Google buộc tất cả smartphone mới phải chạy bản Android mới nhất
Google rõ ràng đã quá mệt mỏi khi hàng tháng vẫn phải xem xét những con số thị phần của các phiên bản Android mỗi tháng, và đau đầu giải quyết tình trạng phân mảnh hiện nay của Android. Và cũng bởi lẽ này, mà gã khổng lồ tìm kiếm đang từng bước hướng các nhà sản xuất đến việc sử dụng phiên bản Android mới nhất cho các thiết bị mới được xuất xưởng trong năm nay.
Trong một bản ghi nhớ bị rò rỉ được cho là đã được gửi đến ít nhất một nhà sản xuất thiết bị di động, nói rằng “Bắt đầu từ tháng 2 năm 2014, Google sẽ không chấp nhận phân phối GMS đối với các sản phẩm mới xuất xưởng cùng phiên bản cũ của nền tảng Android”. Theo bản ghi nhớ này, “mỗi phiên bản Android mới được phát hành sẽ đi kèm một “khung phê duyệt GMS” mà thường được chính thức đóng lại trong vòng chín tháng sau khi phiên bản tiếp theo của nền tảng Android được phát hành công khai. Chính sách này chỉ nhằm mục đích mang lại những điều tốt đẹp, đặc biệt là cho người sử dụng điện thoại thông minh.”.
GMS là viết tắt của Google Mobile Services, đó là các dịch vụ di động của Google bao gồm các ứng dụng như Google Now, Google Maps và Google Play Store. Do đó, bất cứ nhà sản xuất nào cũng chắc chắn sẽ phải làm theo yêu cầu của bản ghi nhớ của Google để đảm bảo các dịch vụ cơ bản này trên sản phẩm của mình được hoạt động bình thường.
Theo chính sách này thì tất cả các nhà sản xuất sẽ có khoảng thời gian là chín tháng để chuẩn bị chuyển đổi sang sản xuất các sản phẩm mới trên nền tảng mới nhất, sau khi được chính thức phát hành công khai.
Cũng cần phải nói thêm rằng, Android 4.4 được thiết kế để chạy tốt trên các thiết bị sử dụng 512MB RAM trở lên, do đó các mẫu điện thoại tầm trung vẫn hoàn toàn có thể sử dụng phiên bản hệ điều hành này. Với lý do này, Google không thấy sự cần thiết phải sử dụng các phiên bản lỗi thời của Android cho các mẫu điện thoại mới cho dù chỉ là những thiết bị tầm trung. Chúng ta đã bắt đầu bước qua những ngày giữa tháng Hai, do vậy chắc chắn chính sách này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngay bây giờ.
Theo Pocketlint
Google đang âm thầm cập nhật Android của bạn như thế nào?
Phần lớn các sản phẩm Android đều không được nâng cấp lên phiên bản Android mới đủ nhanh, hoặc tệ hơn nữa là không được cập nhật trong cả vòng đời của mình. Thật may mắn, bạn có thể không cần tới phiên bản Android mới nhất: Google vẫn đang liên tục cập nhật ngầm cho smartphone/tablet của bạn.
Video đang HOT
Có thể nói đây mới chính là kế hoạch thực sự của Google nhằm giảm thiểu sự phân mảnh của thị trường Android. Gã khổng lồ tìm kiếm sẽ cố gắng cập nhật nhiều phần của hệ điều hành trên các thiết bị cũ, ngay cả khi các nhà mạng và các nhà sản xuất còn chưa kịp nghiên cứu các phiên bản Android mới nhất.
Android 4.2, Android 4.3 và Android 4.4 đều là các bản cập nhật "nhỏ"
Đã có thời các bản cập nhật Android là cực kì quan trọng. Ví dụ, phiên bản 4.0 Ice Cream Sandwich đã mang tới một giao diện hoàn toàn mới, hiệu năng được cải thiện đáng kể và rất nhiều API (cổng giao tiếp lập trình) mới, dành riêng cho phiên bản này. Một số ứng dụng không thể chạy được trên các phiên bản Android cũ hơn, do đó tất cả các smartphone, tablet bị "kẹt" lại với 2.3 Gingerbread cho đến nay vẫn không thể chạy được Chrome và nhiều ứng dụng quan trọng khác. Cú nhảy lên Android 4.0 thực sự là một bước tiến vượt bậc của Google.
Android 4.1 cũng không kém phần quan trọng: nhờ có Project Butter, Android 4.1 có giao diện mượt mà và kém giật hơn rất nhiều. Tuy vậy, các phiên bản sau như 4.2, 4.3 và 4.4 đều không có nhiều cải tiến. Trong số 3 phiên bản này, 4.4 KitKat có thể được coi là phiên bản cải tiến nhiều nhất, giúp giảm thiểu lượng RAM đòi hỏi trên thiết bị Android. Tuy vậy, nếu thiết bị của bạn được phát hành trong vòng 2 năm gần đây, có lẽ yếu tố này cũng sẽ không giúp KitKat trở nên đáng giá hơn là bao.
