Gợi ý 3 “bí kíp” giúp bạn mua được nhà trả góp với mức lương hàng tháng chỉ 10 triệu đồng
Khi giá nhà đất tăng cao thì với những người có thu nhập thấp chỉ 10 triệu đồng/tháng muốn sở hữu một ngôi nhà cần lên kế hoạch và bài toán chi tiêu rõ ràng.
Lên kế hoạch chi tiêu để chuẩn bị nguồn vốn tích lũy
Với mức lương chỉ khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng, bạn cần chi trả cho rất nhiều chi phí sinh hoạt, phí dịch vụ trong cuộc sống như: ăn uống, xăng xe đi lại,…
Vì thế, một trong những bí quyết mua nhà trả góp với mức lương 10 triệu đồng đó là sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn vốn bằng cách xây dựng kế hoạch chi tiêu thông minh.
Bạn cần cân đối các khoản chi sao cho mỗi tháng có thể dành ra một khoản tiền nhất định tiết kiệm cho mục tiêu mua nhà. Đồng thời đảm bảo rằng khoản tiền này sẽ không sử dụng cho mục đích khác.
Khi đã có phương án chi tiêu và tiết kiệm hợp lý, bạn sẽ cần một khoảng thời gian để tích lũy vốn, tối thiểu từ 30% – 50% giá trị căn nhà.
Đây là tỷ lệ áp lực tài chính vừa phải khi mua nhà bằng cách trả góp cho những người có thu nhập trung bình 10 triệu đồng.
Lựa chọn căn nhà phù hợp
Thông thường, khi mua nhà trả góp với mức lương 10 triệu đồng/tháng, người mua sẽ phải vay những khoản vay lớn, có thời hạn dài từ tổ chức tài chính hoặc ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những chương trình ưu đãi khi vay tiền, bạn còn phải đối diện với vấn đề trả nợ cũng như lãi suất hàng tháng.
Vì thế, mức lương 10 triệu đồng/tháng, người mua chỉ có thể dành tối đa 7 – 8 triệu đồng cho việc tiết kiệm trả nợ và trả lãi suất. Do đó, nguyên tắc vàng khi mua nhà trả góp đó là lựa chọn và tìm kiếm căn nhà phù hợp với khả năng tài chính, đảm bảo nằm trong tầm kiểm soát của bạn.
Một căn nhà hợp lý, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, diện tích, không gian sử dụng, còn cần có chi phí sinh hoạt vừa phải. Từ đó giúp giảm bớt các khoản vay ngân hàng và lãi suất mà người mua phải trả.
Video đang HOT
Chọn hình thức vay ngân hàng dài hạn khi mua nhà trả góp bằng mức lương từ 10 triệu đồng
Mức lương từ 10 triệu đồng cho rất nhiều chi phí mỗi tháng. Đó là lý do hình thức vay trong thời hạn dài chính là lựa chọn lý tưởng cho người mua nhà trả góp có mức thu nhập này.
Đặc biệt, với các khách hàng vay thời hạn dài, nhiều ngân hàng thường áp dụng mức lãi suất hấp dẫn từ 7.5% – 8.5%/ năm. Vì thế, để tránh tình trạng “khủng hoảng” tài chính khi đến thời điểm trả nợ ngân hàng bạn vẫn chưa tiết kiệm đủ tiền. Ngoài ra, lựa chọn mốc thời gian vay dài hạn là vấn đề cần lưu ý khi ký hợp đồng vay vốn ngân hàng mua nhà trả góp.
Khi vay ngân hàng dài hạn để mua nhà trả góp, có thể chủ động xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp. Nên cân đối các khoản chi từ mức thu nhập 10 triệu mà vẫn đảm bảo có tiền tích lũy để trả vốn, cũng như trả lãi suất cho ngân hàng.
Với rất nhiều chính sách vay vốn hấp dẫn từ các ngân hàng, người mua có thể dễ dàng lựa chọn căn nhà phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình. Tuy nhiên, trước khoản tiền lớn cần vay khi mua nhà trả góp, cần có sự chuẩn bị về tài chính để đảm bảo khả năng trả nợ cũng như chủ động tiền bạc.
Lương 8 triệu đồng tháng, 9X vẫn mua đất, xây nhà riêng ở tuổi 24
Tuy mức lương nhà nước chỉ 8 triệu đồng/ tháng nhưng sau 3 năm đi làm, Kim Luân (Bình Định) vẫn mua đất và xây được căn nhà 50m2 nhờ kế hoạch chi tiêu hợp lý.
Nguyễn Kim Luân sinh năm 1996, hiện là nhân viên nhà nước tại thị trấn Ngô Mây, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với mức lương 8 - 9 triệu đồng/tháng.
Vốn là thanh niên cá tính, ưa sống độc lập, tự chủ, Luân đã sớm đặt ra mục tiêu có căn nhà riêng vào năm 25 tuổi. Để thực hiện mục tiêu, Luân lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm ngay từ khi vừa bắt đầu đi làm.
Năm 2018, Luân tốt nghiệp và bắt đầu đi làm. Lương mỗi tháng 8 triệu đồng, anh để dành 3 triệu đồng và chỉ chi tiêu trong giới hạn 5 triệu đồng còn lại.
"Với mức sống tại vùng nông thôn thì 5 triệu đồng không quá khó khăn. Mình thuê nhà trọ với giá 1 triệu đồng/tháng, tự mua đồ để nấu thức ăn hàng ngày. Chỉ tháng nào nhiều đám cưới, đám hỏi thì hơi kẹt chút xíu", Luân chia sẻ.
