập, ông đã định hướng "Xiaomi là một công ty Internet hướng đến đổi mới". Điều Lei Jun thực sự quan tâm không chỉ là gỡ bỏ mác "giá rẻ" hay "sao chép" mà là cởi bỏ hoàn toàn chiếc mũ "công ty phần cứng" cho Xiaomi.

Định hướng này là hoàn toàn đúng đắn bởi vì tỷ suất lợi nhuận của các công ty phần cứng nhìn chung không cao mà còn thấp hơn nhiều so với các công ty Internet như Alibaba, Tencent hay Amazon. Nếu muốn định giá công ty cao hơn, Xiaomi phải kể một câu chuyện mới về mình và phải thoát ra khỏi những giới hạn của một công ty phần cứng đơn thuần.

Tham vọng của Xiaomi - Hình 2

Xiaomi đang tạo nên một hệ sinh thái khổng lồ từ hàng trăm nghìn thiết bị phần cứng, mục tiêu thu hút thêm người dùng từ đó tạo ra doanh thu từ các dịch vụ Internet.

Lei Jun gọi Xiaomi là một mô hình mới. Một công ty Internet lấy điện thoại làm bàn đạp để tiến đến thị trường IoT. Với Xiaomi, smartphone chỉ là vật trung gian để mở rộng số lượng người dùng truy cập vào các dịch vụ Internet để tạo ra doanh thu. Tương tự định hướng phần cứng, Xiaomi cũng không xem mình là nhà cung cấp dịch vụ Internet truyền thống. Các dịch vụ của họ dựa trên doanh số bán phần cứng. Smartphone không bị gánh nặng về doanh thu nhưng là cầu nối quan trọng để đưa người dùng đến với các dịch vụ phần mềm, đây mới là nơi Lei Jun thực sự kinh doanh.

Cơ cấu doanh thu của Xiaomi và các công ty Internet thông thường do đó cũng có nhiều khác biệt. Doanh thu từ dịch vụ Internet và quảng cáo của Xiaomi bị giới hạn bởi mức trần doanh số bán smartphone.

Công thức "smartphone AIoT"

Mô hình công ty Internet "độc nhất vô nhị" của Xiaomi sau 10 năm đã có những thành tựu nhất định. Hệ sinh thái của hãng chiếm thị phần lớn với số lượng thiết bị đầu cuối phong phú, trải dài trong nhiều lĩnh vực. Theo số liệu Xiaomi công bố, hãng hiện có 289 triệu thiết bị đang kết nối trong chuỗi sinh thái AIoT. Trong đó, 78,4 triệu người dùng hàng tháng. Các lô hàng TV thông minh của Xiaomi cũng đã cán mốc 3,1 triệu chiếc.

Thống kê từ iResearch , nếu tính số lượng thiết bị được kết nối vào cuối 2019 (không bao gồm smartphone và laptop), Xiaomi đã trở thành nền tảng IoT tiêu dùng lớn nhất thế giới.

Trong quý III vừa qua, doanh thu AIoT của Xiaomi vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định với hơn 2,7 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Dựa trên lợi thế đi đầu, chuỗi sinh thái của Xiaomi không ngừng mở rộng trong nhiều năm qua. Công thức "smartphone AIoT" đã tạo nên nền tảng vững chãi cho Xiaomi. Tuy nhiên chiến lược này vẫn phải đối mặt một thách thức lớn là sức mạnh tổng hợp, sự liên kết giữa các thiết bị khác nhau.

Doanh thu của Xiaomi và sức nặng của hệ sinh thái AIoT vẫn phụ thuộc chặt chẽ vào doanh số bán phần cứng của hãng. Xiaomi muốn đi theo con đường của Apple, chuyển dần cơ cấu doanh thu sang mảng dịch vụ, tuy nhiên, khả năng kiếm tiền của công ty Trung Quốc vẫn thua xa Apple. Nghiên cứu của Counterpoint Research cho thấy trong khi Xiaomi chỉ lời được hơn 2 USD mỗi điện thoại, Apple kiếm được 151 USD.

