Gợi ý 5 món ngon bổ dưỡng từ cá, mẹ tha hồ đổi món cho cả nhà
Chị em hãy lưu lại công thức làm các món ngon từ cá này dể dùng dần nhé.
Nguyên liệu: 1 con cá chép (hoặc loại cá bạn thích), 300 gram dưa chua, 2 quả cà chua, thì là, hành lá, giấm bỗng, gia vị.
Cách làm
- Rau rửa sạch, cắt khúc. Để ráo nước. Dưa muối rửa qua nước và bóp cho bớt chua, bớt mặn. Cá làm sạch, bỏ nội tạng và cho vào chảo rán sơ để khi nấu không bị nát.
- Bắc nồi lên bếp, cho một lượng dầu ăn vừa phải và bỏ cà chua bổ múi cau vào xào, tiếp đó thêm dưa chua và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Khi dưa mềm, ngấm gia vị, đổ nước sôi vào ngập mặt dưa và đun tiếp đến khi dưa nhừ. Thả cá vào nồi dưa đang sôi và đun lửa liu riu. Khi dưa nhừ, thịt các đã chín, cho thêm giấm bỗng với lượng phù hợp, nêm lại gia vị cho vừa ăn. Sau đó, bỏ hành lá, thì là vào nồi đợi sôi lại thì tắt bếp. Cá om dưa nên ăn nóng để không bị tanh.
Cá trắm kho đậu phụ
Nguyên liệu: 1 con cá trắm cỏ (hoặc loại cá khác tùy thích), 1 miếng đậu phụ, 1 củ hành tây, 100 gram nấm kim châm, 50 gram giá đỗ, 1 củ tỏi, 5 lát gừng, ớt chuông xanh, đỏ, 1 quả trứng, rau mùi, tinh bột bắp, gia vị (nước tương, tiêu, rượu trắng, giấm).
Cách làm:
- Cá trắm rửa sạch, cắt khúc và ướp với rượu, tinh bột bắp, một quả trứng gà trong khoảng 15 phút rồi đem đi chiên vàng.
- Đậu phụ cắt miếng vừa ăn và đem chiên vàng 2 mặt.
- Tỏi bóc vỏ băm nhỏ. Hành tây thái mỏng. Giá và nấm rửa sạch, để ráo. Ớt chuông, rau mùi rửa sạch, cắt vừa ăn.
- Cho hành tây, gừng, tỏi và nồi, xếp một lớp nấm và giá lên trên. Tiếp tục xếp thêm một lớp đậu phụ rồi cho cá lên trên cùng. Thêm nước tương, giấm và một bát nước sôi. Bắc nồi lên bếp và om nhỏ lửa trong khoảng 10 phút. Sau đó thêm ớt chuông, rau mùi, hạt tiêu vào đun cho cá sôi trở lại thì tắt bếp và thưởng thức.
Video đang HOT
Chả cá
Nguyên liệu: 300 gram cá phi lê (cá thu hoặc cá basa), 200 gram tôm đã bóc vỏ, 25 gram tinh bột bắp (hoặc bột năng, bột khoai tây), 20 gram bột mì, 1 lòng trắng trứng gà, 5 viên đá lạnh, 1/3 củ hành tây, 3 tép tỏi, vài nhánh hành lá, thì là, tiêu, đường, nước mắm, dầu ăn.
Cách làm:
- Hành tây, hành lá, thì là, tỏi băm nhỏ. Cá và tôm rửa sạch, thấm khô nước và cắt miếng nhỏ.
- Cho cá, tôm, hành tây, hành lá, thì là, tỏi, bột mì, bột năng, lòng trắng trứng, đá lạnh, vài thìa dầu ăn vào máy và xay nhuyễn. Khi thấy các nguyên liệu hòa quyện thành khối dẻo thì dừng lại. Cho hỗn hợp cá ra bát. Nặn chả cá thành từng viên tròn hoặc dẹt tùy theo sở thích.
- Bắc chảo lên bếp, đổ một lượng dầu ăn vừa đủ và đun nóng. Thả từng viên chả cá vào chảo và chiên với lửa vừa. Khi miếng chả cá đã vàng đều hai mặt thì vớt ra và thưởng thức.
Nguyên liệu: 1 con cá diêu hồng (hoặc loại cá khác tùy thích); 1 củ hành tây; gừng, hành tím, hành lá, ngò, tỏi, ớt, tiêu xay, dầu hào, hạt nêm, xì dầu (nước tương), muối, đường.
