Gợi ý những cách đảm bảo tài chính cá nhân khi công việc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh
Khi nguồn thu nhập chính của bạn bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân khách quan hãy tìm kiếm những công việc part-time nhưng tạo ra nguồn thu nhập thay thế. Cùng với đó, cắt giảm tối đa những nhu cầu chi tiêu của bản thân để giúp tài chính cá nhân vững vàng nhất.
Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều công ty và tổ chức doanh nghiệp đã hủy bỏ các sự kiện thậm chí cắt giảm các dịch vụ.
Điều này giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh nhưng cũng khiến những ai đang làm công việc tự do, nhân viên tổ chức sự kiện, du lịch, nghỉ dưỡng trở nên bấp bênh. Thay vì bị động đón nhận điều này, bạn có thể chủ động điều chỉnh nó bằng một vài giải pháp hiệu quả sau.
Nghĩ đến những nguồn thu nhập có thể thay thế
Theo Jude Maines, một điều phối viên cuộc họp có trụ sở tại Atlanta (Mỹ) cho biết, cô đã mất tới 6 hợp đồng trị giá gần 800 triệu chỉ trong vòng một tuần và sự lo lắng bắt đầu tăng lên khi nhiều dự án khác cũng đang có nguy cơ bị hủy.
Nhiều người cũng đang ở trong tình trạng giống Jude Maines lo lắng làm thế nào để thu nhập ổn định trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp hơn.
Nhiều người đã nghĩ tới phương án tìm thêm các công việc khác bổ sung như làm phục vụ tại các cửa hàng thực phẩm, siêu thị, hay bán hàng online khi ở nhà.
Theo nhà phân tích tài chính của Birch Investment Management tại South Dakota, ông Brian Berkenhoff thì bạn nên tăng cường dòng tiền kiếm ra và cắt giảm chi phí trong hoàn cảnh thu nhập bị ảnh hưởng vì dịch bệnh.
Nếu thu nhập chính của bạn sụt giảm thì việc tăng thu nhập từ các công việc là cần thiết. Tuy nhiên, bạn vẫn nên dành thời gian để giữ công việc chính của mình. Đặc biệt, những người làm công việc tự do liên quan tới tổ chức sự kiện cũng nên lên kế hoạch cho những thời kỳ biến động và tìm giải pháp cho tình huống khách quan.
Kể cả khi tình hình dịch đã được cải thiện, bạn vẫn có thể chủ động làm cả hai công việc cùng một lúc. Điều này cũng vẫn có lợi với thu nhập cá nhân.
Điều chỉnh lại các hóa đơn cần thanh toán
Video đang HOT
Có một thực tế diễn ra rằng khi thu nhập của bạn giảm thì những hóa đơn vẫn cần phải thanh toán. Đây chính là cơ hội để bạn cắt giảm những khoản chi tiêu không thật sự cần thiết.
Những chi phí cần bỏ ra lúc này là chi phí thiết yếu và ưu tiên hàng đầu của bạn. Đối với những người có khoản vay phải trả thì nên thỏa thuận với người cho vay để tìm ra phương án tối ưu nhất.
Những giải pháp này phù hợp với những người lao động trong trạng thái làm việc độc lập, tự do. Còn đối với những người thuộc nhóm có mức thu nhập ổn định, giải quyết vấn đề này sẽ khó hơn rất nhiều.
Đối với những ai không có sẵn một khoản tiết kiệm tiêu dùng khẩn cấp đều tốt nhất nên giải quyết cho những chi phí phải trả là sử dụng thẻ tín dụng có lãi suất thấp. Sau đó, dùng thu nhập cuối tháng để hoàn lại mức phí đó.
Trong những trường hợp khẩn cấp, một quỹ tiết kiệm là vô cùng cần thiết. Nếu bạn đã có một quỹ khẩn cấp thì vẫn cần cắt giảm những thứ không cần thiết trong cuộc sống để đảm bảo quỹ này sẽ tồn tại cho đến khi mọi việc quay trở lại như ban đầu.
Thường xuyên "viêm màng túi" khi mới giữa tháng, đây là 10 quy tắc sử dụng tiền bạc mà chị em nên áp dụng ngay
Thực hiện đúng và đủ 10 quy tắc sử dụng tiền bạc này đảm bảo chị em lúc nào cũng sung túc, thoải mái trong tài chính cá nhân mà không sợ ảnh hưởng tới tài khoản tiết kiệm.
1. Đầu tư vào bản thân
Đầu tư cho tương lai bằng việc đầu tư cho bản thân sẽ luôn luôn đúng đắn. Bạn nên bắt đầu thực hiện càng sớm càng tốt. Bởi trải nghiệm và tiếp thu kiến thức càng sớm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Bạn nêu ưu tiên việc đầu tư vào bản thân bằng cách học tập và trải nghiệm thực tế. Có thể đọc sách, tham gia các khóa học trực tuyến, lấy các chứng chỉ hoặc đăng ký các chương trình phát triển bản thân... đều là những lựa chọn giúp bạn thăng tiến trong công việc và kiếm được nhiều tiền hơn.
