Golden Park Tower hút khách với chính sách bán hàng mới
Sở hữu vị trí đắc địa, căn hộ thiết kế thông minh và hệ thống tiện ích xanh, Golden Park Tower đang gây sốt thị trường BĐS phía Tây Thủ đô. Dịp này, chủ đầu tư dự án còn tung chính sách bán hàng mới hấp dẫn khách hàng.
Từ ngày 16/07/2018 Chủ đầu tư Tây Đô áp dụng chính sách bán hàng mới cho dự án Golden Park Tower. Cụ thể, các khách hàng đã ký HĐMB và thanh toán đủ tiền đợt 1 tương đương 30% giá trị hợp đồng sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ vay lãi suất 0% trong vòng 12 tháng. Còn đối với những khách hàng có nhu cầu thanh toán sớm 70% giá trị căn hộ sẽ được chiết khấu ngay 3%. Chính sách mới của dự án Golden Park đã nhận được sự quan tâm và những phản hồi tích cực từ phía khách hàng.
Golden Park Tower tung chính sách mới tạo “sóng” trên thị trường BĐS
Chị Phương Lan (37 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đang cần tìm mua một căn hộ khu vực Cầu Giấy để tiện đường đi làm và đưa đón con đi học. Sau khi tìm hiểu tôi đã lựa chọn Golden Park Tower vì đây là dự án cao cấp, có vị trí đẹp, thiết kế thông minh lại gần hai công viên lớn, cho các con tôi không gian xanh để vui chơi. Thêm nữa, hiện tại đang có ưu đãi hấp dẫn, chiết khấu cao nên tôi quyết định mua căn hộ trong thời điểm này.”
Tọa lạc tại số 2 Phạm Văn Bạch, ngay ngã tư giao cắt đường Dương Đình Nghệ, Golden Park Tower được hưởng lợi từ hệ thống giao thông thuận tiện với các trục đường huyết mạch của thành phố như: đường Phạm Hùng, đường vành đai 3, đại lộ Thăng Long,… Ngoài ra, vị trí “vàng” còn mang tới cho các cư dân tương lại của Golden Park Tower hệ thống tiện ích sẵn có về văn hóa, giáo dục, y tế, thương mại, khu vui chơi giải trí như: Sân vận động Mỹ Đình, trường ĐH Quốc gia Hà Nội, trường chuyên Amsterdam, The Garden, Keangnam, Lanmark 72…
Ưu thế của dự án Golden Park là vị trí đắc địa
Video đang HOT
Bên cạnh vị trí đắc địa, dự án còn gây ấn tượng với khách hàng nhờ thiết kế thông minh theo tiêu chuẩn xanh, mang tới một không gian sống an lành, gần gũi với thiên nhiên ngay giữa lòng thủ đô với chuỗi hơn 30 tiện ích cao cấp đáp ứng đa dạng nhu cầu sinh hoạt, nghỉ ngơi thư giãn cho cư dân như: Đài phun nước, Vườn cây xanh, tiểu cảnh, Khu đỗ xe nhanh, Khu tập golf mini, Khu ẩm thực, Sảnh lễ tân đón tiếp đẳng cấp 4 sao, Trung tâm thương mại, Bể bơi 4 mùa thông minh, Phòng tập GYM, SPA, Nhà sinh hoạt cộng đồng, Sky bar, Café, Khu vui chơi giải trí.
Đặc biệt, dự án còn gây ấn tượng với thiết kế hệ thống thang kính xuyên suốt 45 tầng tạo điểm nhấn trong kiến trúc, đem tới một không gian sống sang trọng và đẳng cấp.
Được xây dựng trên quỹ đất có diện tích 4.576 m2, dự án Golden Park Tower được định hướng phát triển theo tổ hợp mô hình căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại & văn phòng và khách sạn hạng sang. Các căn hộ Golden Park sở hữu thiết kế khoa học, diện tích linh hoạt từ 82,6 – 132.5, bố trí 2 – 4 phòng ngủ, có 1 hoặc 2 logia đảm bảo thông gió và đón sáng tự nhiên.
