Gợi ý 5 laptop cấu hình khoẻ, tầm giá 13 triệu cho sinh viên
12 – 13 triệu đồng là mức giá hợp lý khi lựa chọn máy tính xách tay cấu hình khá cho sinh viên.
Một năm học mới sắp tới, và máy tính xách tay đang trở thành một trong những công cụ học tập không thể thiếu của các sinh viên. Nhiều phụ huynh đang khá lúng túng khi tìm mua sản phẩm này do có quá nhiều sự lựa chọn trên thị trường.
Cần lưu ý 4 yếu tố dưới đây khi mua máy tính xách tay cho sinh viên:
● Tính di động cao: Đây là yếu tố quan trọng khi lựa chọn máy tính xách tay cho sinh viên. Họ sẽ phải mang theo máy cùng với sách vở lên giảng đường nên một chiếc laptop gọn nhẹ sẽ là ưu tiên hơn cả.
● Sức mạnh xử lý phù hợp: cấu hình của máy cần đáp ứng tốt các nhiệm vụ văn phòng cơ bản, chạy mượt tác vụ phổ biến
● Tuổi thọ pin dài: Một chiếc laptop có tuổi thọ pin 7 – 8 giờ sẽ hợp lý hơn cả, vì chúng đủ dùng cho cả ngày dài trên giảng đường.
● Giá bán hợp lý: Tầm giá 12 – 13 triệu đồng có rất nhiều mẫy máy tính xách tay cấu hình khoẻ cho các sinh viên lựa chọn. Ngoại trừ các sinh viên học ngành kiến trúc, đồ hoạ, lập trình – cần laptop cấu hình cao và “trâu” thì laptop tầm giá hơn 10 triệu đã có thể đáp ứng tốt các yêu cầu học tập và giải trí cơ bản.
Dưới đây là 5 gợi ý laptop cấu hình khoẻ, tầm giá 13 triệu cho sinh viên:
Ưu điểm lớn nhất của chiếc laptop này là thiết kế hiện đại, được nhiều sinh viên năng động ưa chuộng. Đồng thời, với sức mạnh hiệu năng của chip và đồ hoạ Intel UHD, sản phẩm cho phép sinh viên chơi tốt các game phổ biển, xử lý “ngon” các tác vụ cũng như giải trí cơ bản như lướt web, xem phim, nghe nhạc,..
Máy cũng có trọng lượng 1,3kg nên rất nhẹ khi bỏ vào ba lô và mang theo tới trường, sử dụng tại thư viện hay đi du lịch. Chưa hết, laptop MSI còn có độ bền chuẩn quân đội MIL STD 810G nên sẽ có khả năng chống rung, nhiệt độ, độ ẩm, bụi bẩn,… hoàn cảnh khắc nghiệt, giúp kéo dài tuổi thọ cho máy.
Giống như laptop MSI, Dell Vostro 3510 i3 1115G4 cũng có chung cấu hình chip bộ nhớ nhưng lại sở hữu màn hình lớn hơn, cho phép các bạn trẻ tương tác thoải mái, rộng rãi hơn. Điểm nhấn khác của máy chính là hệ thống âm thanh rõ ràng, sống động, vỏ máy màu đen nên tạo cảm giác sang trọng và phong cách.
Chưa hết, laptop Dell Vostro còn được trang bị đầy đủ các cổng kết nối: 2 cổng USB 3.2, 1 cổng HDMI, Jack tai nghe 3.5 mm, LAN (RJ45) và USB 2.0, hỗ trợ liên kết với nhiều thiết bị ngoại vi để đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên.
HP 245 G8 R5 5500U được trang bị chip AMD Ryzen 5 5500U RAM 8GB SSD 256GB đồ hoạ Radeon nên có thể xử lý tốt các tác vụ văn phòng. Hơn thế nữa, giá bán của chúng cũng rất hợp lý với nhiều sinh viên.
Vỏ máy có thiết kế thanh lịch và sáng, đẹp với trọng lượng vừa phải – 1,47kg. Màn hình 14 inch có độ phân giải Full HD cùng độ sáng 250 nit, cung cấp góc nhìn rộng đến 178 độ và công nghệ Anti Glare chống chói, loá nên sẽ bảo vệ mắt tốt hơn.
Cùng là dòng laptop Dell nhưng Dell Inspiron 15 3511 i3 1115G4 lại có bộ nhớ RAM chỉ bằng một nửa so với Dell Vostro trong danh sách. Bù lại, màn hình của máy cũng cực “chất” với cùng kích cỡ 15,6 inch, độ phân giải full HD, cho trải nghiệm chân thực và sắc nét. Kết hợp cùng công nghệ âm thanh Realtek ALC3204, sinh viên sẽ có thể học tập – giải trí rất hữu ích với chiếc laptop này.
Dễ thấy, HP Pavilion X360 14 dy0172TU i3 1125G4 nổi bật nhất trong danh sách này vì có bản lề với góc mở 360 độ cực linh hoạt. Do đó, các sinh viên có thể sử dụng chúng như một chiếc máy tính bảng hoặc chế độ lều, dễ dàng làm việc nhóm. Ngoài ra, máy chỉ có trọng lượng 1,525kg vừa phải, mặt lưng kim loại nên có độ bền cao.
Sản phẩm được cung cấp sức mạnh bởi con chip Intel thế hệ thứ 11, có thể xử lý mượt mà các tác vụ thông thường. Mặc dù chỉ có RAM 4GB DDR4 2 khe – bằng một nửa so với các “đối thủ” nhưng thiết bị cũng hỗ trợ ổ cứng có thể tháo rời; màn hình 14 inch sắc nét, có độ phân giải cao, hứa hẹn trở thành công cụ đắc lực trong học tập.
