Google cho phép người dùng mua… vàng ngay trên điện thoại
Đúng vậy, nền tảng thanh toán trực tuyến Google Pay giờ đây đã hỗ trợ người dùng giao dịch với cả đơn vị tiền tệ là vàng.
Được ra mắt lần đầu vào năm 2015 với tên gọi Android Pay, dịch vụ thanh toán trực tuyến của Google sau này đã được đổi tên thành Google Pay và đã có những bước phát triển nhất định. Nền tảng này hiện cũng đã hỗ trợ thanh toán tại một vài quốc gia (chưa có Việt Nam), và giờ đây tại Ấn Độ, Google Pay đã chính thức cho phép người dùng có thể mua vàng, thậm chí bán vàng trực tiếp trên smartphone.
Để có thể hỗ trợ giao dịch với loại tiền tệ “không được thông dụng cho lắm” này, Google đã hợp tác với MMTC-PAMP, tổ chức hàng đầu về ngành công nghiệp kim loại quý tại Ấn Độ, nhằm tích hợp tính năng giao dịch với vàng 24 ca-rát cho người dùng tại quốc gia này.
Cách thức giao dịch cũng khá đơn giản, tương tự như khi giao dịch với các tiền điện tử khác, người dùng chỉ cần nhập vào số vàng cần mua dưới dạng tiền tệ RS (rupees), ứng dụng sẽ tự động chuyển đổi sang khối lượng vàng tương ứng với số tiền đã nhập. Một khi giao dịch thành công, lượng vàng sẽ được lưu trữ trong một kho bảo mật dưới tên của người mua. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sử dụng ứng dụng để bán vàng với mức giá được cập nhật liên tục theo thị trường.
Video đang HOT
Google Pay hỗ trợ giao dịch mua/bán vàng tại Ấn Độ
Đây là một trong những nước đi thông minh của Google khi mà hãng đang cố gắng đáp ứng các nhu cầu của người dùng tại các thị trường khác nhau, đặc biệt là tìm cách liên kết với những đối tác trong nước để tìm kiếm lợi nhuận tại những quốc gia này.
Theo GenK
Ứng dụng mặc định trên điện thoại Android đe dọa quyền riêng tư
Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc những ứng dụng mặc định trên điện thoại Android thu thập thông tin cá nhân của người dùng đang trở nên 'quá lố' và điều này cần được giám sát chặt chẽ hơn.
Mỗi nhà sản xuất điện thoại Android sẽ cài đặt các ứng dụng mặc định khác nhau sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh
Mặc dù Google sở hữu Android, nó vẫn là một hệ điều hành mã nguồn mở. Nhờ vậy, các nhà sản xuất có thể tùy chỉnh để thêm ứng dụng khác vào hệ điều hành, sau đó cài nó vào thiết bị, rồi mới bán ra thị trường.
Theo Reuters, một nghiên cứu ở Tây Ban Nha cho thấy thiết lập trên đã tạo ra mối đe dọa tiềm tàng đối với quyền riêng tư và bảo mật của người dùng, bởi vì những ứng dụng được cài đặt sẵn có khả năng yêu cầu quyền truy cập vào những thông tin nhạy cảm. Trong khi đó, các ứng dụng với chức năng tương tự có mặt trên Google Play Store lại không làm được điều này.
Ứng dụng mặc định đi kèm với điện thoại Android không thể bị gỡ theo cách thông thường, và dường như Google không kiểm tra gắt gao yếu tố bảo mật của chúng như họ vẫn đang làm với các ứng dụng trên Play Store.
Đồng tác giả nghiên cứu, Juan Tapiador bổ sung: "Vẫn còn thiếu qui định và sự minh bạch. Dường như không có ai giám sát các bên liên quan và những gì mà ứng dụng mặc định đang thực hiện".
Phản hồi về vụ việc, Google nói công ty có cung cấp công cụ thích hợp cho nhà sản xuất thiết bị để đảm bảo phần mềm họ tích hợp không vi phạm chính sách về bảo mật và quyền riêng tư của Google, cũng như cảnh báo cho họ về những mối nguy hiểm được Google xác định.
Tác giả của nghiên cứu lưu ý rằng họ không nhắm đến bất kỳ nhà phát triển phần mềm nào, mà muốn đề cập vấn đề thiếu sót trong qui định và sự minh bạch của các ứng dụng mặc định trên thiết bị Android.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên thiết bị Android của 2.748 người dùng, với 1.742 thiết bị khác biệt từ 214 nhà cung cấp tại 130 quốc gia.
Theo thanh niên
Cách giữ an toàn tài khoản Google Google đã đưa ra các lời khuyên hữu ích để người dùng có thể bảo vệ hoạt động trực tuyến của họ an toàn hơn, cũng như cho các tài khoản Google. Công cụ Password Checkup là nỗ lực mới nhất của Google nhằm bảo vệ thông tin cá nhân người dùng Thiết lập số điện thoại hoặc email khôi phục tài khoản...