Google: Android và Tìm kiếm đang yếu dần
Một số nguồn tin chỉ ra rằng thị phần của Google trong mảng tìm kiếm trực tuyến đã giảm 3% so với cùng kì năm ngoái và tốc độ tăng trưởng của hệ điều hành Android bắt đầu có dấu hiệu suy giảm.
Theo ý kiến của Dominic Sunnebo – Giám đốc mảng chăm sóc khách hàng của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel ComTech cho biết: “Vào cuối năm 2012, bức tranh toàn cảnh về thị trường HĐH thế giới cho chúng ta thấy Android đang dẫn đầu. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng của nó bắt đầu có dấu hiệu chững lại kể từ khi số lượng khách hàng mua smartphone giảm.”
Android dẫn đầu thị trường hệ điều hành thế giới trong năm 2012
Khác với Android, nếu như trước kia, thị phần của Windows Phone ở châu Âu chỉ đạt mức dưới 3% thì ngày nay, “đứa con cưng” của Microsoft đang dần tìm lại vị thế của mình trong khu vực, đặc biệt là ở Anh với 5,9% và Italia – 13,9%.
Đối với thị trường tìm kiếm trực tuyến, thị phần của Google giảm xuống dưới 90% trong tháng 2 năm ngoái – thấp nhất trong 5 năm trở lại đây và điều này đã tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh như Bing, Yahoo! và Ask chia phần. Cụ thể, trong giai đoạn nghỉ lễ Giáng sinh vừa qua (tháng 12), nhờ vào các hoạt động mua hàng trực tuyến, lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tìm kiếm của Google ở Anh đạt 88,35% – tăng 0,77% so với tháng 11. Trong khi đó, lượng người sử dụng dịch vụ tìm kiếm của Microsoft và Ask đạt lần lượt 4,99% và 2,59%.
Video đang HOT
So với các đối thủ khác, Google vẫn được ưa chuộng hơn cả trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến
Nhận xét về tình hình của Google, James Murray, quản lý của dịch vụ marketing Experian cho biết: “Rõ ràng, Google vẫn duy trì được vị thế cạnh tranh với các ông lớn khác trong thị trường Anh. Bằng chứng là lượng người dùng Google cho mục đích tìm kiếm ở đây cao hơn gấp 7 lần so với tổng số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tìm kiếm của các hãng khác cộng lại. Tuy nhiên, Bing của Microsoft đang có những dấu hiệu khả quan khi có đà tăng trưởng và bắt đầu hấp dẫn khách hàng trong thị trường tìm kiếm ở Anh”. Bên cạnh đó, theo ông Murray, vị thế của Bing có được hiện nay chủ yếu nhờ vào các sản phẩm của Microsoft như điện thoại, PC, tablet và công cụ tìm kiếm mặc định của Facebook.
Không những vậy, ông Sunnebo cũng cho rằng “gã khổng lồ phần mềm” cuối cùng cùng tìm được chỗ đứng trong thị trường điện thoại di động khi “Windows Phone giờ đây đã bắt đầu thu được lợi nhuận đáng kể nhờ vào các thị trường trọng điểm ở châu Âu. Tuy nhiên, những gì thu được ở Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn chưa có dấu hiệu tích cực và bài toán doanh thu ở hai thị trường smartphone lớn nhất thế giới này vẫn sẽ làm đau đầu các nhà quản lý của Microsoft nếu họ muốn tiến xa hơn nữa trong năm 2013 này.”
Windows Phone đang dần tìm được chỗ đứng trên thị trường thế giới
Mặc dù Android vẫn giữ vị thế chủ đạo của mình ở một số thị trường lớn của thế giới như Anh, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Úc và Đức nhưng iOS của Apple lại đang dẫn đầu ở Hoa Kỳ và Nhật Bản. Đối với phân khúc các thiết bị cầm tay, Samsung vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của các khách hàng Anh quốc với 35% thị phần, nhiều hơn con số 32% của Apple. Bên hai ông lớn trên, các cái tên khác cũng được người dân Anh quốc đón nhận như một trải nghiệm mới về sử dụng chính là Nokia, theo Tesco.
Theo Genk
Điểm yếu của Facebook Tìm kiếm
Vào năm 2008, Mark Zukerberg phát biểu tại hội nghị công nghệ rằng, lượng thông tin chia sẻ giữa người dùng với nhau hằng năm sẽ tăng gấp đôi.
Nhưng đó chỉ là phỏng đoán chủ quan của một cá nhân và điều này dường như đã không xảy ra. Không những vậy, phát ngôn trên của Zukerberg cũng tạo ra một thách thức đáng kể cho tầm nhìn chiến lược của chính anh với Graph Search - công vụ tìm kiếm mới nhất của hãng.
Tuần qua, CEO của mạng xã hội lớn nhất hành tinh đã cho ra mắt Graph Search - một bản nâng cấp tìm kiếm dành cho điểm yếu "chí mạng" của Facebook và sự kiện này thu hút được nhiều sự quan tâm của cộng đồng công nghệ thế giới. Theo phản hồi của những người dùng thử đầu tiên, Facebook đã cho họ cơ hội trải nghiệm những gì bạn bè họ sẻ chia trên MXH, đó có thể là những nơi hẹn hò lý tưởng hay những nhà hàng bạn của họ hay ăn.