Cách làm:
- Cá làm sạch và để ráo nước. Hành tây bóc vỏ, thái múi cau. Gừng thái sợi hoặc thái lát, hành tím và tỏi băm nhỏ. Hành lá thái nhỏ.
- Ướp cá với 1 thìa hạt nêm, nửa thìa muối, 1 thìa dầu hào, 1 thìa nước tương, 1 thìa hành và tỏi băm, một chút tiêu xay và để trong khoảng 30 phút.
- Xếp cá đã ướp vào một chiếc đĩa sâu lòng, đổ cả phần nước sốt vào. Đặt hành tây và gừng lên trên và bỏ vào xứng hấp trong khoảng 30 phút. Phi thêm một chút hành, tỏi băm để rắc lên cá. Khi cá chín, lấy đĩa cá ra ngoài và rắc hành tỏi phi lên trên là có thể thưởng thức.
Nguyên liệu: 1 bát cá khô, 350 gram thịt ba chỉ, 3 củ hành khô thái lát mỏng, 4 tép thỏi băm, 1 trái ớt sừng băm nhỏ, vài nhánh hành lá thái nhỏ, nước mắm, đường, hạt tiêu xay, ớt khô, ớt sa tế, gia vị.
Cách làm:
- Thịt ba chỉ rửa sạch, lọc bỏ phần da và thái miếng nhỏ, tương đương với kích thước của cá khô.
- Cá khô ngâm nước khoảng 10 phút rồi đem rửa lại với nước sạch và để ráo.
- Chô 5 thìa canh nước mắm, 4 thìa canh đường, 1 thìa canh nước lạnh, 1 thìa cà phê tiêu, nửa thìa cà phê ớt khô, 1 thìa canh ớt sa tế vào bát và khuấy đều. Tùy theo độ mặn của cá mà bạn có thể gia giảm lượng nước mắm. Nếu không muốn ăn cay, bạn cũng có thể giảm lượng ớt.
- Bắc chảo lên bếp, cho một lượng dầu ăn vừa phải vào chảo và bỏ thịt ba chỉ vào xào. Khi thịt chuyển sang màu vàng nâu thì bỏ hành tím, ớt sừng và tỏi vào đảo đều cho dậy mùi thơm. Tiếp đó, bỏ cá khô vào xào chung khoảng 5 phút.
- Cho hỗn hợp nước mắm đã chuẩn bị trước đó vào và đun với lửa nhỏ đến khi phần nước sánh lại là được. Rắc thêm hành lá, đảo đều tay là có thể tắp bếp, bày thức ăn ra đĩa.
Cá hồi đắt tiền là thế nhưng chế biến sai lầm thì ăn dở ngay, và đây là những mẹo cần biết để có món cá hồi ngon tuyệt đỉnh!
Với phi lê cá hồi, bạn có biết cách phân biệt các phần thịt phi lê và cần lưu ý những gì để giữ trọn vẹn hương vị, giá trị dinh dưỡng khi chế biến?
Cá hồi có thịt chắc, thớ săn, màu hồng tươi, mềm và béo ngọt rất thích hợp để chế biến thành nhiều món khác nhau nhưng nổi bật trong mâm cơm của chúng ta là đầu cá hồi nấu canh chua, vây cá hồi chiên xù, cá hồi nguyên khứa sốt cà/kho tiêu. Với phi lê cá hồi, phương Tây ưa chuộng kiểu nướng, quay chậm, chần, áp chảo ăn cùng rau hoặc cơm mà bạn có thể áp dụng để đa dạng thực đơn.
1. Tên gọi và cách nhận biết vị trí các loại phi lê cá hồi
Theo trang Salmon Academy, đầu bếp sẽ pha lóc cá hồi Na Uy theo 5 lát cắt tạo thành những phần phi lê cá hồi ngon.
Thịt thăn trên (top loin): Không phải phần thịt mềm nhất nhưng hương vị nổi trội được xem là phần phi lê cao cấp nhất của cá hồi. Với tỷ lệ mỡ cao rất lý tưởng cho tất cả các phong cách nấu ăn, đặc biệt là nướng, luộc, áp chảo, hun khói. Nhìn vào miếng phi lê, bạn sẽ thấy đường vân trắng hình chữ V chạy dọc.