Với giá bán hợp lý chỉ từ 39,7 triệu/m2 cùng chính sách bán hàng hấp dẫn, Golden Park Tower hứa hẹn sẽ tiếp tục gây sốt trong thời gian tới.
Minh Tuấn
Theo Vietnamnet
Báo động tín dụng tiêu dùng chuyển sang cho vay bất động sản
Thị trường bất động sản (BĐS) hiện tại đã xuất hiện 2 trong số 5 yếu tố có thể cấu thành khủng hoảng. Tuy nhiên cả 2 yếu tố này vẫn chưa vượt quá mức độ nguy hiểm.
Lệch pha cung - cầu
Tại hội thảo "Chu kỳ khủng hoảng và cơ hội đầu tư BĐS" do báo Thanh Niên tổ chức mới đây, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước khẳng định, trong 5 yếu tố cấu thành bong bóng BĐS, thị trường hiện tại đã xuất hiện 2 yếu tố là sự lệch pha cung cầu và gia tăng mạnh nhà đầu tư thứ cấp.
Cụ thể, ông Phan Trường Sơn - Trưởng phòng phát triển nhà và thị trường BĐS, Sở Xây dựng Tp.HCM khẳng định, BĐS xuất hiện sự lệch pha cung - cầu, thể hiện rõ trong hoạt động của thị trường 6 tháng đầu năm 2018.
Theo đó, nguồn cung của thị trường đang lệch pha nghiêm trọng. Định hướng phát triển của Chính phủ là phân khúc nhà ở vừa túi tiền phải chiếm vai trò chủ đạo, nhà ở trung bình xếp thứ 2 và phân khúc cao cấp nguồn cung thấp nhất.
Năm 2017, con số phân bố nhà ở cao cấp - trung cấp và bình dân lần lượt phân bố 31,3% - 31,1% và 37,6%. Tuy sản phẩm cao cấp vẫn còn khá cao nhưng lượng nhà giá rẻ vẫn tương đối phù hợp. Đến 6 tháng đầu năm nay, con số nguồn cung xuất hiện tình trạng chênh lệch lớn. Nhà ở cao cấp chiếm 41%, trung cấp chiếm 39% và thấp nhất là bình dân chỉ chiếm 19%. Tỷ lệ hoàn toàn đảo ngược với định hướng chung của thị trường khi lượng sản phẩm vừa túi tiền giảm 60%. Cơ cấu phát triển sản phẩm của thị trường đang có xu hướng lệch pha khá nghiêm trọng.
Lý giải nguyên nhân này, ông Sơn cho rằng, năm 2015 khi thị trường mới bước vào giai đoạn phục hồi, nhu cầu đầu tư chưa cao và mục đích mua phục vụ an cư chiếm chủ yếu. Để kích thích thị trường, Chính phủ cũng có nhiều chính sách, nguồn vốn ưu đãi tác động và khuyến khích phát triển nhà ở bình dân. Tuy nhiên từ năm 2017, nguồn vốn ưu đãi không còn, thị trường thiếu sự khuyến khích nên doanh nghiệp không mặn mà với nhà ở xã hội, nhà giá rẻ, chuyển hướng sang phân khúc nhà ở thương mại trung - cao.
Trong 6 tháng đầu năm, thị trường cũng ghi nhận 2 phân khúc có dấu hiệu phát triển "nóng" là đất nền và condotel. Đất nền xuất hiện tình trạng sốt giá ảo ngày càng nghiêm trọng, tình trạng này bắt đầu từ năm 2107 và được kiềm chế ngay giữa năm, tuy nhiên đến cuối năm lại bùng phát trở lại và phát triển mạnh mẽ ở đầu năm 2018. Sự nóng sốt của đất nền thu hút một lượng lớn vốn vay vào BĐS khiến tín dụng tiêu dùng chuyển sang cho vay BĐS chiếm đến 53%, đây là một nguy cơ đáng báo động.
Cơn sốt đất nền cũng hình thành một lượng lớn nhà đầu tư thứ cấp. Sự gia tăng nhà đầu tư, đầu cơ thứ cấp vượt lượng mua thực và đầu tư dài hạn là dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ bong bóng BĐS, nhất là ở phân khúc đất nền.
