Google cảnh báo Samsung không nên chỉnh sửa nhân kernel Linux của Android nữa, chỉ gây hại thêm mà thôi
Không chỉ không cần thiết, chính những tính năng này còn làm Android trở nên yếu kém hơn về bảo mật.
Theo những nhà nghiên cứu trong dự án Google Project Zero (GPZ), nỗ lực của Samsung nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công vào các điện thoại Galaxy bằng cách chỉnh sửa các dòng code trong nhân kernel Linux hóa ra đang làm phát sinh nhiều lỗi bảo mật hơn.
Không chỉ Samsung, theo Jann Horn nhà nghiên cứu bảo mật của GPZ, việc các nhà sản xuất smartphone cũng như nhiều nhà cung cấp khác đang bổ sung các driver tùy chỉnh để phần cứng của họ truy cập trực tiếp vào nhân Linux của Android đang làm suy yếu khả năng bảo mật của nền tảng này.
Đây là loại lỗi mà Horn đã phát hiện ra trên nhân Android của Samsung Galaxy A50. Đây cũng là điều nhiều nhà cung cấp smartphone khác thường làm. Họ bổ sung code vào nhân Linux bên dưới trong khi những nhà phát triển nhân của Google lại không review được các dòng code đó.
Ngay cả khi việc chỉnh sửa này nhằm bổ sung khả năng bảo mật cho thiết bị, chúng cũng thường kèm theo lỗi. Một tính năng bảo mật nhân được Samsung dự định triển khai vào tháng 11 năm ngoái đã bị Google phát hiện sẽ gây ra lỗi làm sai lệch bộ nhớ dữ liệu. Sau đó lỗi này đã được Samsung vá lại trong bản cập nhật phát hành vào tháng Hai cho các điện thoại Galaxy.
Video đang HOT
Không chỉ vậy, bản cập nhật vào tháng Hai còn chứa bản vá cho một lỗ hổng nghiêm trọng khác trong “các thiết bị TEEGRIS” – từ để chỉ các thiết bị được cài đặt Trusted Execution Enviroment (TEE: Môi trường Thực thi Đáng tin cậy) – hệ điều hành bảo mật độc quyền của Samsung. Galaxy S10 chính là một trong những thiết bị TEEGRIS này.
Chính vì vậy, bài blog mới đây của Horn tập trung vào việc Android đang bị giảm khả năng bảo mật do ảnh hưởng từ việc các nhà cung cấp thiết bị liên tục thêm các đoạn code vào nhân kernel.
Một ví dụ của việc này là các điện thoại Android mới có thể truy cập vào phần cứng thông qua các tiến trình riêng, còn được biết đến với tên Hardware Abstraction Layer (lớp trừu tượng hóa phần cứng) trên Android. Nhưng Horn cho rằng, việc các nhà cung cấp chỉnh sửa phần nhân Linux của Android như vậy sẽ làm giảm khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công bề mặt.
Thay vào đó, Horn đề nghị các nhà sản xuất thiết bị sử dụng tính năng truy cập phần cứng trực tiếp đã được hỗ trợ trên Linux, thay vì phải tùy chỉnh code trong nhân Linux.
Đối với Samsung, Horn cho rằng một số tính năng tùy chỉnh mà họ thêm vào là không cần thiết và thậm chí sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến thiết bị nếu chúng bị loại bỏ.
Ví dụ, PROCA hay Process Authenticator – một hệ thống bảo mật phụ được Samsung bổ sung vào nhằm hạn chế kẻ tấn công giành quyền đọc và ghi vào nhân kernel của Android. Tuy nhiên Horn cho rằng, Samsung nên hướng nguồn tài nguyên kỹ thuật của mình vào việc ngăn chặn từ đầu việc tiếp cận của kẻ tấn công sẽ hiệu quả hơn.
Theo GenK
Samsung chỉnh sửa mã nguồn kernel Linux của hệ điều hành Android, vô tình tạo lỗ hổng bảo mật
Chúng ta đều biết rằng Samsung đã nhiều lần có những nỗ lực nhằm cải thiện tính bảo mật của các dòng điện thoại thông minh do hãng sản xuất, chẳng hạn như sáng kiến Knox.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các chỉnh sửa của hãng điện tử Hàn Quốc lại trở nên "lợi bất cập hại".
Mới đây, Google đã chính thức lên tiếng chỉ trích hãng điện thoại thông minh Hàn Quốc vì đã thực hiện các thay đổi không cần thiết đối với mã nguồn nhân kernel Linux của hệ điều hành Android, vô tình tạo ra các lỗ hổng bảo mật cho hệ điều hành di động này.
Theo nhà nghiên cứu Jann Horn thuộc dự án Project Zero của Google, Samsung đang gây ra nhiều lỗ hổng cho Android thông qua việc bổ sung các trình điều khiển (driver) tuỳ biến nhằm mở ra khả năng truy cập trực tiếp từ phần cứng vào lõi kernel của hệ điều hành di động do Google phát triển. Các thay đổi này được đưa vào phần mềm mà không được các nhà phát triển kernel gốc kiểm tra lại. Horn cũng đã tìm thấy một lỗi tương tự trong lõi kernel Android của điện thoại Galaxy A50 - trình điều khiển tuỳ biến chưa được kiểm tra này đã vô tình tạo ra những lỗ hổng bảo mật có thể gây ra lỗi bộ nhớ của thiết bị.
Lỗ hổng này ảnh hưởng đến hệ thống bảo mật phụ PROCA (Process Authenticator - Trình xác thực tiến trình) của Samsung. Trên trang web của mình, Samsung đánh giá mức độ nghiêm trọng của lỗ hổng này ở mức "trung bình". Từ lỗ hổng đó, hacker có thể tiến hành "thực thi mã độc hại" trên một số dòng smartphone Galaxy chạy hệ điều hành Android 9 và Android 10. Google đã thông báo cho Samsung về các lỗ hổng này từ tháng 11/2019, và công ty công nghệ Hàn Quốc đã phát hành bản vá lỗi vào đầu tháng 2/2020.
Bài đăng blog của Nhóm dự án Project Zero của Google tập trung nhấn mạnh các nỗ lực của nhóm phát triển Android nhằm giảm thiểu các nguy cơ bảo mật khi các nhà sản xuất điện thoại hãng thứ ba bổ sung các đoạn mã sẽ tuỳ biến của riêng họ vào lõi kernel Linux. Google đang tìm cách "khoá" các tiến trình có quyền truy cập vào các trình điều khiển phần cứng của thiết bị, nhưng cách mà các hãng như Samsung trực tiếp thay đổi kernel của Android khiến cho các nỗ lực từ phía Google trở nên vô tác dụng.
Google khuyên các nhà phát triển smartphone nên sử dụng các tính năng truy cập phần cứng thiết bị đã có sẵn của Linux, thay vì thay đổi trực tiếp vào mã nguồn kernel. Chẳng hạn, sáng kiến PROCA của Samsung là nhằm ngăn chặn những kẻ tấn công truy cập vào kernel, ngay cả khi chúng đã chiếm được quyền đọc/ghi vào vị trí này. Tuy nhiên, đáng ra Samsung nên dành thời gian phát triển một lớp bảo mật ngăn chặn kẻ tấn công chiếm được quyền đọc/ghi đó ngay từ đầu thì sẽ đỡ mất thời gian và hiệu quả hơn.
Horn cho biết một số tính năng tuỳ chỉnh mà Samsung và các nhà sản xuất smartphone khác chèn vào lõi kernel Linux của Android là "không cần thiết" và cũng không ảnh hưởng gì đến hoạt động bình thường của máy nếu loại bỏ chúng.
Theo VN Review
Google và Samsung vá lỗi camera trên Android cho phép ứng dụng theo dõi người dùng Công ty bảo mật Checkmarx gần đây đã xác nhận một lỗ hổng camera trên Android giúp các ứng dụng bên thứ ba có thể theo dõi người dùng. Ban đầu, lỗ hổng này ảnh hưởng đến các thiết bị của Samsung và Google, thế nhưng, giờ đây, cả 2 công ty này đều đã phát hành bản vá cho ứng dụng camera...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao và biến đổi hình ảnh của bạn bằng trình chỉnh sửa video trực tuyến CapCut