Điều này cũng có nghĩa là Xiaomi vẫn chưa thể trở thành một "công ty Internet" thực sự. Doanh số phần cứng vẫn chiếm phần lớn tổng thu nhập của hãng và con đường chuyển đổi sang phân khúc cao cấp vẫn chưa hoàn thành.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Chuẩn bị tái hôn, chồng cũ tìm đến tôi rồi nhét vào tay 2 món đồ, vừa nhìn thấy mà nước mắt tôi rơi không ngừng, trong đêm đó tôi cũng quyết định hủy hôn
17:32:20 14/11/2024
Trạng thái bất ổn của An Tây khi nghe lệnh bắt giữ
20:34:35 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024
Mới ở cữ được 2 tháng, tôi tá hỏa khi nhận được tin 'sét đánh' của chồng từ đứa bạn thân
19:30:27 14/11/2024
Truyền thông quốc tế khen ngợi chiến thắng của Hoa hậu Thanh Thủy
17:37:12 14/11/2024
Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy
20:21:26 14/11/2024
Vụ Đàm Vĩnh Hưng sang Mỹ biểu diễn: Sở VH&TT nói "chưa có chế tài xử lý"
19:54:18 14/11/2024

Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

15:45:56 16/01/2024
Đã đến lúc bỏ lại các công cụ chỉnh sửa cũ và chấp nhận giải pháp thay đổi cuộc chơi. Gặp gỡ Trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut - giải pháp sẽ nâng cao, nâng cao và cách mạng hóa thế giới sáng tạo nội dung trực quan của bạn

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

22:01:27 21/12/2022
Chắc hẳn là ai trong chúng ta cũng luôn muốn các bài đăng trên Facebook có được nhiều lượt thích và chia sẻ. Tuy nhiên, làm thế nào để tối ưu bài đăng thì không phải ai cũng biết

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

21:03:46 21/12/2022
Louisiana và Tây Virginia là hai bang mới nhất cấm công chức sử dụng TikTok trên thiết bị công do lo ngại Trung Quốc có thể theo dõi người Mỹ và kiểm duyệt nội dung

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

20:03:41 21/12/2022
Microsoft đã cập nhật thỏa thuận cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ trực tuyến của mình. Việc khai thác tiền điện tử trên dịch vụ của Microsoft cần có sự cho phép bằng văn bản của công ty, nhưng cũng chỉ nhằm mục đích thử nghiệ...

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

20:01:24 21/12/2022
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

19:01:39 21/12/2022
Ủy ban Châu Âu - cơ quan điều hành của EU cho biết, đã phát hiện Meta vi phạm các quy tắc chống độc quyền của EU bằng cách bóp méo sự cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến. Meta có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên tới ...

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

15:01:33 21/12/2022
Người dùng Twitter, các nhà đầu tư Tesla và chuyên gia phân tích trong ngành đều cho rằng Elon Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

14:01:42 21/12/2022
Muốn nhập được các mẫu bán chạy như iPhone 14 Pro/Pro Max, các chuỗi đại lý bán lẻ ủy quyền của Apple bắt buộc phải nhập thêm hàng loạt phụ kiện đi kèm

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

09:38:18 21/12/2022
Sáng 20/12, tại Ngọ Môn, Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tổ chức Lễ Khai trương Hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

09:37:54 21/12/2022
Tính năng phát hiện tai nạn ôtô mới ra mắt trên Apple iPhone và Apple Watch sẽ tự động tìm kiếm sự trợ giúp từ bộ phận cấp cứu khi có nguy cơ xảy ra tai nạn

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

09:35:12 21/12/2022
Gã khổng lồ smartphone Trung Quốc Xiaomi đang lên kế hoạch sa thải 15% trong số hơn 30.000 nhân sự trong bối cảnh công ty gặp khó khăn

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023

09:34:00 21/12/2022
Đối với Trung Quốc, việc mất vị trí độc quyền sản xuất MacBook tượng trưng cho vị thế công xưởng thế giới của Trung Quốc đang bị suy yếu

Có thể bạn quan tâm

Thủ môn Nhật Bản thành hiện tượng ở Italy

Sao thể thao

22:53:50 14/11/2024
Tại Serie A mùa 2024/25, Zion Suzuki nổi lên như một trong những ngôi sao gây bất ngờ lớn nhất. Anh tỏa sáng ở chính đội bóng cũ của huyền thoại Gianluigi Buffon.

