Google có thể sẽ phải bán trình duyệt Chrome
Các cuộc điều tra chống độc quyền đã dẫn tới những hệ quả khó lường cho các công ty công nghệ Mỹ, đặc biệt là Google.
Chỉ trong vài tháng trở lại đây, đã có nhiều cuộc điều tra về các hoạt động của các công ty công nghệ Mỹ, và Google cũng không nằm trong danh sách ngoại lệ. Bộ Tư pháp Hòa Kỳ cùng với các luật sư tiểu bang đang có những bước đi cứng rắn trong cuộc điều tra chống độc quyền đối với Google. Theo một số nguồn tin, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đang cân nhắc buộc Google phải bán trình duyệt Chrome và một phần của hoạt động quảng cáo kinh doanh sinh lời của trình duyệt này.
Yêu cầu này được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến điều tra chống độc quyền đối với Google đang trở nên ngày càng căng thẳng. Nếu quyết định này được thông qua, đây có thể sẽ là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ tòa án Hoa Kỳ ra lệnh thực thi một hành động nhất định đối với một công ty.
Google có thể sẽ phải bán trình duyệt Chrome nếu phán quyết của tòa án được thông qua
Theo những người trong cuộc, các nhà chức trách vẫn đang thảo luận về việc cắt giảm quyền kiểm soát của Google đối với thị trường quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu có giá trị tới 162.3 tỷ USD. Hiện tại phán quyết cuối cùng chưa được tuyên bố, tuy nhiên, các công tố viên có thể sẽ yêu cầu các chuyên gia trong ngành, các đối thủ cạnh tranh và các phương tiện truyền thông khác thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm làm suy yếu quyền kiểm soát của Google.
Chưa hết, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cũng đang chuẩn bị một vụ kiện chống độc quyền khác với cáo buộc Google lạm dụng quyền kiểm soát thị trường công cụ tìm kiếm trực tuyến. Đơn kiện có thể sẽ được đệ trình vào tuần tới. Hiện tại cả Google và Bộ Tư pháp đều từ chối bình luận.
Google đang nắm quyền kiểm soát quá lớn đối với thị trường công cụ tìm kiếm
Video đang HOT
Tiểu ban Chống độc quyền của Chính phủ Hoa Kỳ gần đây tuyên bố rằng Google đã tạo ra một đế chế độc quyền khổng lồ. Điều này bao gồm việc ưu tiên các dịch vụ và sản phẩm do chính Google phát triển và ngăn chặn các dịch vụ từ bên thứ 3 cũng như các đối thủ cạnh tranh khác, từ đó tạo nên một thế độc quyền khổng lồ trên mọi thị trường từ mảng quảng cáo cho tới cung cấp dịch vụ bản đồ công cộng. Báo cáo này cũng chỉ ra việc mảng cung cấp các dịch vụ đám mây cùng việc mua lại Fitbit có thể phần nào củng cố thêm sức mạnh cho đế chế độc quyền của Google.
“Google chiếm vị trí thống trị tuyệt đối trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm trực tuyết, chiếm lần lượt 81% và 94% các truy vấn tìm kiếm từ máy tính và thiết bị di động tại Hoa Kỳ”, báo cáo cho biết.
Sundar Pichai, CEO của Google làm chứng trước một cuộc điều tra của Ủy ban Tư pháp Hạ viện Hoa Kỳ về các cáo buộc có liên quan tới chính trị trong các kết quả tìm kiếm của công cụ Google
Ủy ban khuyến nghị Quốc hội cần phải sửa đổi bộ luật chống độc quyền để buộc các công ty công nghệ phải tách một số hoạt động kinh doanh của mình ra và khiến việc mua lại các công ty khác trở nên khó khăn hơn.
Google có thể phải bán trình duyệt Chrome
Các nhà lập pháp Mỹ đang lên kế hoạch kiềm chế sức mạnh của Google trước khi nộp đơn kiện công ty với cáo buộc cạnh tranh không lành mạnh.
Trong quá trình điều tra Google, Bộ Tư pháp Mỹ và các công tố viên đang thảo luận kế hoạch buộc Google bán đi một số bộ phận sinh lời như trình duyệt Chrome và các phần thuộc mảng quảng cáo.
