Google đang dần trở thành nhà sản xuất phần cứng
Tuy không trực tiếp sản xuất phần cứng sau khi bán Motorola lại cho Lenovo nhưng Google tiếp tục gây ảnh hưởng rất lớn vào thị trường khiến nhiều nhà sản xuất thiết bị cảm thấy lo ngại, theo Venturebeat.
Google đang gián tiếp sản xuất nhiều thiết bị phần cứng. ẢNH CHỤP TỪ VENTUREBEAT
Google lần đầu gia nhập thị trường phần cứng vào năm 2011 sau khi thâu tóm Motorola với giá 12,5 tỉ USD, trước khi bán lại cho Lenovo vào năm 2014 với giá 3 tỉ USD. Nhưng sự ra mắt gần đây của smartphone Pixel thực sự là những báo động cho thế giới công nghệ, đặc biệt khi mà Samsung và Apple đã gặp những sai lầm trong việc cung cấp các thiết bị lý tưởng cho người tiêu dùng.
Sự đe dọa từ Google
Theo IDC, Google gần như đang độc quyền thị trường hệ điều hành di động với khoảng 88% thị phần. Với cách mà Google từng bước phá hủy đối thủ cạnh tranh trên công cụ tìm kiếm, giới phân tích nhận định Google hoàn toàn có thể làm điều tương tự với thị trường phần cứng.
Các công ty dựa vào Android như Samsung hay LG đột nhiên thấy vị trí mình bấp bênh. Họ không có cách nào để cạnh tranh một khi Google bắt đầu cung cấp những ưu đãi cho thiết bị riêng, bao gồm bản cập nhật phần mềm và các tính năng mới. Đó là lý do giải thích tại sao Samsung dường như đã sẵn sàng rời khỏi Android khi Google thâu tóm Motorola.
Sự xuất hiện của Pixel càng khiến những công ty như Samsung và LG phải tìm đến phương thức kinh doanh mới ngoài thị trường di động. Ngay cả nhà sản xuất điện thoại Pixel cho Google là HTC cũng bắt đầu đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình bằng kính thực tế ảo Vive.
Video đang HOT
Google Pixel đang đe dọa nhiều nhà sản xuất smartphone. ẢNH: AFP
Các sản phẩm khác nhau của Google giúp hệ sinh thái này ngày càng vững mạnh. Trí thông minh nhân tạo Google Assistant của Pixel vượt mặt Cortana của Microsoft và Siri của Apple nhờ tận dụng cơ sở dữ liệu từ hàng tỉ người dùng Google – một lợi thế quá lớn so với đối thủ cạnh tranh.
Thật khó để Google đi vào vết xe đổ của Amazon và Microsoft, nó làm cho những lo ngại về sự náo loạn thị trường phần cứng rất dễ xảy ra.
Làm gì trước sự bành trướng của Google
Có một thực tế là smartphone Pixel chỉ là một phần nỗ lực của Google để xâm nhập vào các thị trường khác nhau. Google Home sẽ cạnh tranh với Echo của Amazon. Google Wi-Fi được thiết kế để thay thế các bộ định tuyến internet đã lỗi thời. Và kính Daydream có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường VR mới ra đời.
Vì vậy, các công ty lớn nhỏ đều phải chuẩn bị những chiến lược riêng để bảo vệ mình trước sự lớn mạnh của Google.
- Bằng sáng chế sẽ giúp các công ty bảo vệ mình chống lại những hành vi sao chép mà Google có thể thực hiện trong tương lai. Microsoft từng trả 290 triệu USD cho công ty nhỏ i4i của Canada sau khi bị cáo buộc vi phạm bằng sáng chế về một tính năng XML trong Word của i4i.
Google Home là một trong những thiết bị tận dụng sức mạnh trí tuệ nhân tạo. ẢNH: AFP
- Điện thoại Android đã thành công trong nhiều năm qua, nhưng các công ty này phải đối mặt với cuộc khủng hoảng hiện rõ khi Google bước vào cuộc cạnh tranh phần cứng. Nhiều công ty trở nên dễ bị tổn thương bởi Google vì cơ sở hạ tầng của họ dựa trên sự sáng tạo của gã khổng lồ tìm kiếm. Phát triển độc lập là một việc lớn, là cách duy nhất để tạo ra cái mà Google không làm được. Các công ty nhỏ có thể ký hợp đồng với một nhà phát triển bên thứ ba nếu họ thiếu cơ sở hạ tầng có sẵn.
- Google xâm nhập sâu vào khách hàng nhờ Gmail, YouTube và các dịch vụ khác. Cách duy nhất để các công ty đối thủ cầm cự chống lại Google là cung cấp các sản phẩm độc đáo và đa dạng hóa dòng sản phẩm. Tập trung vào nhiệm vụ cốt lõi của công ty và suy nghĩ về cách thức mới để đáp ứng mục tiêu đó.
Thành Luân
Theo Thanhnien
Google Pixel bị hack sau 60 giây
Một nhóm hacker mũ trắng người Trung Quốc đã xâm nhập thành công vào chiếc Pixel sau 60 giây, nhận 120.000 USD tiền mặt trong cuộc thi PwnFest hôm 11/11.
Ngoại trừ thiết kế kém hấp dẫn, bộ đôi Pixel và Pixel XL của Google là những chiếc smartphone tuyệt vời, trở thành đối thủ xứng tầm của iPhone, đặc biệt ở khả năng chụp ảnh, quay phim.
Đầu tháng này, Adrian Ludwig - trưởng bộ phận bảo mật của Android - chia sẻ với Motherboard rằng Pixel có khả năng bảo mật tương đương iPhone.
"3 thiết bị (gồm 2 chiếc Pixel và iPhone) gần như tương đồng ở khả năng bảo mật cấp độ nền tảng", Ludwig cho hay.
Tuy nhiên, mới đây một nhóm hacker mũ trắng người Trung Quốc đã hack thành công một chiếc Pixel trong 60 giây trong cuộc thi PwnFest tổ chức tại Seoul (Hàn Quốc) hôm thứ 6 (11/11), theo The Register.
Những hacker làm việc cho một công ty bảo mật Trung Quốc này đã nhận giải thưởng 120.000 USD tiền mặt sau khi trình diễn cách khai thác một lỗ hổng trên Android, cho phép họ chiếm toàn quyền điều khiển thiết bị cũng như xâm nhập các thông tin cá nhân như tin nhắn, cuộc gọi, danh bạ và ảnh chụp.
Google hiện đang tìm cách vá lỗ hổng này, cùng với một lỗ hổng khác được Keen Labs của Tencent phát hiện hồi tháng trước.
iPhone được biết đến rộng rãi với khả năng bảo mật cực kỳ chặt chẽ. CEO Tim Cook của họ từng công khai đấu tranh và từ chối thiết lập một cửa hậu để FBI truy cập vào thiết bị của họ hồi đầu năm nay.
Android, trong khi đó, bị nghi ngờ khá nhiều về khả năng bảo mật, do thiết kế mã nguồn mở và khả năng tùy biến không biên giới của nó, theo Mashable.
Đức Nam
Theo Zing
'iPhone không còn là smartphone chụp ảnh đẹp nhất' Cây bút công nghệ của The Verge đã đưa ra những đánh giá và trải nghiệm camera trên Google Pixel. Cách đây một tháng, Google ra mắt hai mẫu smartphone mang tên Pixel màn hình 5 inch và Pixel XL màn hình 5,5 inch. Người dùng hào hứng đón nhận và gửi những phản hồi vô cùng tích cực về bộ đôi siêu...