Luân tự đặt ra nguyên tắc: dù thế nào cũng không tiêu vào số tiền tiết kiệm. Thay vào đó, trong trường hợp khó khăn, anh sẽ cố gắng bù vào bằng cách làm thêm, dạy thêm. Vốn từng học đàn tranh nên thỉnh thoảng, Kim Luân có dạy đàn online để kiếm thêm thu nhập.
Mảnh đất 100m2 được Luân mua với giá 200 triệu đồng rồi vay tiền xây nhà.
Đến cuối năm 2019, Luân dành dụm được 70 triệu đồng, cộng thêm 130 triệu đồng cha mẹ hỗ trợ, Luân quyết định mua một mảnh đất cho riêng mình.
Với nhu cầu để ở, không kinh doanh, buôn bán, Luân dùng 200 triệu đồng để mua mảnh đất 100m2, cách cơ quan của anh chỉ 700m. Mảnh đất nằm trên một con đường bê tông rộng 3m.
Ban đầu, Luân dự định sẽ tạm thời để mảnh đất ở đó rồi tích cóp thêm 1,2 năm mới xây nhà.
"Khi mua đất xong, mình hết sạch tiền nên từng nghĩ sẽ tính chuyện xây nhà sau. Thế nhưng, mình tính toán nếu vay ngân hàng 200 triệu đồng và trả trong vòng 5 năm thì tiền lãi 1 triệu đồng mỗi tháng cũng bằng đúng số tiền thuê nhà trọ. Vì vậy, mình quyết định đi vay để xây nhà ở luôn", Luân kể.
Thời điểm này, sau 2 năm đi làm, mức lương của Luân cũng được tăng lên 9 triệu/tháng. Luân cũng vay thêm chị em bạn bè trong gia đình 100 triệu đồng.
Để tiết kiệm chi phí xây nhà, Luân lên kế hoạch tính toán chi tiết từng hạng mục và soạn thảo hợp đồng cẩn thận.
Với 300 triệu đồng, Luân quyết định xây một căn nhà 50m2 trên mảnh đất đã mua. Ngôi nhà gồm: 1 phòng ngủ, 1 phòng khách liên thông bếp, 1 nhà vệ sinh và khu vực để máy giặt, giá treo đồ.
Trước khi xây nhà, Luân lên mạng tìm kiếm thông tin, học hỏi cách xây dựng sao cho tiết kiệm và hiệu quả. Cuối cùng, anh quyết định thuê thợ và khoán với mức 5 triệu đồng/m2.
Để tránh phát sinh trong quá trình xây dựng, trong hợp đồng, Luân ghi rất rõ từng yêu cầu về vật liệu, thiết bị; kích thước, chủng loại. Nhờ thế việc giám sát thi công không quá vất vả. Hàng ngày Luân vẫn đi làm, có thời gian rảnh thì chạy qua xem.
Căn nhà 50m2 được Luân thực hiện xây dựng với chi phí 300 triệu đồng.
Khi ngôi nhà hoàn thiện phần thô, Luân cũng tự lên ý tưởng thực hiện khâu làm nội thất. Những món đồ cũ được anh cải tạo lại cho phù hợp với căn nhà mới. Luân cũng tìm mua thêm những món đồ trang trí trên mạng rồi tự tay lắp đặt.
"Ví dụ như bộ bản ăn mình tận dụng từ bàn làm việc cũ ở nhà trọ. Sau khi sửa sang và sắm thêm 4 chiếc ghế là thành một bộ bàn ton-sur-ton, tiện lợi và tiết kiệm rồi", luân chia sẻ.
Những chậu cây, kệ úp bát được bạn bè tặng, Luân cũng khéo léo sắp xếp cho hài hòa với căn nhà. Với kết cấu ngôi nhà hiện tại, anh cho biết, sau này khi có điều kiện, việc mở rộng, cơi nới không quá khó.
Nhờ biết tính toán, chi tiêu hợp lý không chỉ để dành được tiền mua đất, xây nhà, Luân vẫn có một khoản riêng để dành thời gian gặp gỡ bạn bè, đi du lịch.
"Mình không du lịch cao cấp, quá tốn kém, đắt đỏ nhưng vẫn có những chuyến đi vui, bổ ích mỗi năm", Luân cho biết.
Ngôi nhà gồm: 1 phòng ngủ, 1 phòng khách liên thông bếp, 1 nhà vệ sinh và khu vực để máy giặt, giá treo đồ.
Căn bếp nhỏ nhưng gọn gàng, xinh xắn
Luân đặt cây đàn tranh ở một góc phòng khách để tiện chơi khi rảnh hoặc quay clip dạy online.
Phòng khách thường xuyên được "thay áo mới" với những bình hoa rực rỡ.
"Mọi người có thể mua điện thoại trả góp, máy tính trả góp thì tại sao không nghĩ tới việc xây một ngôi nhà... trả góp giống mình. Mức thu nhập của mình không cao nhưng biết tính toán một chút, mạnh dạn một chút là đạt kế hoạch có nhà riêng trước 25 tuổi", Kim Luân chia sẻ. Thời gian tới, Luân sẽ tiếp tục tích cóp để mua thêm đồ đạc cho ngôi nhà, xây dựng khu sân vườn xung quanh.
Loạt lưu ý tối quan trọng bạn cần biết để không rơi vào tình thế khó xử khi đặt phòng khách sạn, có quá nhiều "cạm bẫy" chờ sẵn Để không rơi vào cảnh bị "ăn chặn" như vụ phá hoại khách sạn ở Vũng Tàu vừa rồi, có những điều bạn cần lưu ý từ khi đặt phòng tới lúc nhận phòng và trả phòng. Ngày hôm qua (19/07), MXH rộ lên clip một nhóm bạn trẻ có hành vi xả rác, cố ý bôi bẩn sàn nhà, giẫm lên giường...