Thịt thăn (loin): Phần thăn mềm mại, cân bằng giữa chất béo và thịt khiến thăn trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho món sashimi (cá sống), sushi. Nhận biết phần thịt thăn bằng cách quan sát những đường vân trắng nằm xiên chạy dọc miếng phi lê.
Thịt gần đuôi (second cut): Trong các loại phi lê cá hồi, phần thịt gần đuôi là nhỏ nhất và mỏng nhất. Nhìn vào miếng phi lê, nếu thấy vết đường xương sống ở giữa thì đó là phần thịt gần đuôi. Bạn có thể tùy ý chế biến thịt gần đuôi theo nhiều kiểu.
Thịt đuôi (tail): Phần phi lê giống chữ V, có thể còn dính đuôi cá hoặc không.
Bụng cá (belly): Là phần dưới cùng của phi lê cá với những đường mỡ dày màu trắng chạy dọc phần thân, kéo dài hai phần ba trên toàn bộ miếng phi lê về phía phần đuôi. Phần bụng cá này đem chiên giòn, sốt mắm tỏi, ăn lẩu hoặc nấu canh. Với nồng độ acid béo omega-3 cao nhất, bụng cá là món ngon khi tiêu thụ vừa đủ.
2. Mẹo chế biến dành riêng cho cá hồi giúp món ăn trở nên tỏa sáng hơn
Với phi lê cá hồi có nhiều phương pháp chế biến nhưng quan trọng là nấu vừa chín tới để đảm bảo vẹn nguyên hương vị, độ béo, ngọt và mềm mọng của thịt cá.
Giữ da cá hồi: Nếu là cá hồi áp chảo, hãy chọn miếng phi lê dính da vì phần da sẽ lên màu rất đẹp khi nướng, áp chảo, đặc biệt là bảo vệ phần thịt cá không bị nát khi tiếp xúc với lửa và chảo. Sau khi chế biến xong, bạn có thể loại bỏ da nếu không thích nhưng trước đó hãy giữ lại nhé.
Kiểm tra độ chín của cá: Trang ẩm thực Bonappetit chia sẻ rằng, xiên thanh kim loại vào thịt cá nếu phần thịt trong vẫn còn lạnh là chưa chín, ấm ấm là đạt độ chín. Với cách này sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của món ăn khi dọn ra thưởng thức. Thay vào đó, hãy cắt lát mỏng thịt cá, dùng nĩa kiểm tra độ tơi, thớ thịt tơi dễ dàng thì cá chín hoàn hảo rồi đấy.
Cộng hưởng hương vị: Đối với cá hồi chần sẽ dễ bị nhạt nhẽo vì cá tiếp xúc với nước, thử làm đậm đà vị của cá bằng sự kết hợp vị chua của vài lát chanh tươi, mùi thơm của hương thảo, cay nồng của tiêu sọ nhé!
3. Dinh dưỡng từ cá hồi
Cá hồi như các loại cá khác là rất giàu protein, điểm cộng của cá hồi là hàm lượng acid béo omega-3 dồi dào, 100 gram cá hồi nuôi có 2,3gr acid béo omega-3, cá hồi tự nhiên chứa 2,6gr. Một phân tích năm 2012 của 16 nghiên cứu cho thấy việc sử dụng 0,45 - 4,5gr acid béo omega-3 mỗi ngày làm cải thiện đáng kể về chức năng động mạch. Có rất nhiều bài viết chi tiết về giá trị dinh dưỡng của cá hồi để bạn tìm đọc.
Về phương pháp chế biến cá nói chung, theo trang Healthline luộc, hấp, nướng, áp chảo là 4 kỹ thuật nấu giúp bảo toàn lượng acid béo omega-3. Chiên sẽ tăng lượng chất béo trong cá do đó hãy áp chảo thay vì chiên ngập dầu. Luộc và hấp là nấu ăn ở nhiệt độ thấp giúp bảo toàn các acid béo omega-3. Nướng cá trong giấy bạc hoặc đút lò giúp hương vị thơm ngon và ít thất thoát omega-3.
Cách làm cá hấp xì dầu Phương pháp ướp và chế biến dưới đây bạn có thể áp dụng với nhiều loại cá. Món ăn hấp dẫn nhờ hỗn hợp xì dầu gừng đậm vị.