Gỏi lá Kon Tum: Món ngon ăn một lần là say
Vào Tây Nguyên nhất định phải đến Kon Tum, đã tới Kon Tum nhất định phải ăn gỏi lá, chưa ăn gỏi lá thì coi như chưa tới Kon Tum.
Người Kontum ăn gỏi lá quanh năm, nhưng có sự khác biệt giữa mùa khô và mùa mưa. Vào mùa khô, món gỏi lá chỉ có khoảng 30-40 loại lá rừng. Tuy nhiên, khi những cơn mưa đổ xuống (từ tháng 5 đến tháng 11), khi nước sông Đak Bla cuồn cuộn đỏ ngầu thì món gỏi lá sẽ có ít nhất 70 loại. Có một số loại lá đã quen thuộc như tía tô, lá ổi, đinh lăng, lá mơ, hương nhu… Nhưng phần lớn là những lá rừng như lá trâm, lạc tiên, ngành ngạch, xầm xương…
Nhiều lá như vậy nên ngay người dân địa phương cũng khó mà nhớ được hết tên những loại lá có mặt trong món gỏi chứ đừng nói đến du khách. Chính điều đó đã mang lại sức hấp dẫn kỳ lạ của món gỏi lá độc nhất vô nhị.
Ăn kèm với gỏi lá bao giờ cũng có 3 món không thể thiếu: thịt heo ba chỉ luộc thái lát mỏng, tôm luộc và bì heo. Bì heo luộc xắt sợi dài mảnh như làm nem chạo bóp thính và giềng. Tuy nhiên, điều làm nên đặc trưng cho món gỏi lá chính là nước chấm vô cùng đặc biệt.
Gỏi lá là món ăn độc đáo, rất riêng của Tây Nguyên. Ảnh: Tintaynguyen
Nguyên liệu chính để làm nên món này chính là hèm rượu. Hèm rượu còn được gọi là bỗng rượu, được làm từ gạo nếp lên men, sau đó đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ, sau đó xay nhuyễn. Chảo dầu sau khi nóng già, phi hành khô thật thơm rồi cho hỗn hợp trên vào, cho thêm mẻ, sa tế, gia vị và đảo đều tay, đun lửa liu riu.
Video đang HOT
Thứ gia vị này không được nếm, người nấu phải dựa vào mùi bốc lên để biết rằng khi nào đã đạt yêu cầu. Hèm rượu nấu lên có màu vàng sánh, óng ánh dậy mùi. Nếu ai thưởng thức món này lần đầu sẽ có cảm giác hơi khó ăn vì trong hèm rượu còn hơi men, dễ gây cảm giác ngà ngà. Tuy nhiên, khi đã thưởng thức rồi sẽ “say” lúc nào không hay.
Món gỏi lá không dành cho người vội vã. Thưởng thức món này cần đúng kiểu cách, không phải vơ hết các lá mà phải theo đúng quy trình. Đầu tiên là lá cải quấn ngoài cùng, rồi tới lá mơ, sau đó cho thêm các loại lá có vị chua và các loại lá khác theo sở thích, tất cả tạo thành một cái phễu.
Ăn gỏi lá cần đúng điệu mới “thẩm thấu” hết những ưu ái của núi rừng. Ảnh: Dulichvietnam
Sau đó, lấy một thìa nước chấm cho vào giữa phễu, để lên đó là một lát thịt ba chỉ luộc, một con tôm đã bóc vỏ, một nhúm bì trộn thính, ớt xanh, hạt tiêu hoặc muối trắng. Sau đó mới đưa tất cả vào miệng thưởng thức. Những lần sau sẽ ăn các loại lá khác, vì nếu cho nhiều loại lá một lúc sẽ khó cầm và khó ăn.
Nhờ có sự kết hợp của nhiều loại lá ăn cùng với mẻ nên món ăn có vị chát chát, chua chua, cay cay, nồng nồng rất ngon miệng. Ăn một miếng là muốn ăn hoài, ăn mãi. Các bạn hãy nhớ nhé, tới Kon Tum ngoài việc tới thăm Tòa Giám mục tuyệt đẹp, vườn hoa cà phê thơm ngát thì đừng quên thưởng thức món gỏi lá có một không hai này.
Du lịch Kon Tum có những món đặc sản gì?
Cùng Wanderlust Tips du lịch Kon Tum để khám phá những món ăn đặc sản của vùng đất này - nơi có cảnh sắc tuyệt đẹp nơi núi rừng đại ngàn làm say lòng bao du khách.
Kon Tum luôn khiến người ta say đắm bởi cái nắng, cái gió của vùng đất cao nguyên rộng lớn. Du lịch Kon Tum không chỉ thu hút bởi những ngọn thác hùng vĩ, những con đường đất đỏ, ngọn núi cao, nương rẫy cà phê, đồn điền cao su bạt ngàn hay sự đa dạng văn hóa của đồng bào các dân tộc... mà còn nổi tiếng bởi ẩm thực đa dạng, độc đáo mang hương vị rất riêng của núi rừng.