Cách đăng Facebook để có nhiều lượt thích và chia sẻ

Thêm nhiều bang của Mỹ cấm TikTok

Microsoft cấm khai thác tiền điện tử trên các dịch vụ đám mây để bảo vệ khách hàng

Facebook trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp

Meta đối mặt cáo buộc vi phạm các quy tắc chống độc quyền với mức phạt 11,8 tỷ đô

Không cần thăm dò, Musk nên sớm từ chức CEO Twitter

Đại lý Việt nhập iPhone 14 kiểu 'bia kèm lạc'

Khai trương hệ thống vé điện tử và dịch vụ trải nghiệm thực tế ảo XR tại Quần thể Di tích Cố đô Huế

'Dở khóc dở cười' với tính năng trợ giúp người bị tai nạn ôtô của Apple

Xiaomi sa thải hàng nghìn nhân sự

Apple sẽ bắt đầu sản xuất MacBook tại Việt Nam vào giữa năm 2023
Có thể bạn quan tâm

Tiền đạo nhập tịch lên ĐT Việt Nam bất ngờ gia nhập đội hạng Nhì
Sao thể thao
1 phút trước
Động đất tại Myanmar: Trung Quốc giải cứu 1 người sau hơn 120 giờ mắc kẹt
Thế giới
18 phút trước
2 chú cảnh khuyển Việt Nam giúp tìm kiếm các nạn nhân trong vụ động đất ở Myanmar
Netizen
1 giờ trước
Động thái của Tăng Mỹ Hàn giữa lúc bị "réo tên" là người phản bội HIEUTHUHAI
Nhạc việt
1 giờ trước
"Nữ quái" mua thịt với lệnh chuyển khoản giả để chiếm đoạt tiền
Pháp luật
1 giờ trước
Sao nam bị bóc từng hẹn hò Sulli: Sự nghiệp idol ngắn ngủi, rap hàng top nhưng kém may
Nhạc quốc tế
1 giờ trước
Hôm nay, lực lượng diễu binh, diễu hành Bộ Quốc phòng vào Nam bằng tàu hỏa
Tin nổi bật
1 giờ trước
Mỹ nhân gen Z nói xấu cả showbiz chia tay bạn trai diễn viên hơn 10 tuổi?
Sao châu á
1 giờ trước