Google bí mật mua ứng dụng chơi game đám mây Agawi
Google đã bí mật mua lại ứng dụng Agawi vào năm ngoái, được xem là một phần trong chiến lược thúc đẩy khách hàng sử dụng internet di động, giúp Google kiếm lợi nhuận trong hoạt động tìm kiếm, theo The Information.
Ứng dụng chơi game đám mây Agawi đã rơi vào tay Google từ năm ngoái – Ảnh chụp màn hình
Nguyên nhân cho việc mua lại Agawi là vì Google tạo ra một nửa doanh thu hoặc nhiều hơn từ quảng cáo di động. Mặc dù sở hữu nền tảng Android và cửa hàng ứng dụng liên quan, nhưng sự thống trị cốt lõi của Google vẫn là tìm kiếm.
Agawi là một dịch vụ ứng dụng đám mây, cho phép người dùng chạy những ứng dụng streaming với dung lượng lớn như Grand Theft Auto: San Andres (2,4 GB) hay FIFA: 14 (1,35 GB) trực tiếp trên điện thoại, điều này giúp giảm tải cho không gian lưu trữ của máy.
Bằng cách sử dụng các ứng dụng streaming hơn là lưu trữ chúng, người tiêu dùng có thể lựa chọn mua các mẫu điện thoại có không gian lưu trữ thấp với giá bán ít hơn. Ngoài ra, nếu người dùng quá quen với việc sử dụng các nội dung streaming từ internet, trái ngược với việc lưu trữ và sử dụng chúng như các ứng dụng độc lập, họ có thể sử dụng chúng trong trình duyệt, và đây rõ ràng là điều mà Google muốn.
Sự thật là mọi người được hưởng lợi rất nhiều từ những phần mềm như Agawi, bởi lẽ ngoài tiết kiệm không gian lưu trữ, nó cũng giúp các thiết bị tăng tuổi thọ pin tốt hơn, tất cả những gì mà người dùng cần chính là kết nối Wi-Fi mạnh mẽ hoặc tín hiệu mạng di động tốt.
Một số người có thể cho rằng, streaming các ứng dụng sẽ giúp thúc đẩy việc sử dụng dữ liệu, nhưng sự thật nó chỉ chịu một phần bởi ứng dụng sử dụng trực tiếp, chứ không phải toàn bộ các ứng dụng.
Video đang HOT
Báo cáo của The Information cũng cho rằng, ứng dụng streaming sẽ cho phép dùng thử các ứng dụng miễn phí, vì vậy đối với một ứng dụng trả tiền, người dùng sẽ nhận được thông báo có hay không quyết định trả tiền cho một ứng dụng đầy đủ trong khoảng thời gian từ 30 giây đến 2 phút.
Sử dụng công nghệ streaming sẽ yêu cầu một kết nối internet mạnh mẽ để làm việc một cách tối ưu. Điều này có nghĩa rằng, các ứng dụng streaming sẽ hoạt động tốt nhất với các mạng Wi-Fi, trong khi hoạt động trên mạng dữ liệu di động hiện vẫn chưa thực sự đáng tin.
Không chỉ có lợi cho người dùng, các ứng dụng streaming cũng mang lại lợi ích cho các nhà phát triển ứng dụng. Thay vì tải các ứng dụng đến một cửa hàng cụ thể, người dùng có thể thông qua Google để tìm kiếm một dịch vụ cụ thể. Vì người dùng hiện nay sử dụng một số lượng nhỏ các ứng dụng mỗi ngày nên dịch vụ mới của Google có thể giúp người dùng tìm ra được nhiều ứng dụng khác đáp ứng một mục đích sử dụng cụ thể.
Kiến Văn
Theo Thanhnien
Google Photos: Cái giá của sự miễn phí?
Ứng dụng Google Photos cho phép bạn lưu ảnh chất lượng cao không hạn chế và thậm chí còn miễn phí.
Google Photos là gì?
Google Photos là một ứng dụng lưu ảnh xuất phát từ nền tảng Google vừa được gã khổng lồ tìm kiếm tiết lộ trong sự kiện Google I/O 2015. Dịch vụ này cho phép bạn tự động tải tất cả ảnh, video lên đám mây miễn phí và không giới hạn dung lượng lưu trữ ngoài trừ hai yêu cầu
- Ảnh không được quá 16 MP (nếu lớn hơn sẽ bị giảm dung lượng).
- Video có độ phân giải không quá 1080p.
Nếu bạn tải ảnh với kích thước và chất lượng gốc, hoặc tải video 4K, bạn sẽ phải trả thêm 2 USD mỗi tháng cho mỗi 100 GB và 10 USD/tháng cho 1 TB.
