Gói hỗ trợ Covid-19 TP.HCM đợt 3: Lập tổ công tác, công khai danh sách tại địa phương
Ngày 16.9, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM gửi công văn khẩn, đề nghị UBND các quận huyện, phường, xã lập danh sách xét duyệt người dân thật sự khó khăn do dịch Covid-19 để TP thực hiện chính sách hỗ trợ đợt 3.
Hộ khó khăn tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) nhận hỗ trợ, nhu yếu phẩm. Ảnh HOÀI NAM
Theo đó, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đề nghị Chủ tịch UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức chỉ đạo cấp xã, phường, thị trấn nhanh chóng tổ chức rà soát, lập danh sách đề nghị xét duyệt người có hoàn cảnh thật sự khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang thực tế có mặt trên địa bàn để thực hiện chính sách hỗ trợ đợt 3.
Cụ thể, danh sách theo 4 nhóm:
Thứ nhất , thành viên trong hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc diện hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng.
Thứ hai , người lao động có hoàn cảnh thật sự khó khăn bị mất việc làm, không có thu nhập trong thời gian giãn cách xã hội đang thực tế có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn (bao gồm cả trường hợp người lao động đang cách ly tập trung, đang trị bệnh…).
Thứ ba , người phụ thuộc của đối tượng gồm: cha, mẹ, vợ hoặc chồng và các con ở nhà nội trợ hoặc không có khả năng làm việc, sống phụ thuộc trong cùng một hộ đang có mặt trên địa bàn tại thời điểm khảo sát và lập danh sách (bao gồm cả trường hợp người đang cách ly tập trung, đang trị bệnh…).
Thứ tư , người lưu trú tạm thời trong các khu nhà trọ, khu lưu trú, khu lao động nghèo, xóm nghèo có hoàn cảnh thật sự khó khăn trong thời gian TP thực hiện giãn cách và đang có mặt trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
Sở LĐ-TB-XH lưu ý, sẽ không hỗ trợ diện người đang hưởng lương hưu, người đang tham gia bảo hiểm xã hội và diện doanh nghiệp trả lương tháng 8.2021. Đồng thời, chính quyền địa phương sẽ không thống kê các trường hợp đã về quê hoặc sinh sống ở địa phương khác.
Ngày 16.9: Cả nước 10.489 ca Covid-19, 10.901 ca khỏi | TP.HCM 5.735 ca
Lập Tổ công tác tại xã, phường
Sở LĐ-TB-XH cũng hướng dẫn cách thức rà soát, lập danh sách người có hoàn cảnh khó khăn cho chính quyền địa phương.
Theo đó, địa phương sẽ thành lập Tổ công tác để thực hiện chính sách hỗ trợ tại khu phố, ấp, thành phần gồm: Cán bộ UBND xã, phường, thị trấn; Công an khu vực; Khu đội trưởng; Trưởng ban Ban điều hành khu phố, ấp; Tổ trưởng Tổ dân phố; đại diện MTTQ, các đoàn thể…
Tổ công tác có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, đối chiếu các tiêu chí quy định để xác định người có hoàn cảnh thật sự khó khăn, tổ chức xét duyệt để gửi về Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; tiếp nhận và tổng hợp ý kiến của người dân, giải đáp thắc mắc cho dân; tổ chức công khai danh sách hỗ trợ và thực hiện hỗ trợ cho dân sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong thời gian sớm nhất.
Sau khi tiếp nhận biên bản của Tổ công tác, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn thành lập Hội đồng xét duyệt cấp xã, tổ chức họp, xét duyệt, chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và tính chính xác của từng đối tượng, lập danh sách người có hoàn cảnh thực sự khó khăn đủ điều kiện hỗ trợ, chốt danh sách gửi UBND cấp quận để thẩm định, phê duyệt danh sách và kinh phí.
Những trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ, chính quyền địa phương phải thông tin và nêu rõ lý do để người dân được biết.
Chính quyền xã, phường công khai danh sách với cộng đồng dân cư, niêm yết công khai tại trụ sở UBND, khu dân cư, tổ dân phố (nếu có), trang thông tin điện tử của xã, phường, thị trấn (nếu có).
Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đề nghị địa phương tổng hợp số lượng người khó khăn, gửi về đơn vị trước ngày 18.9.
Trước đó, Sở LĐ-TB-XH cũng có tờ trình, gửi UBND về chính sách hỗ trợ Covid-19 đợt 3. Dự kiến gói an sinh đợt 3 này sẽ bao phủ hơn 7,5 triệu người (tức trên 83% dân số TP.HCM), mức 1 triệu đồng/người (cho hai tháng 9 và tháng 10) mà không yêu cầu điều kiện cư trú.
