Gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng: Doanh nghiệp, hộ kinh doanh nào được nhận?
62.000 tỷ đồng – gói hỗ trợ an sinh chưa có tiền lệ với quy mô lớn nhất từ trước đến nay đang được nhiều DN chịu tác động từ dịch Covid-19 ngóng đợi.
62.000 tỷ đồng là gói hỗ trợ an sinh chưa có tiền lệ với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, chắc chắn đang không chỉ được người dân mà nhiều hộ kinh doanh cùng các doanh nghiệp chịu tác động nặng nề từ dịch bệnh mong ngóng, đón đợi.
Cơ quan chức năng đã khẳng định, sẽ nỗ lực, khẩn trương thực hiện để những đối tượng được hỗ trợ tiền, sẽ được cầm tiền trong tháng này; những đối tượng được hỗ trợ về mặt chính sách có thể được hưởng lợi sớm nhất. Đề cập đến các đối tượng là doanh nghiệp cùng các hộ kinh doanh cá thể, theo quyết định: Doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, nhưng đã trả trước 50% tiền lương ngừng việc cho người lao động trong 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020, được vay khoản tiền tương đương tối đa 50% lương tối thiểu vùng với mức lãi suất 0% tại Ngân hàng Chính sách xã hội mà không cần tài sản đảm bảo; Các hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng một năm sẽ được hỗ trợ 1 triệu đồng mỗi tháng trong không quá 3 tháng.
Ông Lưu Hải Minh – Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ mới Nhật Hải, doanh nghiệp thuộc diện nhỏ và vừa cho biết: “Doanh nghiệp chúng tôi rất hoan nghênh, nhưng chúng ta cần phải nhanh chóng thực hiện những cam kết bằng hành động. Tại vì hiện nay tháng nào tôi cũng vẫn phải trả lương bình thường và chúng tôi chưa thấy tín hiệu của việc hỗ trợ.
62.000 tỷ đồng – một gói hỗ trợ an sinh chưa có tiền lệ với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, đang không chỉ được người dân mà nhiều hộ kinh doanh cùng các doanh nghiệp chịu tác động nặng nề từ dịch bệnh mong ngóng, đón đợi.
Ví dụ, như gửi ra ngân hàng, các ngân hàng mà có vay nợ chúng tôi đề xuất được hoãn trả nợ, trả lãi trong thời gian tháng 4,5,6, nhưng các ngân hàng đều trả lời là chẳng hạn công ty chúng tôi hoạt động về dược phẩm, họ trả lời không nằm trong diện được hưởng. Nhưng giải quyết vấn đề đủ điều kiện là thế nào,thì lại chưa biết”.
Không chỉ có giới doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể cũng đang rất quan tâm tìm hiểu về quyền lợi của bản thân và người thân trong gói tài chính này.
Bà Nguyễn Thị Mỵ và ông Lê Văn Sinh – đại diện hộ kinh doanh mặt hàng thảm và thiết bị gia dụng, đường Ngô Văn Sở, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội là ví dụ: “Nhà có 4 người với cả 2 ông bà già là 6. Chúng tôi ở đây chủ yếu bán thảm, trước Tết còn nhúc nhắc chứ còn bây giờ dịch bệnh ế lắm. Bắt đầu từ hôm cấm là đóng cửa luôn, làm gì có đơn hàng nào, doanh thu kém đi. Các hộ ở đây hộ nào cũng như thế”.
Trên thực tế, hiểu băn khoăn này của các hộ kinh doanh cùng giới doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như nhằm đảm bảo giải ngân không “lạc” đối tượng, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội – Đại diện cơ quan được giao nhiệm vụ hiện thực hóa gói tài chính đã khẳng định: “Doanh nghiệp chỉ được vay khi mà doanh nghiệp này đã trả 50% mức lương thì khi đó mới được vay vốn ưu đãi. Thứ hai là, việc trả lương này không phải trả qua doanh nghiệp mà trả thẳng cho người lao động.
Doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm lập danh sách và cơ quan chức năng sau khi đã kiểm tra toàn bộ danh sách trả lương chuyển thẳng cho người lao động. Do đó doanh nghiệp khó có thể trục lợi chính sách. Tuy nhiên, chúng ta phải lường hết tình huống này”.
Điều đó có nghĩa cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục xác định những tiêu chí, trước khi có thể đưa những hộ kinh doanh nào vào diện được hưởng lợi. Việc có bao nhiêu doanh nghiệp được vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách để trả lương cho người lao động cũng chưa thể xác nhận ở thời điểm này.
Video đang HOT
Theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Sang, đây là một sự cẩn trọng cần thiết, bởi không chỉ có những hạng mục cụ thể trong gói 62.000 tỷ đồng này, nguồn lực hỗ trợ cho giới doanh nghiệp, các hộ kinh doanh còn đến từ những chủ trương, chính sách khác.
“Gói hỗ trợ này là thiết thực và tuy ban đầu được ghi trong nghị định nhưng cũng tương đối cụ thể các đối tượng được hưởng thụ, cần có hướng dẫn chi tiết hơn. Tuy nhiên cần lưu ý, ngoài gói hỗ trợ này, người dân, kể cả doanh nghiệp, hộ gia đình còn được hưởng những cái gói khác, ví dụ như hạ lãi suất hoặc là việc được hạ tiền điện.