Ứng dụng này có mặt trên cả iOS và Android với rất nhiều tính năng thú vị như tự tạo ảnh động, ảnh ghép, câu chuyện, phim, chia sẻ ảnh nhanh...và đặc biệt là có khả năng nhận diện khuôn mặt, phân loại ảnh theo nhiều mục một cách thông minh.
Bạn chính là sản phẩm
Chúng ta thường nghe thấy câu: "Nếu bạn không phải trả tiền, bạn chính là sản phẩm, không phải là khách hàng". Google kiếm bội tiền nhờ quảng cáo. Nó thu thập dữ liệu và phân tích các dữ liệu đó theo nhiều cách khách nhau với mục tiêu chính là giúp các mẫu quảng cáo hướng đối tượng chuẩn xác hơn.
Chính Tim Cook cũng từng tỏ thái độ nghi ngại về dịch vụ mới này và cho biết: "Chúng tôi tin rằng khách hàng cần có quyền kiểm soát thông tin của mình. Bạn có thể thích mấy thứ gọi là dịch vụ miễn phí nhưng chúng tôi không cho rằng bạn đáng bị khai thác những dữ liệu như email, lịch sử tìm kiếm và thậm chí là ảnh của cả gia đình để bán cho mục đích quảng cáo. Và chúng tôi tin rằng một ngày nào đó, những khách hàng sẽ nhận ra mục đích của những điều này".
Đạo đức giả?
Một sản phẩm như Google Photos cũng nằm trong Điều khoản dịch vụ của Google. Điều này có nghĩa là khi bạn tải ảnh lên, bạn đã trao cho gã khổng lồ tìm kiếm quyền "làm chủ, lưu trữ, sao chép, chỉnh sửa, tạo ra các tác phẩm phái sinh, liên lạc, đăng tải, thể hiện công khai và phân phối" những bức ảnh này.
Người phát ngôn viên của Google tuyên bố rằng họ sẽ không sử dụng các bức ảnh của bạn cho mục đích thương mại hoặc quảng cáo mà không có sự cho phép. Họ cũng nói rằng mình không có ý định kiếm tiền từ dịch vụ này. Nhưng sự đảm bảo này chẳng thể quản lý được những điều sẽ xảy ra trong tương lai hoặc cho bạn bất cứ sự bảo vệ pháp lý nào.
Nguy cơ là gì?
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Google scan các bức ảnh của bạn và nhận ra bạn đang mặc một chiếc ao của Nike rồi sau đó sử dụng thông tin này để gửi cho bạn những hình ảnh quảng cáo liên quan đến Nike. Thêm vào đó, các bức ảnh còn nhằm mục đích cải thiện tính năng của Google Now một cách đáng kể. Google càng biết nhiều về bạn, nó càng đoán và đưa ra gợi ý cho bạn một cách chính xác hơn. Vậy mặt hại là gì?
Thông tin có thể rò rỉ hoặc bị đánh cắp. Các công ty có thể chia sẻ dữ liệu sau lưng chúng ta. Các cơ quan chính phủ cũng có thể nhòm ngó các thông tin này. Mọi thứ nằm ở một điểm mấu chốt: Bạn có tin Google không?
Nếu bạn đã sử dụng các dịch vụ sao lưu trong Google trên Andorid thì ứng dụng Google Photos chẳng có gì mới. Nếu bạn đang thoải mái sử dụng Google Maps, Gmail, Google Now và tất cả những dịch vụ miễn phí khác của Google, tức là bạn đang đặt niềm tin vào Google. Google đang thu thập các dữ liệu về bạn và sử dụng nó theo một cách nào đó mà bạn không biết được.
Bạn có thể lập luận rằng điều này chẳng vấn đề vì nhiều người khác cũng đang sử dụng các dịch vụ giống như bạn. Nói như vậy cũng đúng. Nếu bạn truy cập web trực tuyến mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ, bạn đang bị theo dõi. Nếu bạn liên lạc trực tuyến mà không có biện pháp mã khóa, các tin nhắn của bạn không thực sự riêng tư. Nếu bạn sử dụng Facebook và Twitter, bạn đang tiết lộ rất nhiều thông tin về bản thân mà bạn còn chẳng biết chúng sẽ được sử dụng vào mục đích gì.
Vậy nên mọi thứ nằm ở việc bạn có chấp nhận đánh đổi hay không mà thôi.
Theo Lê Nga/Ictnews
Làm thế nào để sao lưu dữ liệu an toàn Phần 1 Dù bạn đang sử dụng một chiếc máy tính để bàn (desktop), một máy tính xách tay (laptop) hoặc ngay cả khi bạn phải điều khiển cả một hệ thống máy chủ server cho một cơ quan thì việc bảo mật và bảo vệ dữ liệu của cá nhân người dùng và của công ty luôn là mục tiêu hàng đầu mà bạn...