Google an toàn hơn gấp 5 lần so với Bing
Theo một nghiên cứu mới đây của AV-Test, công cụ tìm kiếm lớn nhất hiện này là Google Search cho ra kết quả tìm kiếm có độ an toàn cao hơn gấp 5 lần so với Bing, công cụ tìm kiếm của Microsoft. AV-Test cho biết rằng các trang kết quả mà Bing đưa ra thường có rất nhiều trang chứa malware gây mất an toàn cho người dùng.
Các nhà nghiên cứu của AV-Test đã dành 18 tháng để theo dõi hơn 40 triệu website – là các website thường hiển thị trong các kết quả tìm kiếm trên các công cụ như Bing và Google – để xem những trang web nào có chứa các trang có malware hay công cụ lừa đảo. Kết quả chi tiết đã được AV-Test xuất bản tại đây, và cho thấy một thắng lợi lớn cho Google.
Theo nghiên cứu, trong 20 triệu website kết quả tìm kiếm mà Google và Bing cung cấp, 272 kết quả tìm kiếm ở Google có chứa malware, trong khi con số của Bing thì cao hơn gần gấp 5 lần: 1285 kết quả. Trong khi đó, công cụ tìm kiếm Yandex của Nga là công cụ đứng top trong việc chứa malware, cao hơn Google gần 10 lần.
“Google phải xử lý từ 2 đến 3 tỷ lượt truy vấn tìm kiếm mỗi ngày, nhưng có một điều rõ ràng là hàng trăm nghìn website chứa malware cũng đang được đưa vào các kết quả tìm kiếm hàng ngày” – đại diện Markus Selinger của AV-Test cho biết.
Người dùng bảo vệ mình như thế nào?
Con số thống kê cho thấy malware hiện nay đang ẩn chứa trong các kết quả tìm kiếm khá nhiều. Tuy nhiên, nếu nhìn toàn diện thì điều này cũng không quá đáng lo ngại. Dựa vào con số mà AV-Test thống kế, nếu như trong hơn 10.921.207 kết quả tìm kiếm từ Google chỉ có 272 malware, thì điều này đồng nghĩa với con số chỉ 0,0025 % kết quả tìm kiếm trên Google là có nguy cơ bị lây nhiễm. Bên cạnh đó, ngay bản thân Google và cả trình duyệt đều có bộ lọc để bảo vệ người dùng.
Video đang HOT
Các trình duyệt hiện nay cung cấp cho người dùng công cụ lọc kết quả, và tất cả các trình duyệt lớn đều đi kèm một danh sách các web “đen”, là các trang không bao giờ được xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Theo khảo sát của NSS Labs, bộ lọc này của trình duyệt khá tốt trong việc nhận diện website lừa đảo; cụ thể, Firefox có thể lọc được 90 % trang web giả mạo, Chrome thậm chí còn tốt hơn với 94 %, đứng ngay sau là Internet Explorer 10 với 92 %, và Safari với 91 %.
Ngoài ra, sử dụng một chương trình diệt virus tốt cũng sẽ giúp bạn tránh các nguy cơ từ trang web lừa đảo lẫn malware. AV-Test cho biết các phần mềm virus có tỷ lệ nhận diện malware trung bình khoảng 92,5%. AV-Test khuyên người dùng luôn cập nhật phiên bản mới cho trình chống virus cũng như trình duyệt web của mình. Với trình duyệt, người dùng cũng không nên sử dụng các add-on và extension đã lỗi thời để tránh các nguy cơ dính phải phần mềm độc hại.
Theo GenK
Facebook Home: Dùng Android để... giết Google
Android ra đời chưa bao giờ là công cụ kiếm tiền trực tiếp cho Google bởi doanh thu từ HĐH này chưa và có lẽ cũng chẳng bao giờ bù được núi tiền Google bỏ ra để phát triển chứ đừng nói đến có lãi. Tất nhiên, Google cũng chẳng phải là tổ chức từ thiện mà lại bỏ ra hàng tỷ USD cho một thứ không để làm gì. Android, nói theo cách dễ hiểu là thứ mà Google tạo ra để thống trị thế giới mobile một cách sâu sắc hơn - điều mà họ chưa làm được khi PC còn là trung tâm của thế giới công nghệ.
Nhưng, Android lại đang bị nghi ngờ sẽ trở thành thứ vũ khí sẽ tăng cường sức mạnh đáng kể cho... đối thủ chính của Google hiện nay: Facebook. Thậm chí, cho đến hiện nay Google còn chưa tìm ra được cách hiệu quả để hạn chế chuyện này.