Học trò chuẩn bị thi cuối kỳ, thầy giáo "doạ nhẹ" vài câu gây tái mặt: Không dám lặp lại 1 hành động quen thuộc này!
Ví dụ thầy giáo đưa ra có phần gây hoang mang và phũ phàng, nhưng cũng đúng lắm đó các bạn sinh viên ơi!
Từ trước đến nay thường truyền tai nhau rằng: "Làm sinh viên rất nhàn, không phải trả bài mỗi ngày như thời phổ thông, chỉ cần đến lớp điểm danh là xong". Cứ thế, tin đồn ấy lan xa và trở thành một thứ động lực to lớn cho bao thế hệ học sinh phổ thông.
Thế nhưng, đó chỉ là phần nổi trong quá trình học. Đúng là thời sinh viên, thầy cô ít kiểm tra bài cũ, 15 phút hơn mà dành toàn thời gian giảng dạy. Nhưng khối lượng kiến thức đó không thể không học mà dồn vào cuối kỳ, cuối khoá để kiểm tra một thể. Vì thế mà có không ít bạn sinh viên đến khi trả bài cuối khoá mới bắt đầu cuống quýt đi học ngày học đêm.
Vì đã chứng kiến nhiều trường hợp sinh viên thức đêm dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Cho nên, khi hướng dẫn sinh viên làm bài, một thầy giáo đã nhắc nhở sinh viên của mình nên ôn tập từ sớm để tránh gây hại đến sức khoẻ trong một clip TikTok mới được chia sẻ gần đây.
Nhắc sinh viên ôn bài, thầy giáo nói 1 câu khiến học trò cũng khiếp vía (Nguồn: TikTok @hocgv)
Tuy nhiên, không phải là những lời lẽ thường thấy như: Các em nên học sớm để giữ gìn sức khoẻ, hay ôn sớm để kiến thức được chắc hơn... mà thầy giáo đưa ra một ví dụ thực tế khá đáng sợ.
Cụ thể, thầy tâm sự: "Mà tôi nói các em ấy, sinh viên K56 có một ông thủng dạ dày. Thức đêm nhiều quá, ngày chơi xong đến lúc làm bài tập lớn thì dồn. Dồn làm bài tập lớn, thức ngày thức đêm rồi uống cafe, loét dạ dày, đi cấp cứu... mà môn thì vẫn trượt!"
Câu chuyện thầy giáo này kể được lấy từ ví dụ thực tế, khá giống với tâm lý và hoàn cảnh của các sinh viên khi chủ quan cho rằng thời gian còn dài để phải chạy nước rút về sau. Chính vì tâm lý lo sợ, không biết bảo vệ sức khoẻ kết hợp với uống cafe nhiều nên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ. Ấy thế nhưng, sau tất cả những đau thương ấy thì vẫn bị... trượt môn.
Kết quả "trượt môn" này cũng hoàn toàn có thể lý giải được. Có lẽ nam sinh này vì nhập viện nên không có nhiều thời gian ôn tập như mong muốn. Cộng thêm tâm lý học dồn, học vớt vát nên không hiểu kĩ bài, dẫn đến chuyện bài kiểm tra không làm được.
Nhiều sinh viên có thói quen cuối môn mới bắt đầu lao đầu vào học. Nhiều bạn thức liền tù tì đến 3h sáng, ngày chỉ ngủ 3-4 tiếng là chuyện bình thường. Đây là thói quen cực tai hại, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thi mà còn gây nguy hại cho sức khoẻ. (Ảnh minh hoạ)
Sau khi nghe lời khuyên của thầy, sinh viên nào cũng thấm thía, bên cạnh đó là sợ hãi và tự hứa sẽ chủ động làm bài tập thật sớm để không bị rơi vào hoàn cảnh như ví dụ trên.
- Rồi xong, không sinh viên nào dám "nước đến chân mới nhảy" nữa luôn.
- Đã bị loét dạ dày rồi mà vẫn không qua môn thì không ai dám lười đâu thầy ơi!
- Đang hì hục làm Khoá luận tốt nghiệp, xem clip này xong em cũng xin phép đi ngủ.
- Thầy nói quá chuẩn, hầu như sinh viên nào cũng chủ quan, sát ngày mới chạy deadline ngập mặt.
Những lời của thầy giáo cực thấm và khiến cho nhiều bạn sinh viên thức tỉnh. Đây cũng là bài học dành cho các bạn sinh viên, đừng liều mình đến cuối kì mới học "chạy nước rút" nữa! Thông thường các thầy cô sẽ thông báo lịch thi trước hẳn 1 tháng khi đi dạy hoặc báo trên cổng thông tin trường đại học.
Do đó, sinh viên nên phân bổ thời gian học cho hợp lý, hạn chế việc thức khuya trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bên cạnh đó, việc ôn thi sớm cũng giúp bạn chủ động thời gian. Nếu gặp câu nào khó, bạn sẽ có thêm thời gian nghiền ngẫm hoặc hỏi chính giảng viên phụ trách mình.
Nigeria: Thêm 30 sinh viên được trả tự do sau 7 tháng bị bắt cóc Một quan chức bang Kebbi của Nigeria ngày 9/1 cho biết các tay súng tại bang này đã trả tự do cho 30 sinh viên và 1 giáo viên sau 7 tháng giam giữ. Lực lượng an ninh Nigeria gác tại cổng trường đại học ở bang Kuduna nơi 39 sinh viên bị bắt cóc, ngày 12/3/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo người...