2. Nâng cao kỹ năng
Trung bình mỗi người làm việc 8 giờ, ngủ 8 giờ và có 8 giờ để làm các việc khác. Bạn đang bán thời gian làm việc để có thu nhập và duy trì sức khỏe qua giấc ngủ, nên khó có thể rút ngắn thời gian ở khung giờ này. Vì thế cách duy nhất là bạn nên tận dụng 8 giờ còn lại một cách khôn ngoan. Ví dụ như nâng cao các kỹ năng hoặc học thêm kỹ năng mới, thay vì ngủ hay lướt mạng xem những thứ vô bổ.
3. Cẩn thận khi cho bạn bè và người thân vay tiền
Rất nhiều trường hợp cho vay tiền đã gặp cảnh không đòi được nợ hoặc rạn nứt tình cảm vì người vay chây ì chậm trả. Chính vì vậy, tránh để tình trạng trên diễn ra cũng như không làm gián đoạn tài chính cá nhân bạn nên hạn chế cho người khác vay tiền. Khi đồng ý cho vay cũng nên cân nhắc thật kỹ.
4. Chi tiêu ít hơn, bạn sẽ tự do, linh hoạt
Nhiều chuyên gia đã khuyên bạn nên chi tiêu ít đi vì chúng thực sự mang tới hiệu quả. Vì đơn giản việc bạn cố gắng làm việc để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đầy đủ của bản thân cũng khiến bạn mệt mỏi đến mức nào. Việc cắt giảm chi tiêu sẽ giảm bạn giảm được gánh nặng tài chính, thậm chí tăng nguồn tiền tiết kiệm nếu vẫn có nguồn thu nhập tương tự.
5. Thực hiện quy tắc 24 giờ
Nhiều chị em thường mua sắm vì cảm xúc, không phải cần thiết. Những món đồ này thường tiêu tốn khá nhiều tiền mà không đem lại lợi ích cụ thể cho cuộc sống của bạn. Để cắt giảm chi phí này, bạn nên tuân theo quy tắc 24 giờ. Tức là hãy suy nghĩ thật kỹ có nên mua món hàng đó trong vòng 1 ngày. Áp dụng quy tắc này bạn sẽ ngạc nhiên về số lượng đồ đạc đã tránh phải rước về nhà.
6. Dành một phút mỗi ngày kiểm tra chi tiêu
Chỉ tốn một chút thời gian nhưng cho phép bạn kiểm soát chi phí sát sao vào mỗi ngày. Điều này giúp bạn sớm phát hiện những chi phí không cần thiết, giữ lại được nhiều tiền trong ví, cũng như xác định số tiền bạn cần tiêu mỗi ngày.
7. So sánh trước khi xuống tiền
Một mẹo nhỏ để tránh mua sắm quá lố là so sánh giá cả. Việc so sánh có thể diễn ra trên một sản phẩm giống nhau của nhiều hãng, hoặc cùng giá thành thì bạn có thể mua được những mặt hàng nào. Cách làm này sẽ giúp bạn chi tiêu theo hướng khôn ngoan nhất.
8. Hạn chế mua đồ giảm giá
Nhiều cô nàng sẽ lao vào mua đồ giảm giá nếu thấy các thông tin về con số hấp dẫn mình. Tuy nhiên, giảm giá chính là con dao hai lưỡi khi bạn sẽ va vào tình trạng mua rất nhiều những thứ mình không thực sự cần.
Để đừng rơi vào những mánh khóe này, bạn cần hạn chế việc mua đồ giảm giá. Chỉ mua những món đồ mà mình thực sự cần sau khi áp dụng quy tắc 24 giờ.
9. Đi mua sắm một mình
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đi mua sắm với bạn bè sẽ khiến bạn chi tiêu nhiều hơn rất nhiều. Hơn nữa, tâm lý chung của các cô gái là luôn muốn mình bằng bạn bằng bè, nên thường sẽ chi nhiều tiền hơn.
Vì thế khi gặp bạn bè hãy đi công viên, cà phê thay vì cùng mua sắm. Cũng đừng lấy mua sắm để giải khuây.
10. Bỏ suy nghĩ tiêu cực về tiền bạc
Nếu bạn cứ suy nghĩ mình không thể kiếm được nhiều tiền thì chắc chắn điều đó sẽ xảy ra. Nếu không tin mình làm được, bạn sẽ luôn cảm thấy công việc hàng ngày trở nên mệt mỏi, không có ý nghĩa và hiệu quả.
Các chuyên gia tâm lý cũng chỉ ra rằng, việc đặt niềm tin vào suy nghĩ tích cực là thứ rất cần thiết. Tức là khi bạn tin mình giàu thì bạn sẽ có quyết tâm, động lực để làm điều này. Suy nghĩ tích cực sẽ tác động tới tâm lý, hành vi.
NuNu - Nhịp Sống Kinh Tế
Lời khuyên sử dụng tài chính cá nhân hữu hiệu nhất dành cho chị em ở độ tuổi 30 Ở độ tuổi này chị em nên cẩn trọng trong việc sử dụng tài chính cá nhân để tránh rơi vào bẫy rủi ro. Ở độ tuổi 30, chị em bắt đầu quan tâm hơn tới việc đầu tư và sử dụng tài chính cá nhân cho hiệu quả. Ngoài tâm lý tiết kiệm, việc sinh lời từ số tiền bạn kiếm được...