Facebook và chiến lược dùng Android để tiêu diệt Google
Trước hết để tránh hiểu nhầm xin giới hạn toàn bộ các yếu tố trong bài viết này đều liên quan đến một thị trường là quảng cáo trực tuyến. Lý do rất đơn giản bởi đây đã, đang và nhiều khả năng sẽ tiếp tục là doanh thu chủ yếu của Google và Facebook.
Cuộc chiến nền web gần như đã ngã ngũ hoàn toàn. Google sẽ vẫn tiếp tục thống trị tuyệt đối mảng tìm kiếm - quảng cáo hướng nhu cầu. Trong khi Facebook với thế mạnh mạng xã hội của mình gần như chắc chắn sẽ vượt trội thậm chí chiếm lĩnh hoàn toàn nhu cầu quảng cáo hướng đối tượng. Facebook Graph cho dù có ra đời cũng khó có thể đánh bại Google Search (trừ một số ít mảng nhỏ liên quan nhiều đến kết nối) trong khi Google rõ ràng là đang bất lực trước thành trì quá lớn, mạnh mẽ và vững chắc của Facebook.
Cuộc chiến tiếp theo của hai đại gia này sẽ là cuộc chiến trên nền mobile - cơn sóng mới và dữ dội của thế giới công nghệ. Và đúng như dự đoán của Google, Android đang là chiến trường quyết định kẻ thắng người thua, đáng tiếc, nó lại không được thuận lợi như Google mong muốn bởi sự xuất hiện và chiến lược Facebook Home của Facebook.
Biến vũ khí chiến lược của đối thủ thành vũ khí của mình
Quan trọng hơn: rất nhẹ nhàng nhưng hiệu quả sẽ cao bởi Facebook đang đánh đúng vào điểm "mạnh" mà Android và tư duy Google luôn tự hào: tính mở của sản phẩm.
Android phát triển mạnh như ngày này một phần lớn là nhờ được sự ủng hộ của phần lớn các OEM, những kẻ ngày trước chống lại Nokia và bây giờ là Apple. Việc luôn đứng đối lập và cung cấp một giải pháp hiệu quả để cạnh tranh với những kẻ độc tài - những kẻ đang dẫn đầu thế giới khiến cho vị thế của Android là rất lớn và quan trọng. Để đạt được "tầm nhìn" của mình, Android tự hào với việc mở gần như hoàn toàn với các đối tác. Các đối tác của Google có thể thoải mái tùy biến, thêm chức năng này bớt chức năng kia, customize sao cho phù hợp với nhu cầu của mình...
Và, chính điểm mạnh đó đã tạo cơ hội cho đối thủ chính của Google: Facebook tận dụng tạo ra Facebook Home - thứ khiến cho Google điên thiết trong mấy ngày vừa qua khi tận dụng chính nền tảng lớn mạnh của Android.
Facebook Home, bản chất là một launcher của Android được tích hợp sâu các sản phẩm và dịch vụ của Facebook. Với những thuận lợi do tính mở của Android mang lại, Facebook Home chắc chắn sẽ dễ dàng thâm nhập vào thế giới Android.
Như đã nói ở trên, mục đích chính của Google khi tạo ra Android là hướng người sử dụng dùng các ứng dụng của Google để qua đó kiểm soát và thu tiền từ quảng cáo. Việc Facebook thay toàn bộ các ứng dụng của mình vào Android khiến cho Google không những không được gì mà còn thiệt hại lớn.
Tóm tắt câu chuyện: Google bỏ cả vài tỷ USD làm HĐH Android, phát triển nó nhằm "nuôi" các sản phẩm của mình. Facebook tốn một ít tiền làm launcher (chắc chắn rẻ hơn rất rất nhiều) và "ký sinh" trên đó. Khả năng lan tỏa của Facebook Home chắc chắn rất lớn bởi khả năng quảng cáo và làm UX của Facebook trước nay vẫn được đánh giá cực kỳ cao.
Và, không khó hiểu vì sao Google lại nổi nóng đến như vậy.
Theo genK
Nhận diện giọng nói - tương lai của tìm kiếm di động Từ một công nghệ xa lạ và hoạt động kém chính xác, tra cứu bằng giọng nói đang ngày càng được đầu tư phát triển hoàn thiện hơn và chiếm vị trí quan trọng trên điện thoại di động. Công nghệ nhận diện giọng nói đã xuất hiện từ khá lâu nhưng không thu hút nhiều người sử dụng do các phần mềm...