TP.HCM lên kế hoạch trả nợ gần 37.000 tỉ đồng ở Thủ Thiêm
Việc bổ sung dự toán thu, chi ngân sách năm 2021 là cơ sở để UBND TP.HCM đẩy nhanh tiến độ hoàn trả tiền tạm ứng ngân sách và vay tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Khu đô thị mới Thủ Thiêm ẢNH: ĐỘC LẬP
Chiều 24.6, tại kỳ họp thứ nhất HĐND TP.HCM khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã trình bày 2 tờ trình liên quan đến các vấn đề của Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tờ trình thứ nhất là bổ sung dự toán thu, chi ngân sách thành phố năm 2021 nhằm tạo điều kiện cho việc thu hồi nợ, hoàn trả tạm ứng, thanh quyết toán các dự án ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Động thái này của UBND TP.HCM nhằm thực hiện đầy đủ kết luận của Thanh tra Chính phủ để xử lý khoản tiền tạm ứng ngân sách và trả vay tín dụng, việc này UBND TP.HCM đã lấy ý kiến Bộ Tài chính và được hướng dẫn.
Ông Hoan thông tin dự kiến các nguồn thu phát sinh đến cuối năm 2021 là 41.382 tỉ đồng. Cụ thể, nguồn thu từ quỹ căn hộ thuộc chương trình 12.500 căn hộ là hơn 14.184 tỉ đồng, nguồn thu từ đấu giá tiền sử dụng đất là hơn 25.351 tỉ đồng, nguồn thu từ chuyển đổi nhà tái định cư thành nhà ở thương mại là hơn 1.656 tỉ đồng, nguồn thu bố trí quỹ nhà tái định cư của các hộ dân khoảng 164 tỉ đồng.
Nguồn thu để trả nợ dự kiến được gom từ tiền đấu giá quyền sử dụng đất, quỹ căn hộ tái định cư... . ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Trên cơ sở dự kiến nguồn thu bổ sung trên, UBND TP.HCM kiến nghị HĐND TP.HCM bổ sung dự toán thu ngân sách địa phương năm 2021 với số tiền là 41.382 tỉ đồng từ các khoản thu ngân sách nêu trên và các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%.
Đồng thời, bổ sung dự toán chi ngân sách địa phương năm 2021 là 36.914 tỉ đồng để hoàn trả ngân sách nhà nước và vay tín dụng theo thông báo của Văn phòng Chính phủ hồi tháng 5.2021. Dự kiến, số tiền trên sẽ được phân bổ dự toán chi cho BQL dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm để hoàn trả ngân sách và vay tín dụng.
Thêm chính sách hỗ trợ người dân Thủ Thiêm
Tờ trình thứ 2, UBND TPHCM xin chủ trương điều chỉnh, bổ sung một số nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân chịu ảnh hưởng bởi dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Cụ thể, UBND TP.HCM kiến nghị HĐND TP.HCM xem xét, chấp thuận việc điều chỉnh mốc thời điểm đối với một số trường hợp để tính bồi thường, hỗ trợ cho phù hợp quy định của Luật Đất đai; bổ sung tăng mức hỗ trợ đối với một số trường hợp để người dân ổn định cuộc sống; điều chỉnh, bổ sung một số nội dung bất cập trong quá trình áp dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân chịu ảnh hưởng trước đó.
Người dân Thủ Thiêm đang chờ chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hợp lý . ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Dự kiến, tổng kinh phí cần bổ sung cho công tác bồi thường, tái định cư của Khu đô thị mới Thủ Thiêm là hơn 1.353 tỉ đồng. Trong trường hợp thực hiện tái định cư bằng căn hộ chung cư, dự kiến thành phố cần 17.000 m 2 đất.
Kinh phí chi trả được cân đối từ nguồn thu tiền đấu giá quỹ sử dụng đất trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm. UBND TPHCM cam kết việc điều chỉnh, bổ sung các nội dung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm đảm bảo đúng quy định pháp luật, công khai, minh bạch, đáp ứng quyền và lợi ích người dân.
Tại buổi làm việc với Thành ủy TP.HCM ngày 29.5, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc đề nghị: Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và ý kiến của các cơ quan, bộ ngành, TP.HCM khẩn trương thu hồi và hoàn trả hơn 26.000 tỉ đồng tạm ứng từ ngân sách Nhà nước để đầu tư cho Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhằm tránh thất thoát; sớm có giải pháp huy động nguồn vốn hợp pháp để trả nợ các khoản vay ngân hàng hơn 4.000 tỉ đồng.
Sau ngày 30.6, nếu không thực hiện xong thì chuyển các vụ việc đã rõ dấu hiệu phạm tội đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý đúng pháp luật.
Huy động nguồn lực hỗ trợ hợp tác xã khôi phục, phát triển sản xuất Liên minh Hợp tác xã Việt Nam vừa ban hành công văn số 630/LMHTXVN-CSPT gửi Liên minh Hợp tác xã các tỉnh, địa phương về triển khai Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 9/9/2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp xã Văn Đức,...