Google chấp nhận trả tiền cho 300 nhà xuất bản tin tức ở châu Âu
Alphabet, công ty mẹ của Google, vừa đạt được các thỏa thuận trả tiền cho hơn 300 nhà xuất bản tin tức ở Đức, Pháp và 4 quốc gia EU khác để sử dụng tin tức do các công ty này sản xuất.
Google sẽ mở rộng danh sách các nhà xuất bản và sản xuất tin tức được trả tiền trong những tháng tới – Ảnh: REUTERS
“Tính tới thời điểm hiện tại chúng tôi đã đạt được thỏa thuận với khoảng 300 bên chuyên xuất bản tin tức ở cả cấp quốc gia lẫn địa phương tại Đức, Pháp, Áo, Hungary, Hà Lan và Ireland”, bà Sulina Connal – giám đốc phụ trách quan hệ đối tác giữa Google với các nhà sản xuất nội dung – hé lộ trong một bài viết chưa công bố.
Hãng tin Reuters đã tiếp cận được bài viết trên và cho biết toàn bộ nội dung sẽ được đăng tải vào cuối ngày 11-5.
Video đang HOT
Phần lớn trong số hơn 300 nhà xuất bản tin tức (chiếm khoảng 2/3) là các tờ báo của Đức như Der Spiegel, Die Zeit và Frankfurter Allgemeine Zeitung.
Cũng theo Reuters, Google đang đàm phán thêm với các nhà sản xuất tin tức ở những nước khác nhưng không tiết lộ tổng số tiền chi ra là bao nhiêu và số tiền mỗi bên được nhận.
Google đang phát triển một công cụ cho phép các nhà sản xuất tin tức ở nhiều quốc gia khác có thể kiếm được tiền từ các nội dung mà Google sử dụng. Công cụ này dự kiến sẽ được giới thiệu trong những tháng tới, theo Reuters.
Việc này diễn ra gần 3 năm sau khi Liên minh châu Âu (EU) thông qua các quy định chặt chẽ liên quan đến bản quyền, trong đó yêu cầu Google và các nền tảng trực tuyến khác phải trả tiền cho các nhà sản xuất tin tức, nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ… nếu sử dụng sản phẩm của những người này.
Các nhà sản xuất tin tức nằm trong số những người chỉ trích Google mạnh mẽ nhất vì đã nhiều năm “xài miễn phí” nội dung của họ.
Việc Google phải trả tiền cho các nhà sản xuất và xuất bản tin tức là một phần trong xu hướng đang diễn ra ở một số nước. Năm ngoái, Úc đã thông qua luật bắt Facebook phải trả tiền nếu sử dụng tin tức do báo chí nước này sản xuất. Canada cũng đưa ra một luật tương tự vào tháng 4 vừa qua.
Pháp thắt chặt điều kiện đi lại với những du khách chưa tiêm chủng
Theo phóng viên TTXVN tại Paris, đối mặt với diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Pháp đã quyết định thắt chặt các điều kiện đi lại đối với những người chưa được tiêm chủng tại tám quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) là Đức, Áo, Bỉ, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Hà Lan và Cộng hòa Séc.
Trước đó, các quốc gia khác như Bulgaria, Croatia, Estonia, Latvia, Litva, Romania, Slovakia và Slovenia cũng đã bị xếp vào diện "cần giám sát".
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp ngày 18/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Du khách chưa được tiêm phòng đến từ các quốc gia trên phải xuất trình xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm kháng nguyên được thực hiện trong vòng 24 giờ trước khi khởi hành đến Pháp, ngắn hơn nhiều so với quy định 72 giờ trước đó.
Ngay cả với khách du lịch Pháp, nếu chưa được tiêm phòng thì cũng phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt về dịch tễ và cũng không thể đi du lịch châu Âu nếu không thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm PCR trước khi rời Pháp, hoặc từ các nước nói trên trở về. Thời gian thắt chặt các hạn chế về y tế đối với những người chưa được tiêm chủng sẽ phụ thuộc vào diễn biến tình hình dịch bệnh. Những du khách đã được tiêm phòng hợp lệ không phải tuân thủ các biện pháp này.
Các quy định mới được đưa ra nhằm hạn chế sự bùng phát của dịch COVID-19 khi Pháp đang phải đối mặt với nguy cơ làn sóng dịch thứ năm. Dù đánh dấu một bước ngoặt mới, các biện pháp này của Pháp được cho là không đủ để ngăn khách du lịch Pháp đi thăm các nước nói trên hay du khách từ các nước châu Âu đến Pháp vào dịp Giáng sinh.
Không chỉ Pháp, một số quốc gia châu Âu cũng đã đưa ra các hạn chế về y tế trên lãnh thổ của mình.
Tại Áo, những người chưa được tiêm phòng đã bị hạn chế đi lại kể từ ngày 15/11. Những người này chỉ có thể rời khỏi nhà để đi chợ, tập thể thao hoặc chăm sóc y tế. Tại Đức, những người chưa tiêm phòng không thể vào nhà hàng và quán bar. Tại Hà Lan, lệnh giới nghiêm trở lại đã được thông báo vào ngày 12/11, theo đó các quán bar và nhà hàng phải đóng cửa lúc 8 giờ tối, còn các cửa hàng không thiết yếu phải đóng cửa lúc 6 giờ chiều.
Ở châu Âu, khách du lịch có thể đi lại mà không có quá nhiều hạn chế. Tuy nhiên, ngoài EU, ngay cả khi có chứng nhận tiêm chủng, khách du lịch vẫn chưa được chào đón ở nhiều quốc gia. Israel thậm chí đang yêu cầu liều thứ ba đối với những du khách đã tiêm mũi hai từ hơn sáu tháng.
Pháp nói Ukraine có thể mất vài thập kỷ mới có thể gia nhập EU Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng việc Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu có thể mất nhiều năm. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron . Ảnh: TASS "Chúng ta đều biết rằng quá trình gia nhập EU có thể mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ", hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Macron cho biết. Đồng thời, ông lưu ý...