Gói kích thích lớn nhất lịch sử vẫn chưa đủ
Đó là tình trạng ở Mỹ, nơi chính phủ và quốc hội đã quyết định tung ra gói kích thích lớn nhất lịch sử, nhưng các chuyên gia nói vẫn cần có thêm thật nhiều tiền mới hòng vực dậy nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven MnuchinẢnh: NBC
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( Fed) đã bơm ra nền kinh tế hơn 3 nghìn tỷ USD cho các khoản vay và mua tài sản trong những tuần gần đây để ngăn chặn khả năng hệ thống tài chính Mỹ bị tê liệt, nhưng động thái này được cho là vẫn chưa trực tiếp giúp đỡ các chủ thể thực sự của nền kinh tế: các công ty, đô thị và những đối tượng vay tiền khác với hồ sơ tín dụng tín dụng chưa đạt mức hoàn hảo.
Điều đó một phần là do ngân hàng trung ương của Mỹ không được phép chịu nhiều rủi ro tín dụng và các khoản vay cho những đối tượng được xếp hạng thấp hơn có nguy cơ mất vốn cao hơn. Nguy cơ trở nên trầm trọng hơn bởi những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của coronavirus khiến hoạt động kinh tế bị đình trệ.
Để giảm bớt sự hạn chế đó, Bộ Tài chính Mỹ – có nhiệm vụ quản lý tài chính của chính phủ và giúp Fed giữ vững nền kinh tế – đã chấp nhận một số rủi ro mà các khoản vay của Fed có thể trở thành nợ khó đòi.
Bộ này đã dùng đến khoảng 50 tỷ USD từ Quỹ Ổn định Trao đổi. Số tiền được sử dụng để bù đắp lỗ từ các khoản cho vay của Fed trở thành nợ khó đòi. Giả sử chỉ một phần các khoản vay bị vỡ nợ, đóng góp của Bộ Tài chính đã cho phép Fed cho vay nhiều hơn mà không phải chịu thêm rủi ro.
Video đang HOT
Hôm thứ Sáu vừa rồi, Bộ Tài chính Mỹ đã nhận thêm khoảng 450 tỷ USD từ quốc hội như một phần của gói kích thích trị giá 2,2 nghìn tỷ USD, tăng đáng kể khả năng hỗ trợ nền kinh tế. Trước khi dự luật được thông qua, Quỹ Ổn định Trao đổi đã có khoảng 93 tỷ USD tài sản tính đến cuối tháng Hai.
Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nói với Fox News hôm Chủ nhật, tin rằng các quỹ bổ sung có thể giúp Fed và Bộ Tài chính cung cấp khoảng 4 nghìn tỷ USD cho các khoản vay.
Nhưng các nhà đầu tư và các nhà kinh tế nói thậm chí số tiền bổ sung này có thể không đủ, và quốc hội có thể sẽ cần tăng thêm hàng nghìn tỷ USD trước khi Fed và Bộ Tài chính có thể tạo ra một bước ngoặt đáng kể trong nền kinh tế thực. Nếu không, nhiều công ty Mỹ và chính quyền địa phương có nguy cơ vỡ nợ.
Theo các chuyên gia, đó là do quy mô của nền kinh tế lớn nhất thế giới, mức độ tác động kinh tế chưa từng có do sự cố gắng ngăn chặn virus và tổn thất tín dụng cao hơn nếu chính phủ phải can thiệp để hỗ trợ những người vay kém an toàn hơn.
Scott Minerd, giám đốc đầu tư của công ty dịch vụ đầu tư tài chính Guggenheim Partners và là thành viên ủy ban tư vấn của Cục Dự trữ New York, nói với Reuters ông tin rằng chính phủ Mỹ cần phải cung cấp cho Bộ Tài chính khoảng 2 nghìn tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế.
ANH MINH
Dự luật kích thích kinh tế lớn chưa từng có được thông qua, Phố Wall diễn biến trái chiều, Nasdaq giảm điểm
Kết thúc phiên 25/3, Dow Jones ghi nhận đà tăng 2,39%, thấp hơn đáng kể so với phiên giao dịch hôm 24/3 dù Nhà Trắng và Quốc hội cho biết một dự luật kích thích kinh tế lớn nhằm ứng phó với tác động kinh tế của đại dịch Covid-19 đã được thông qua.
Cụ thể, Dow Jones ở phiên này tăng hơn 2%, tương đương 495,64 điểm, lên 21.200,55 điểm. S&P 500 tăng 1,1% và đóng cửa ở mức 2.485,56 điểm. Dẫn đầu đà tăng của Dow Jones là cổ phiếu Boeing bứt phá 24%, Nike tăng 9,2% cũng thúc đẩy diễn biến tích cực của chỉ số này.
Tuy nhiên, Nasdaq Composite giảm 0,5%, xuống còn 7.384,30 điểm khi cổ phiếu Facebook, Amazon Apple, Netflix và Alphabet đều giao dịch tiêu cực.
Phố Wall đồng loạt đạt mức cao trong những phút cuối cùng của phiên, cho đến khi Thượng nghị sĩ Bernie Sanders cho biết ông sẵn sàng hoãn lại dự luật này đến khi quỹ phúc lợi 500 tỷ USD cho các doanh nghiệp nhận được nhiều ưu đãi hơn. Ở mức cao trong phiên, Dow Jones tăng hơn 6%, S&P 500 tăng 5,1%.
Ngày hôm qua, các nhà lãnh đạo Nhà Trắng và Thượng viện đã thông qua một dự luật kích thích kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD vào nửa đêm nhằm bù đắp những tác động của Covid-19 đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, trong 30 phút cuối phiên, Dow Jones đã mất khoảng 500 điểm khi nhà đầ tư lo ngại thoả thuận này sẽ gặp khó khăn.
Ngoài ra, cựu chủ tịch Fed = Ben Bernanke, ngày hôm qua cũng cho biết nền kinh tế Mỹ sẽ hồi phục nhanh chóng sau đà suy thoái rất mạnh. Phát biểu với CNBC, ông cho biết: "Nếu không có quá nhiều thiệt hại đối với vấn đề lao động, các doanh nghiệp trong thời gian ngừng hoạt động, dù có thể sẽ diễn ra trong thời gian dài, thì chúng ta có thể chứng kiến đà phục hồi khá nhanh." Ông nhận định, tình hình hiện tại giống một cơn bão tuyết hơn là Đại suy thoái.
Ông cũng cho biết Chủ tịch Fed hiện tại Jerome Powell đã nhanh chóng chuyển sang thực hiện những biện pháp nhằm kích thích kinh tế. Ông nói: "Tôi nghĩ rằng Fed đã rất chủ động, và Jay Powell và nhóm của ông ấy đã rất nỗ lực và cho thấy họ có thể thiết lập một loạt các chương trình đa dạng sẽ giúp chúng ta duy trì hoạt động của nền kinh tế trong khó khăn này. .
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cho rằng số trường hợp nhiễm coronavirus toàn cầu cần phải có sự cải thiện trước khi thị trường có thể tìm thấy đáy.
Giang Ng
Kỳ vọng về dự luật kích thích kinh tế tăng cao, Dow Jones tăng 11% - phiên khởi sắc nhất từ 1933 Kết thúc phiên 24/3, Phố Wall ghi nhận đà tăng ấn tượng khi nhà đầu tư kỳ vọng các nhà lập pháp Mỹ sẽ sớm thông qua dự luật "giải cứu" nền kinh tế. Đây là một "cú hích" lớn diễn ra trong bối cảnh thị trường hứng chịu tình trạng bán tháo mạnh do lo ngại về tác động của Covid-19. Cụ...