Google bị phát hiện thao túng kết quả tìm kiếm để trục lợi cho bản thân và đối tác
Báo cáo từ WSJ cho thấy công cụ tìm kiếm của Google đã nhiều lần che giấu các chủ đề gây tranh cãi và thường có xu hướng ủng hộ các doanh nghiệp lớn thay vì các doanh nghiệp nhỏ.
Công cụ tìm kiếm phổ biến của Google, Google Seach là xương sống trong hoạt động kinh doanh của gã khổng lồ công nghệ này.
Nhưng theo một góc nhìn khác thì nó cũng là xương sống của Internet hiện đại, khi đây cũng là cách thức mà phần lớn các website được sắp xếp và định vị. Và do mức độ quan trọng của việc sử dụng Internet hàng ngày đối với hàng tỷ người trên thế giới, đó là một mục tiêu hấp dẫn để thao túng. Google đã nhiều lần phủ nhận việc làm này và khẳng định rằng Google Seach được xây dựng trên các thuật toán và dữ liệu thu được từ việc sử dụng của chính người dùng.
Google Seach là xương sống của Internet hiện đại.
Nhưng một cuộc điều tra mới của Wall Street Journal, cho thấy Google đã thao túng các thuật toán tìm kiếm theo một số cách đáng lo ngại. Ví dụ như đã ưu tiên các doanh nghiệp lớn hơn các doanh nghiệp nhỏ hơn, tự động loại bỏ các kết quả liên quan đến các chủ đề nhạy cảm như nhập cư và phá thai, hay thậm chí đưa một số trang web vào danh sách đen.
Video đang HOT
Có thể nói, chỉ cần một thay đổi trong thuật toán tìm kiếm của Google, dịch vụ này đã dẫn hướng người dùng tìm kiếm đến các doanh nghiệp nổi bật hơn các doanh nghiệp ít được biết đến, gây ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh, theo báo cáo từ WSJ. Cụ thể hơn, chính những sự thay đổi đó được cho là đã giúp thúc đẩy để hiển thị các cửa hàng của Amazon trong kết quả tìm kiếm.
Trong một ví dụ khác được trích dẫn trong báo cáo, so với các công cụ tìm kiếm đối thủ như Yahoo, Bing hay DuckDuckGo thì kết quả tìm kiếm tự động trên các đối tượng nhạy cảm của Goole đã được thay thế bằng những kết quả “an toàn hơn”.
Google được biết đến với việc từ chối chia sẻ chi tiết cụ thể về cách thức hoạt động của các thuật toán tìm kiếm, hay thuộc tính của hệ thống để đo lường. Theo lập luận của Google thì “Nếu các thuật toán được công khai, chúng có thể bị thao túng”. Nhưng dường như mọi chuyện đã diễn ra theo chiều hướng ngược lại, khi Google đã thao túng các kết quả dựa trên việc không công khai các thuật toán.
Trong phản hồi được đưa ra từ phía Google, liên quan tới báo cáo này, người phát ngôn của công ty tuyên bố công ty đã “rất công khai và minh bạch” xung quanh các chủ đề được đề cập tới, chẳng hạn như giải thích rõ trong các phần hướng dẫn dành cho người dùng. Chính sách của công ty cũng chống lại các thông tin sai lệch, cùng các biện pháp khác nhằm mục đích “mang lại lợi ích cho người dùng, thay vì các mối quan hệ thương mại”.
“Bài viết này chứa một số giai thoại cũ, chưa hoàn chỉnh, nhiều trong số đó không chỉ có trước các quy trình và chính sách hiện tại của chúng tôi mà còn gây ấn tượng rất không chính xác về cách chúng tôi tiếp cận xây dựng và cải thiện công cụ tìm kiếm. Chúng tôi thực hiện một cách tiếp cận có trách nhiệm và có nguyên tắc để thực hiện các thay đổi, bao gồm cả quy trình đánh giá nghiêm ngặt trước khi đưa ra bất kỳ thay đổi nào – điều mà chúng tôi đã bắt đầu thực hiện hơn một thập kỷ trước. Lắng nghe phản hồi từ công chúng là một phần quan trọng để làm cho Google Seach tốt hơn và chúng tôi tiếp tục hoan nghênh các phản hồi”, đại diện Google tuyên bố.
Theo GenK
EU: Google không phải thực thi quyền được lãng quên trên toàn cầu
Theo phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu (ECJ), việc xóa kết quả tìm kiếm trên Google của các công dân EU chỉ áp dụng ở 28 quốc gia thành viên khối.
Google không phải áp dụng quyền bị lãng quên trên toàn cầu. Đây là một trong những nội dung trong phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) đưa ra hôm thứ Ba 24/9.
Tòa án hàng đầu châu Âu đã xem xét hai vấn đề riêng biệt liên quan đến công cụ tìm kiếm của Google, đó là liệu nó có phải xóa dữ liệu cá nhân nhạy cảm trên toàn thế giới hay chỉ ở châu Âu; cũng như liệu nó có phải tự động xóa kết quả tìm kiếm với thông tin nhạy cảm hay không.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Theo phán quyết của ECJ, việc xóa kết quả tìm kiếm trên Google của các công dân EU chỉ áp dụng ở 28 quốc gia thành viên khối.
Tòa án kết luận rằng, hiện tại, không có nghĩa vụ nào theo luật của EU, buộc một nhà điều hành công cụ tìm kiếm phải xóa dữ liệu trên phạm vi toàn cầu.
Phán quyết trên diễn ra sau một quyết định trước đó về cái gọi là "quyền được lãng quên," một phán quyết được đưa ra năm năm trước, cho phép công dân châu Âu có quyền yêu cầu các công cụ tìm kiếm, như Google, xóa thông tin nhạy cảm về họ.
Năm 2016, cơ quan giám sát quyền riêng tư của Pháp, CNIL đã phạt Google 100.000 euro (109.889 USD) vì đã từ chối xóa thông tin nhạy cảm khỏi kết quả tìm kiếm trên Internet theo phán quyết "quyền được lãng quên."
Trong phiên điều trần tại tổ chức có trụ sở tại Luxembourg năm ngoái, các luật sư bào chữa cho Google lập luận rằng việc áp dụng "quyền được lãng quên" trên toàn thế giới có thể hạn chế người dân truy cập thông tin ở một số quốc gia.
Phán quyết hôm thứ Ba ghi nhận một thất bại cho Liên minh châu Âu về triển vọng mở rộng các tiêu chuẩn bảo mật của khối này trên toàn cầu.
Theo VietNamPlus
Hội thảo miễn phí hướng dẫn tối ưu hiệu suất website lần đầu tiên được Google tổ chức tại Việt Nam Tại Hội thảo Webmaster, với các chủ đề của chương trình xoay quanh việc làm thế nào để tăng cường hiệu suất website. Như cách Google Tìm kiếm hoạt động, làm thế nào để phục hồi trang web sau khi bị hack, những cập nhật mới của công cụ tìm kiếm, dịch vụ quản trị web Search Console, thiết kế giao diện đạt...