Cuộc thảo luận được đưa ra trong bối cảnh Bộ Tư pháp chuẩn bị nộp đơn kiện Google về vấn đề chống độc quyền.
Google đứng trước nguy cơ phải bán trình duyệt Chrome.
Nếu thua kiện, Google có thể phải rao bán trình duyệt Chrome cho một doanh nghiệp khác. Điều đó cũng cho thấy thất bại của Google - công ty sử dụng quyền lực kiểm soát trình duyệt web phổ biến nhất thế giới nhằm hỗ trợ cho dịch vụ tìm kiếm Google Search.
Theo Politico, công tố viên được cho đã thảo luận cùng các chuyên gia trong ngành quảng cáo, đối thủ và nhà xuất bản truyền thông về kế hoạch kìm hãm sự thống trị của Google.
Ngoài trình duyệt Chrome, đơn kiện của Bộ Tư pháp còn bao gồm cách Google sử dụng nền tảng Android để buộc người dùng truy cập bộ máy tìm kiếm Google Search.
Vụ kiện diễn ra trong bối cảnh Google và các hãng công nghệ lớn chịu sự giám sát chặt chẽ về vấn đề chống độc quyền, thu thập dữ liệu người dùng và xử lý thông tin sai lệch trên nền tảng trực tuyến.
Được Google giới thiệu năm 2008, Chrome đã trở thành trình duyệt chiếm thị phần cao nhất thế giới. Sự phổ biến của Chrome cũng dẫn đến lo ngại về việc Google có thể lạm dụng trình duyệt web để hỗ trợ hoạt động kinh doanh.
Sự chỉ trích đã leo thang vào tháng 1 khi Google cho biết sẽ loại bỏ việc sử dụng cookie của bên thứ 3 trong trình duyệt Chrome để "nâng cao quyền riêng tư của người dùng". Tuy nhiên cookie - dữ liệu được trình duyệt sử dụng để theo dõi lượt truy cập vào các trang web - cũng là công cụ được các nhà xuất bản sử dụng để đo lường hiệu quả quảng cáo.
Ước tính của Google cho rằng thay đổi này sẽ làm giảm doanh thu từ quảng cáo của các trang tin chèn quảng cáo đến 62%.
Google được cho là lạm dụng thế thống trị của trình duyệt Chrome để chèn ép đối thủ.
Trong khi các trình duyệt khác như Safari của Apple và Firefox của Mozilla đã chặn cookie, động thái của Google sẽ có phạm vi ảnh hưởng rộng hơn vì Chrome được sử dụng bởi gần 60% máy tính và 37% thiết bị di động ở Mỹ, theo phân tích của StatCounter.
"Nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường lo ngại rằng trong khi Google loại bỏ cookie của bên thứ 3 - thứ các công ty quảng cáo cần, họ vẫn có thể sử dụng dữ liệu được thu thập trong hệ sinh thái của mình", báo cáo của Ủy ban Tư pháp cho biết.
Google nói họ đang làm việc với ngành quảng cáo và các bên liên quan để phát triển hệ thống thay thế cookie. Công ty đã đề xuất cơ chế mới gọi là Turtledove, trong đó việc đấu giá quảng cáo được diễn ra ngay trong trình duyệt thay vì gửi dữ liệu đến máy chủ bên ngoài.
Theo Google, cơ chế này sẽ bảo vệ quyền riêng tư của người dùng tốt hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành quảng cáo cho rằng việc trao nhiều quyền kiểm soát cho Google như vậy cũng là điều không tốt.
Người Trung Quốc thích trình duyệt Chrome Russel Zeng sống tại Thâm Quyến, nơi được gọi là Thung lũng Silicon của Trung Quốc. Từ văn phòng, anh vẫn sử dụng Chrome để đọc tin tức tiếng Anh. Với Zeng, Google Chrome là cửa sổ mở ra thế giới. Chrome là sản phẩm hiếm hoi được người Trung Quốc ưa chuộng và sử dụng nhiều sau khi Google bị cấm tại...