Golfer là chủ doanh nghiệp BĐS dùng gậy đánh nữ caddy nhập viện
HĐND tỉnh Quảng Nam đang nắm bắt thông tin về vụ một thành viên hội golf (được cho là Đại biểu HĐND của tỉnh) đánh nữ caddy nhập viện.
Ngày 11/12, lãnh đạo HĐND tỉnh Quảng Nam cho biết, đang cử đơn vị chức năng nắm bắt thông tin vụ việc một thành viên hội Golf (Đại biểu HĐND của tỉnh) liên quan đến vụ dùng gậy đánh nhân viên caddie nhập viện, gây xôn xao dư luận.
Nữ caddy nhập viện sau khi bị khách đánh
Tìm hiểu của PV, vụ việc xảy ra vào ngày 6/12, tại sân BRG Đà Nẵng. Thông tin từ CLB Golf Bách khoa Đà Nẵng gửi các CLB Golf trên địa bàn cho thấy, thời điểm này ông D. (thành viên HĐND tỉnh, chủ một doanh nghiệp BĐS lớn tại Quảng Nam) cùng 3 người khác chơi trên sân golf BRG Đà Nẵng.
Trong quá trình chơi, do bất đồng với một caddy (hay còn gọi caddie) khi tính số gậy đã chơi trong một hố, ông D đã dùng gậy driver đập vào người caddy (chị N.A.L), khiến cây gậy bị gãy làm đôi, nữ nhân viên bất tỉnh và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện ở Đà Nẵng.
Video đang HOT
Đại diện CLB Golf Bách khoa Đà Nẵng cho hay, đây là hành vi bôi xấu hình hình ảnh của những người chơi golf Việt Nam và ngành thể thao lành mạnh đang phát triển tốt đẹp, nên CLB này đã tẩy chay golfer D. không được tham dự các sự kiện do CLB Golf Bách khoa Đà Nẵng tổ chức. Đồng thời CLB kêu gọi các hội golf khác cùng “đồng loạt tẩy chay golfer này”.
Một đại diện CLB Golf Bách Khoa Đà Nẵng còn cho rằng, do ông D. là thành viên HĐND Quảng Nam nên có ý che đậy thông tin vụ việc.
Trao đổi về vấn đề này, lãnh đạo HĐND tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện HĐND tỉnh chưa nhận được thông tin hay báo cáo chính thức của cơ quan chức năng về vụ việc. Trước mắt, HĐND tỉnh cử đại diện để nắm thông tin vụ việc.
Do sự việc xảy ra trên địa bàn Đà Nẵng nên sẽ chờ các kết quả điều tra, xác minh thông tin từ các ngành chức năng, địa phương.
Chiều cùng ngày (11/12), chị N.A.L.,nhân viên phục vụ sân golf BRG Đà Nẵng cho biết, hiện sức khỏe của chị đã ổn định sau vụ việc bị khách đánh.
Theo chị L, chị không bị chấn thương sọ não như một số thông tin đăng tải trên các trang mạng xã hội.Chị L cho biết thêm, mọi vấn đề đều đã được giải quyết. Phía công ty thay mặt chị đứng ra giải quyết ổn thỏa. Người đánh chị L cũng đã đến công ty nới chị làm việc gửi lời xin lỗi và mọi chuyện đã giải quyết xong.
“Lúc bị đánh, tôi quá bất ngờ và hoảng loạn tinh thần chứ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tôi chỉ bị thương phần mềm thôi chứ không bị chấn thương sọ não như trên mạng xã hội đưa”, chị L nói.
Trong khi đó, đại diện quản lý sân golf BRG cho biết, đơn vị chỉ nắm thông tin sự việc, còn mọi chuyện giải quyết thế nào là do lãnh đạo sân golf chứ bộ phận quản lý không có quyên phát ngôn.
Được biết, ông N.V.D là Chủ tịch HĐQT tập đoàn hoạt động trong ngành xây dựng và bất động sản của tỉnh Quảng Nam, đồng thời là đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam.
Phóng viên đã liên hệ ông N.V.D qua điện thoại nhưng thuê bao không liên lạc được.
Trước đó, thông tin trên báo chí, khi được hỏi bên lề kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Nam, ông D. cho rằng “đây là việc nhỏ bị xé ra to”, cố ý bôi nhọ cá nhân ông…
Sau thuế, phí xăng dầu đang hành doanh nghiệp
Không chỉ chậm giảm thuế, các loại phí đang đổ vào giá xăng dầu, đẩy giá mặt hàng này tăng cao cũng chưa được bỏ hoặc xem xét lại một cách thấu đáo trong nỗ lực kìm chế lạm phát.