Nghệ sĩ cải lương kể chuyện hát lót, bị ép cát sê khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:52:24 14/11/2024
Kể câu chuyện về hành trình vươn lên của một nghệ sĩ trẻ dù đối diện với nhiều thử thách, Thy Nhung khiến NSND Hồng Vân thấy nghẹn ngào.

Ca sĩ lừa doanh nhân "chạy án" chiếm đoạt 7 tỉ đồng

Pháp luật

22:36:14 14/11/2024
Mãi đến năm 2020, khi tham gia cuộc thi dành cho các doanh nhân đam mê nghệ thuật mang tên Tình khúc giọng ca vàng 2020 , Kháng kết hợp cùng ca sĩ Kim Thoa thể hiện ca khúc Nói với người tình và giành giải Quán quân.

Nhóm thanh niên bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp, diễn biến sau đó khiến nhiều người dở khóc dở cười

Netizen

22:34:25 14/11/2024
Hình ảnh nhóm thanh niên đang đi trên đường bất ngờ bỏ chạy tán loạn vào nhà dân ẩn nấp khiến nhiều người tò mò không hiểu chuyện gì xảy ra.

Một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ ở TP.Thủ Đức

Tin nổi bật

22:33:22 14/11/2024
Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) đang điều tra, làm việc với những người liên quan vụ một phụ nữ tử vong sau khi tiểu phẫu, tiêm thuốc tại nhà trọ trên địa bàn P.Tân Phú (TP.Thủ Đức).

Amanda Seyfried chia sẻ lý do rời Hollywood

Sao âu mỹ

22:00:22 14/11/2024
Ngôi sao phim Mean Girls đã sống tại một trang trại ở phía bắc New York (Mỹ) cùng gia đình trong suốt nhiều năm qua.

Hoa hậu Andrea Rubio lên tiếng về chiến thắng của Huỳnh Thị Thanh Thủy tại Miss International

Sao việt

21:54:19 14/11/2024
Trên trang cá nhân, Hoa hậu Quốc tế 2023 Andrea Rubio có những chia sẻ về người kế nhiệm Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Phim 'Độc đạo' sẽ có phần 2?

Hậu trường phim

21:42:33 14/11/2024
Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Đến diễn biến tập 33, nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim luôn tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.

Ra mắt 'bánh xe biến hình' giúp xe lăn leo cầu thang

Lạ vui

21:23:34 14/11/2024
Với thiết kế nói trên, nhóm nghiên cứu tại Viện Máy móc và Vật liệu Hàn Quốc (KIMM) đã tạo ra bánh xe có thể di chuyển ổn định trên địa hình bằng phẳng nhưng hình dạng bánh xe sẽ thay đổi khi gặp chướng ngại vật.

Một người thắng 85 triệu USD nhờ đặt cược ông Trump đắc cử

Thế giới

21:20:22 14/11/2024
Một người đàn ông Pháp tên Theo dường như vừa thắng cược 85 triệu USD, sau khi bỏ ra 70 triệu USD đặt cược vào khả năng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đắc cử.

G-Dragon trở lại biểu diễn tại MAMA sau 9 năm vắng bóng

Nhạc quốc tế

21:12:26 14/11/2024
Thông tin về sự xuất hiện của ông hoàng Kpop G-Dragon sau 9 năm vắng bóng tại sân khấu MAMA đang khiến người hâm mộ đứng ngồi không yên.