Graph Search - Công cụ tìm kiếm mới nhất của Facebook.
Tuy nhiên, trên thực tế, mọi người chia sẻ dữ liệu với Facebook và Graph Search chỉ đóng vai trò cầu nối giúp họ tìm kiếm những gì người khác sẻ chia với hãng. Đối với những thông tin chưa từng được người dùng biết đến, sẽ không có bất cứ kết quả nào hiện ra nếu bạn muốn tìm kiếm nó và điều này đã khiến Graph Search mất điểm hoàn toàn nếu đem so với Google hay Bing.
Không dừng lại ở đó, Facebook hiện vẫn đang tiến hành thử nghiệm công cụ tìm kiếm của mình trong nội bộ và các nhân viên của họ trở thành những người sử dụng bất đắc dĩ. Theo ý kiến của Kate Losse - một nhân viên của hãng cho biết "sẻ chia đã trở thành một phần trong văn hóa công ty của Facebook". Nhưng, với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhân viên cùng với tầm nhìn của mình, CEO của tập đoàn sẽ tiếp tục "nhào nặn" công cụ tìm kiếm của mình như thế nào?
Trước tiên, chúng ta sẽ xét về những con số ấn tượng của hãng: Trong số 1 tỷ Facebooker như hiện nay, mỗi ngày có khoảng 300 triệu bức ảnh được upload lên MXH. Nhưng khoảng 3 năm trước, khi Facebook chỉ có khoảng 400 triệu người sử dụng, mỗi ngày họ post khoảng 100 triệu bức ảnh. Từ những con số trên chúng ta có thể thấy, hằng năm, hoạt động chia sẻ ảnh trên MXH chỉ tăng khoảng 10% và điều này đi ngược với những tiên đoán ban đầu của Zukerberg trong năm 2008.
Số lượng người dùng của Facebook tăng theo từng năm và không có dấu hiệu giảm
Bên cạnh đó, địa điểm là một loại dữ liệu Facebook đang hướng người dùng chia sẻ và việc này dường như cũng không mấy thành công. Ứng dụng độc lập Places của Facebook đã đi vào dĩ vãng khi người dùng không mấy mặn mà với việc cập nhập thông tin về địa điểm khi đăng một status hay post ảnh lên mạng, đặc biệt với người sử dụng smartphone.
Đối với các kết quả tìm kiếm liên quan tới việc làm, giám đốc kĩ thuật của Facebook - Lars Rasmussen cho biết hãng đã làm việc với Pete Kazanjy - CEO của TalentBin, một công cụ tuyển dụng online cho phép tìm kiếm ứng viên thỏa mãn các tiêu chí về kĩ năng, sở thích và khả năng làm việc của nhà tuyển dụng thông qua các website và mạng xã hội, và hai bên đã đi đến thỏa thuận hợp tác. Tuy nhiên, TalentBin lại bộc lộ những bất cập trong khâu tìm kiếm khi nó không phân tích dữ liệu của toàn bộ các Facebooker và bỏ qua một nửa số người dùng không đăng thông tin về công việc trong hồ sơ cá nhân (profile) của họ. Với nửa số người dùng còn lại, TalentBin chỉ cho phép họ giới thiệu về những công việc trước đó trong... 120 ký tự - bằng 1/15 số ký tự Linkedln dành cho khách hàng của mình sử dụng.
TalentBin - Đối tác hỗ trợ Graph Search của Facebook
Và mới gần đây nhất, Facebook tìm cách tháo gỡ khó khăn trong nỗ lực thúc đẩy khả năng chia sẻ của người dùng thông qua chiến lược mới mang tên "sẻ chia không giới hạn" (frictionless sharing). Tuy nhiên kết quả thu được cũng không mấy khả quan khi các ứng dụng phát triến không nhận được sự hưởng ứng từ phía các Facebooker. Họ cho rằng, thông tin do họ chia sẻ với bạn bè của mình không thường xuyên được tìm thấy và điều này dẫn đến sự hạn chế trong việc đăng tải thông tin lên mạng. Bên cạnh đó, đi kèm với những dữ liệu được đưa lên MXH là những thông tin cá nhân người dùng được chia sẻ công khai và nó đã tạo điều kiện cho những kẻ xấu thực hiện hành vi trêu chọc, lừa đảo,...
Mặc dù Graph Search là điều kiện cần nhưng vẫn chưa phải là đủ đối với thành công của Facebook trong tương lai. Vấn đề trước mắt cần phải giải quyết đó chính là hiện thực hóa những dự đoán của CEO trẻ - Mark Zukerberg và nâng cao khả năng tìm kiếm của Graph Search nếu họ muốn "lần sân" Google hay Bing trong thị trường đầy tiềm năng này.
Theo Genk
Thế giới đang nói gì về Graph Search? Như từng đề cập , Facebook gần đây đã công bố tính năng Graph Search và được cho đây là một trong tam trụ tạo nên hệ sinh thái Facebook. Chi tiết giới thiệu về tính năng mới này độc giả có thể tham khảo tại đây. Như thường lệ, mỗi khi một tính năng quan trọng như thế này ra mắt sẽ...