Goldman Sachs nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc
Ngân hàng Goldman Sachs vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2024 và 2025 dựa trên các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng gần đây của nước này.
Bốc dỡ container hàng hóa tại cảng ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 7/9/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo cáo của ngân hàng đầu tư này, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc năm 2024 được dự báo sẽ tăng 4,9%, cao hơn mức dự báo 4,7% được đưa ra trước đây. Mức tăng trưởng dự báo của năm 2025 cũng là 4,7%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với mức đưa ra trước đó.
Theo các nhà kinh tế học của Goldman Sachs, các biện pháp kích thích kinh tế mới nhất của Trung Quốc cho thấy rõ ràng rằng các nhà hoạch định chính sách nước này đã thực hiện một bước ngoặt trong quản lý chính sách chu kỳ và tăng cường tập trung vào nền kinh tế.
Video đang HOT
Cuối tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc đã công bố thông tin gói kích thích tài chính tăng cường của nước này với quy mô hơn 300 tỷ USD.
Những gói kích thích liên tục vào thị trường vốn, bất động sản, tiêu dùng từ cuối tháng 9 đến nay cho thấy, Trung Quốc đang nỗ lực cao nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 5% như đã đề ra. Năm 2023, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 5,3%.
Trung Quốc: Xuất nhập khẩu tăng vượt dự báo trong hai tháng đầu năm
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng vượt dự báo trong hai tháng đầu năm nay. Thông tin này cho thấy thương mại toàn cầu đang khởi sắc và là tín hiệu đáng khích lệ đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi giới chức nước này đang nỗ lực thúc đẩy đà phục hồi kinh tế.
Container hàng hóa được bốc dỡ tại Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 7/12/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Số liệu được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/3 cho thấy xuất khẩu trong tháng Một và tháng Hai vừa qua tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức tăng dự báo 1,9% được đưa ra trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 3,5%, cao hơn mức tăng dự báo 1,5%.
Chuyên gia Xu Tianchen của bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro EIU thuộc tập đoàn the Economist cho biết số liệu khả quan hơn dự đoán này cho thấy sự phục hồi trong thương mại toàn cầu nhờ lực đẩy từ lĩnh vực điện tử. Nhưng chuyên gia này cho hay có được số liệu khả quan như trên cũng nhờ cơ sở so sánh thấp, khi xuất khẩu trong hai tháng đầu năm 2023 giảm 6,8%. Thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng lên 125,16 tỷ USD, cao hơn mức dự đoán 103,7 tỷ USD trong khảo sát nói trên và 75,3 tỷ USD trong tháng 12 năm ngoái.
Trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng trở lại trong hai tháng đầu năm nay, với mức tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, "lội ngược dòng" từ mức giảm 6,9% trong tháng 12/2023. Trong khi đó, xuất khẩu sang châu Âu vẫn giảm 1,3%.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ngày 5/3 đã công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay tương tự như năm ngoái, ở mức khoảng 5%, và cam kết thay đổi mô hình phát triển của nước này, vốn phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu thành phẩm và năng lực sản xuất công nghiệp dư thừa.
Giới chức Trung Quốc đang "vật lộn" với đà tăng trưởng chậm chạp trong năm qua do cuộc khủng hoảng bất động sản, người tiêu dùng trì hoãn chi tiêu, các công ty nước ngoài thoái vốn, các công ty sản xuất đối mặt với nhu cầu yếu và các chính quyền địa phương đang chịu gánh nặng nợ khổng lồ. Sự phục hồi ổn định trong xuất khẩu là cần thiết để giới chức Trung Quốc tin rằng động lực tăng trưởng quan trọng này có giúp thúc đẩy nền kinh tế.
Trung Quốc đã cam kết ban hành thêm các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, sau khi các biện pháp được thực hiện từ tháng Bảy năm ngoái chỉ đem lại tác động khiêm tốn. Nhưng giới phân tích cảnh báo năng lực tài khóa của nước này hiện rất hạn chế.
Nhiều chuyên gia phân tích lo ngại rằng kinh tế Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng trì trệ nếu nước này không có các biện pháp tái định hướng nền kinh tế.
ADB hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á đang phát triển Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 20/9 đã hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á đang phát triển, khi cho rằng khu vực này đang đối mặt với ngày càng nhiều nguy cơ từ lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc và tình trạng lãi suất cao trên toàn thế giới. Cảng hàng hóa ở Thanh Đảo,...