Khó lặp lại chu kỳ khủng hoảng 10 năm
Tuy nhiên đại diện các cơ quan quản lý nhà nước đều khẳng định, thị trường BĐS 2018 - 2019 sẽ không xuất hiện tình trạng khủng hoảng bong bóng BĐS bất chấp chu kỳ 10 năm.
Theo đó, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM nhận định, thị trường không có khả năng xảy ra bong bóng vì mới có 2/5 yếu tố hình thành khủng hoảng, 3 yếu tố còn lại vẫn ở mức an toàn.
Với yếu tố kinh tế phát triển nóng, ông Châu cho rằng, không có cơ sở cho thấy kinh tế Việt Nam đang phát triển nóng. Nền kinh tế được xem là nóng khi mọi người dân đều dễ dàng kiếm tiền và dòng tiền trở nên dư dả đến mức nhà đầu tư phải tìm đến BĐS làm nơi trú ẩn. Tuy nhiên hiện tại, nền kinh tế thế giới không nóng, thậm chí đang chao đảo vì khủng hoảng xăng dầu, các hiệp định thương mại mới... Kinh tế Việt Nam chỉ ở giai đoạn phục hồi, tăng trưởng tín dụng tối đa đạt 6,81%, không hề có chuyện tăng trưởng nóng.
Với chính sách tín dụng, ông Nguyễn Đức Lệnh, đại diện Ngân hàng Nhà nước nhận định, cuộc khủng hoảng BĐS 2007 - 2008 có sự tác động lớn từ chính sách buông lỏng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng năm 2007 là 37,8% thậm chí từng lên đến 52,3%. Tuy nhiên, trong năm 2017, tăng trưởng tín dụng phấn đấu tối đa cũng chỉ đạt 18,17%, chưa được phân nửa so với năm 2007.
Trong 6 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của TP.HCM là 7,5%, phù hợp với mục tiêu phát triển và chính sách tiền đề của ngân hàng đặt ra trong năm 2018. Tín dụng cho vay trung dài hạn đạt 53%, vay ngắn hạn 47%, tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn tuy có cao hơn nhưng vẫn ổn định, nợ xấu giữ ở mức tầm 3%. Riêng tín dụng vào BĐS chiếm tầm 8-10% trên tổng dư nợ tín dụng, vẫn ở mức an toàn.
Nhà nước hiện có chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng, chặt chẽ và linh hoạt. Sử dụng lãi suất trung tâm để điều hành, can thiệp chặt chẽ vào đồng ngoại hối, đô la, siết chặt chính sách cho vay tiêu dùng vào BĐS, hoàn toàn không có chuyện buông lỏng tín dụng. Bên cạnh đó, nhà nước liên tục ban hành các chính sách quản lý mới, đưa ra nhiều công cụ hành chính điều tiết thị trường, cho thấy sự quan tâm và quản lý sát sao.
Bài học khủng hoảng kinh tế và khó khăn của thị trường BĐS năm 2008 đã giúp thị trường rút ra bài học lớn trong quản lý và điều tiết dòng tín dụng vào BĐS. Doanh nghiệp ngày càng tôn trọng tính kỷ luật, các yếu tố pháp lý, quy luật hoạt động, các nguyên tắc tín dụng của thị trường. Nhà đầu tư thông minh hơn, ngân hàng quản lý linh hoạt hơn, Chính phủ có sự điều tiết hợp lý. Vì vậy, rất khó xảy ra khủng hoảng BĐS trong giai đoạn 2018 - 2019.
Theo Phương Uyên
Diễn đàn doanh nghiệp
Giao dịch bất động sản tại Khánh Hòa giảm mạnh Nếu như quý 1/2018, cảnh sốt đất diễn ra ở hầu hết các phân khúc trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà thì đến quý 2 các nhà đầu tư lại cảm nhận rõ sự im lặng đến đáng sợ. Trong 4 tháng trở lại đây thị trường bất động sản Khánh Hoà đang có dấu hiệu chững lại. Lượng giao dịch từ các...