Đơn cử là đề xuất bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu của Bộ Tài chính từ giữa tháng 6 vừa qua, nhưng đến nay không thấy biến chuyển gì khiến giá xăng không thể giảm mạnh như kỳ vọng. Cụ thể, trong 4 lần giảm giá xăng liên tiếp vừa qua, có 2 lần giảm 3.000 - 3.600 đồng/lít xăng, gần đây giảm 450 đồng/lít. Thế nhưng, lần nào Quỹ bình ổn giá xăng dầu vẫn được trích lại 800 - 950 đồng/lít khiến mức giảm của xăng bị cắt gọt. Đơn cử, nếu không trích quỹ, trong 2 lần giảm giá từ 3.000 - 3.600 đồng/lít thì lẽ ra xăng phải được giảm 4.000 - 4.600 đồng/lít. Hay ngày 1.8 vừa qua, nếu không trích Quỹ bình ổn giá 800 đồng thì xăng phải giảm được 1.250 đồng/lít, thay vì giảm có 450 đồng.
Các chuyên gia cho rằng nên xem xét rà soát lại các loại phí đánh vào giá xăng dầu vì đang đẩy giá bán lẻ lên cao. Ảnh NHẬT THỊNH
Trong cơ cấu giá thành một lít xăng dầu, ngoài khoản thuế chiếm gần 30%, số còn lại là phí cũng chiếm hơn 5%. Trong đó, có mức trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu là khá vô chừng. Chẳng hạn, mức trích trước đây khoảng 300 đồng/lít, nhưng nhiều kỳ điều chỉnh giá, khi thấy giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, cơ quan điều hành mạnh tay trích giữ lại quỹ số tiền lớn hơn. Chẳng hạn trích gần cả 1.000 đồng/lít xăng liên tục trong 3 lần điều chỉnh vừa qua. Như vậy, xăng bị mất cơ hội giảm thêm gần 3.000 đồng/lít trong tháng 7.
Ngoài ra, một lít xăng dầu nhập khẩu hiện phải được cộng thêm khoản lợi nhuận định mức, chi phí định mức, chi phí vận chuyển. Ngày 2.8, một ngày sau khi giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm, hàng trăm đại lý bán xăng dầu trên một diễn đàn xăng dầu tỏ ra khá bức xúc khi cho rằng, các đầu mối cung cấp xăng dầu đã giảm chiết khấu xăng dầu quá lớn. Cụ thể, mức chiết khấu trước khi giá xăng dầu điều chỉnh khoảng 600 - 900 đồng/lít (bao gồm phí vận tải khoảng 300 đồng/lít) nay xuống khoảng 200 - 400 đồng. Theo một số chủ cây xăng, việc giảm chiết khấu này để đầu mối bù vào mức giảm giá xăng dầu ngày hôm trước và giá xăng dầu tăng hay giảm thì đại lý bán lẻ chịu thiệt chứ nhà đầu mối xăng dầu không bị ảnh hưởng. Ngoài ra, trong cơ cấu tính thuế giá bán lẻ xăng dầu đến nay vẫn có hiện tượng tính thuế chồng thuế. Chẳng hạn, thuế giá trị gia tăng được đánh 10% trên giá bán ra và cơ cấu giá bán đã gồm các loại thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường. Cũng vì lằng nhằng các loại trích quỹ, chiết khấu, hiện tượng cây xăng đóng cửa, hết hàng vừa tái diễn trở lại với lý do bán càng nhiều càng lỗ.
TS Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng Viện Kinh tế và chính sách, cho rằng nên xem xét rà soát lại các loại phí đánh vào giá xăng dầu vì đang đẩy giá bán lẻ lên cao. Trong đó, chức năng "bình ổn" giá của Quỹ bình ổn giá xăng dầu nay khá mờ nhạt và thậm chí bị hiểu sai, lệch lạc cho nền kinh tế thị trường. Đề xuất bỏ Quỹ này đồng nghĩa với bỏ việc trích lập quỹ, sẽ khiến giá xăng dầu được điều tiết tự nhiên hơn trong một nền kinh tế đã hội nhập sâu với thế giới.
"Tôi băn khoăn chưa rõ tại sao đã có đề xuất bỏ, lại ngay lập tức trích lập rất cao, có phải để bù cho số âm quỹ trước đó? Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành xăng dầu trong thời gian qua liên tục báo lãi, lãi lớn, lãi đậm. Con số này có nằm trong số "lợi nhuận định mức" mà giá xăng dầu phải trích lập miệt mài hay không?', ông Việt đặt vấn đề.
Xăng có thể về 23.000 đồng/lít nếu không trích quỹ bình ổn Việc trích lập quỹ bình ổn cao trong 4 kỳ điều hành gần đây khiến giá xăng dầu bán lẻ trong nước không giảm sâu được như kỳ vọng. Từ 1/8, giá xăng giảm lần thứ 4 liên tiếp, đưa xăng RON95 về mức 25.608 đồng/lít, xăng E5 RON92 về 24.629 đồng. Tương tự, giá các loại dầu (trừ dầu mazut) cũng đồng...