ĐỘC ĐÁO GỎI LÁ KON TUM
Chưa thưởng thức món gỏi nổi tiếng sẽ là một thiếu sót lớn khi tới Kon Tum. Sở dĩ gọi tên "gỏi lá" bởi món ăn này chỉ toàn lá, tôm hay thịt chỉ là yếu tố phụ ăn kèm đưa đẩy vị giác. Cảm giác đầu tiên khi dùng gỏi lá có lẽ sẽ làm cho người lần đầu thưởng thức choáng ngợp khi phủ kín một bàn ăn là mâm hoặc khay lá xanh mướt mắt, từ 30 - 40 loại. Món gỏi sẽ ăn cùng thịt ba chỉ luộc, tôm đất rang, bì heo, muối hạt đi kèm tiêu sọ đen, ớt xanh.
Linh hồn của món ăn, nguyên liệu giúp hòa trộn tuyệt vời giữa toàn bộ lá rừng và tôm, thịt... đến từ bát nước chấm màu vàng nghệ, sền sệt. Cách chế biến nước chấm phải qua nhiều công đoạn, từ gạo nếp sau khi được lên men đem ủ với tôm khô, thịt ba chỉ, rồi sau đó xay nhuyễn. Tiếp theo, cho hỗn hợp đó lên chảo nóng đã phi hành khô, thêm mẻ, sa tế, gia vị rồi đảo đều trên bếp lửa liu riu mới thành nên món nước chấm đặc sắc.
DU LỊCH KON TUM VÀ THƯỞNG THỨC XÔI MĂNG
Món xôi được nấu từ gạo nếp kết hợp cùng với măng rừng đã trở thành món ăn sáng quen thuộc của người dân Kon Tum. Nguyên liệu từ măng tươi đào về sơ chế và thái miếng, xào qua với gia vị cho có vị đậm đà. Gạo nếp ngâm với nước muối và bột nghệ cho có màu khoảng 8 tiếng thì đồ chín thêm chút măng xào bên trên. Người Kon Tum thích ăn cay nên mỗi bát còn có thêm một quả ớt đỏ. Bên cạnh măng xào, người dân còn sáng tạo chế biến thêm cá kho và cháo măng cho thêm phần đa dạng. Mang nét đặc trưng riêng trong vẻ quyến rũ của màu sắc với đôi chút vàng tươi của măng rừng, đặt trên bát xôi nếp màu nghệ, món ăn đã hấp dẫn nhiều thực khách khi du lịch Kon Tum .
CÁ CHUA ĐẶC SẢN DU LỊCH KON TUM
Món cá chua của đồng bào dân tộc Jẻ Triêng mang đậm hương vị núi rừng, du khách nên thưởng thức một lần khi du lịch Kon Tum. Cá được chọn cũng rất lạ, một loại cá giống như cá trôi nhưng mình dẹt và nhỏ hơn, chỉ sống ở vùng sông suối Tây Nguyên. Cá bắt về còn tươi sẽ được sơ chế và bắt đầu tẩm ướp gia vị gồm muối hột, ớt rừng, bột ngọt, chút tiêu rừng giã nhỏ. Tiếp theo là ngô rang chín, giã nhỏ, đem vào trộn chung với cá. Cho tất cả vào ống nứa sạch, nút thật kín, chặt rồi gác lên dàn bếp hoặc dưới mái nhà, để như vậy sau vài ngày có thể ăn được. Cá chua để càng lâu ăn càng ngon vì miếng cá sắt lại nhờ các gia vị đã thấm sâu vào thịt làm cho người ăn thấy vị mặn của muối, vị cay của ớt rừng, vị ngọt đầm của lá bép, vị thơm của thính ngô và chút chua do hỗn hợp này đã được lên men...tạo thành món ăn vô cùng đặc trưng
CÁ LĂNG NƯỚNG MUỐI ỚT
Cùng với cá chua, món cá lăng nướng muối ớt cũng để lại dư vị khó quên khi bạn du lịch Kon Tum. Những con cá lăng bắt ở suối lên còn tươi hồng, được sơ chế sạch, giữ nguyên con hoặc cắt thành lát tùy theo thói quen ăn của từng người. Cá ướp sơ qua cùng mắm, mẻ, riềng, muối ớt, để 10 phút cho ngấm gia vị sau đó đem nướng chín trên bếp than lửa hồng. Khi những miếng cá lăng chảy mỡ xèo xèo và từng miếng cá chuyển sang màu nâu, dậy lên hương thơm quyến rũ của thịt cá và mẻ là có thể ăn được.
Đặc sản Kon Tum - Món ngon giữa đại ngàn Đến với Kon Tum, bạn không chỉ được đắm chìm trong khung cảnh màu xanh của đại ngàn, mà còn loạt món ăn vô cùng độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây đang chờ bạn thưởng thức. Gỏi lá Kon Tum Đến Kon Tum mà chưa ăn gỏi lá thì coi như chưa đến, là một trong 10 món ăn...