Google đang cập nhật cho Android thông qua Play Services
Thực tế, Google vẫn đang liên tục cập nhật cho nhiều phần của Android trên thiết bị của bạn mà không cần phải nâng cấp toàn bộ phiên bản Android. Khi một nhà sản xuất muốn được sản xuất thiết bị Android, họ sẽ phải thương thuyết với Google và chấp nhận đặt ứng dụng Play Store cũng như các ứng dụng Google trên Android. Nhờ đó, Google sẽ luôn có thể cập nhật cho các thành phần của Android thông qua Google Play Services (dịch vụ hệ thống Google Play) trên các thiết bị. Các dịch vụ này sẽ tiến hành cập nhật một cách tự động ở dưới nền, và người dùng cũng như các nhà sản xuất sẽ không thể nào can thiệp vào quá trình cập nhật này.
Thông qua Google Play Services, Google đã cập nhật khá nhiều cho cả các thiết bị Android cũ như các thiết bị Android 2.3 Gingerbread và 2.2 Froyo.
Ví dụ, tính năng chống trộm Android Device Manager đã được Google trang bị trên hầu hết các máy Android có mặt trên thị trường, bất kể là chúng có được sản xuất trước khi ứng dụng này ra mắt hay không. Bạn chỉ cần mở ứng dụng Settings và chọn bật Android Device Manager. Google cũng đã thêm tính năng "quét" các ứng dụng không được phát hành từ Google Play để tìm mã độc. Cả Android Device Manager lẫn tính năng quét ứng dụng đều được cập nhật độc lập thông qua Google Play Services, không cần phải thông qua quá trình nâng cấp toàn bộ hệ điều hành.
Cũng thông qua Google Play Services, Google đã thêm vào nhiều API (giao thức lập trình ứng dụng, một dạng cổng giao tiếp lập trình) cho các nhà phát triển ứng dụng. Ví dụ, API mới cho dịch vụ định vị đã được cải thiện giúp giảm đáng kể thời lượng pin.
Trên đây chỉ là một vài ví dụ về các tính năng cập nhật mà Google có thể thực hiện qua Play Services. Điều quan trọng nhất cần nhắc tới ở đây là khi cập nhật cho Android theo cách này, Google sẽ không bị níu chân bởi quá trình nghiên cứu, thêm phần mềm "rác" và thử nghiệm phiên bản Android mới của các nhà sản xuất.
Các ứng dụng của Google
Google cũng đã "tách" bớt các ứng dụng trước đây vốn được tích hợp vào Android ra khỏi phần lõi của hệ điều hành này. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể cài đặt và cập nhật các ứng dụng này trên các phiên bản Android cũ thông qua Play Store, thay vì phải nâng cấp toàn bộ hệ điều hành như trước đây.
Gmail, Google Calendar, Google Keyboard, Hangouts, Chrome, Google Maps, Drive, YouTube, Keep, Google , Google Search giờ đã trở thành các ứng dụng độc lập với Android và được phát hành qua Play Store, do đó bạn có thể thoải mái cài chúng trên các smartphone và tablet cũ. Trên iOS, bạn chỉ có thể cập nhật các ứng dụng hệ thống như Mail, Calendar, Messages và Safari khi cập nhật toàn bộ iOS.
Google cũng đã tung ra bộ launcher Google Experience cho các thiết bị thông qua bản cập nhật cho Google Search. Trong khi launcher này chưa được tung ra chính thức, bạn vẫn có thể bật Google Experience Launcher thông qua một ứng dụng độc lập.
Những tính năng nào chỉ có thể được cập nhật khi bạn nâng cấp phiên bản Android?
Nhìn chung, những thay đổi lớn, mang tính chất hệ thống vẫn sẽ đòi hỏi bạn phải cập nhật Android. Các tính năng như sử dụng nhiều tài khoản người dùng, tối ưu lượng RAM cần thiết, hỗ trợ các chuẩn kết nối mới như Bluetooth 4.0 không thể được cập nhật qua Play Services. Các tính năng này đòi hỏi thay đổi cả phần lõi của hệ thống.
Tuy vậy, càng ngày tầm quan trọng của các tính năng này càng giảm xuống. Google có vẻ đang ngày càng tập trung vào phát hành các tính năng mới thông qua cập nhật Google Play và cập nhật ứng dụng. Rất có thể trong tương lai số lượng ứng dụng được tách khỏi phần lõi của Android sẽ tiếp tục gia tăng, nhằm giúp tăng khả năng tương thích của thiết bị cũ với các ứng dụng mới.
Sự thật là các bản cập nhật Android mới đang dần trở nên kém quan trọng hơn. Nếu bạn vẫn đang phải sử dụng Android 4.1 và 4.2, bạn vẫn đang sở hữu một trải nghiệm Android khá đầy đủ các tính năng hiện đại. Bạn vẫn có thể sử dụng các ứng dụng mới nhất, bởi Android 4.1 và 4.2 đều đã sở hữu API mới nhất của Android. Mặc dù trong vòng 1 năm qua đã có tới 2 phiên bản Android ra mắt, sự phân mảnh của Android đã giảm đi đáng kể.
Theo How To Geek
Android chiếm thị phần độc tôn Theo báo cáo của hãng nghiên cứu IDC, thị phần của hệ điều hành Android trong năm qua đạt tổng số 793,6 triệu smartphone, chiếm 78,6% thị phần. Trong khi đó, iOS của Apple đứng thứ hai với 153,4 triệu máy và đạt 15,2% thị phần. Như vậy, cả hai hệ điều hành này chiếm 95,7% thị phần toàn bộ smartphone bán ra...