Tuy đây là những giải pháp riêng lẻ, không có liên quan đến gói này nhưng nó cùng hỗ trợ thêm cho những hộ kinh doanh cá thể và những người nghèo, người dễ bị tổn thương, đây là sự cố gắng của Chính phủ” – chuyên gia Lê Xuân Sang cho biết.
Đồng thuận quan điểm này, ông Vũ Thành Hưng – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản trị Kinh Doanh, Đại học Kinh tế Quốc dân nêu quan điểm, gói an sinh 62.000 tỷ đồng được khẳng định là gói tài chính lớn, với mục đích giải ngân chưa có tiền lệ. Thế nhưng, nếu nhìn nhận sâu xa, những hình thức hỗ trợ tương tự không phải là chưa từng xuất hiện và điều đáng lo ngại nhất trong tất cả các công đoạn hỗ trợ hay cứu trợ này là để nguồn lực “lạc đường” – nhầm vị trí, sai đối tượng. Bởi vậy, vai trò của cơ quan chức năng là đặc biệt quan trọng.
Theo ông Hưng: “Doanh nghiệp nhận cứu trợ này thì đây là cứu trợ từ ngân sách nhà nước, từ xã hội, doanh nghiệp phải cam kết sử dụng đúng mục tiêu, là giải quyết vấn nạn xã hội liên quand dến lao động, việc làm, thất nghiệp…. Việc đó phải làm rất rõ, phải có giám sát, sau đó minh bạch và công khai, phải có sự tham gia của ác bên và thông tin liên quan đến việc này cũng phải kiểm soát minh bạch hơn. Nếu làm như vậy sẽ tránh được tình trạng trục lợi, nó đi ngược với mục tiêu hỗ trợ hay cứu trợ”.
Những thông tin vừa rồi một lần nữa góp phần khẳng định quan điểm, gói an sinh 62.000 tỷ đồng hay các gói tài chính tương tự đã, đang, sẽ được triển khai trong thực tế chắc chắn không thể giúp hỗ trợ hay cứu vớt 100% doanh nghiệp đang gặp sóng gió từ đại dịch, cũng không thể có sự chính xác tuyệt đối trong công tác hỗ trợ, nhất là vào những giai đoạn cần kíp-cấp bách … nhưng nếu tất cả, từ những cơ quan có thẩm quyền, đến từng người lao động, từng hộ kinh doanh cá thể, cùng các doanh nhân-doanh nghiệp đều có tinh thần-trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng – ngay từ khâu xác định đối tượng hưởng lợi – các gói hỗ trợ này sẽ hiệu quả tối ưu./.
Thu Trang
Nếu dịch Covid-19 kéo dài đến tháng 6, chỉ còn 15% doanh nghiệp duy trì được hoạt động
Theo khảo sát ý kiến 510 doanh nghiệp của nhóm chuyên gia Đại học Kinh tế Quốc dân, có đên 93,9% các doanh nghiệp điêu tra đánh giá dịch Covid-19 có tác động tiêu cực đên hoạt động sản xuât kinh doanh.
Số lượng, quy mô doanh nghiệp suy giảm kéo theo lao động mất việc làm và thất nghiệp gia tăng
Theo Báo cáo Đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế do Đại học Kinh tế Quốc dân công bố, chỉ trong 2 tháng đầu năm nay, có 16.151 doanh nghiệp đã tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 19,5% so với cùng kỳ, trong khi đã có 2.807 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Tính đến 20/03, đã có trên 15% số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất (tháng 02/2020 là 10%).
Nếu ước tính số lao động bình quân một doanh nghiệp khoảng 25 người thì trong 2 tháng đã có khoảng 400 nghìn lao động bị ảnh hưởng do các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Ước tính số lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc làm khoảng 440.000 - 880.000 người. Nếu dịch bùng phát, số lao động bị giảm giờ làm hoặc bị mất việc làm khoảng 880.000 - 1,32 triệu người.
Thống kê trong tháng 2/2020 đã cho thấy, số người thất nghiệp nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp là trên 47.000 người, tăng 60% so với tháng 01/2020 và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái (gần 28.000 người).
Kết quả từ cuộc khảo sát của Đại học Kinh tế Quốc dân cho thấy, để đối phó với những khó khăn do tác động của đại dịch, 65,5% doanh nghiệp thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động thường xuyên; 44,7% doanh nghiệp cắt giảm quy mô sản xuất kinh doanh; 35,3% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động.
Các giải pháp doanh nghiệp ứng phó với ảnh hưởng của dịch bệnh.
Mặc dù các doanh nghiệp đã có nhiều hành động nhằm đối phó với ảnh hưởng tiêu cực của Covid-19 nhưng nếu dịch bệnh tiếp tục lan rộng và kéo dài, nhiều nguy cơ xấu có thể xảy ra. Theo đánh giá của các doanh nghiệp, dịch bệnh càng kéo dài, khả năng phá sản của các doanh nghiệp càng cao.
Cụ thể, nếu dịch Covid-19 kéo dài đến hết tháng 4/2020, 49,2% doanh nghiệp vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh; 31,9% cắt giảm quy mô sản xuất; có 18,1% phải tạm dừng hoạt động; và 0,8% có khả năng phá sản.
Phản ứng với các doanh nghiệp với các kịch bản Covid-19.
Tuy nhiên, nếu dịch kéo dài đến hết tháng 6/2020, tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn khi chỉ còn 14,9% doanh nghiệp duy trì được hoạt động; 46,6% doanh nghiệp tiếp tục cắt giảm quy mô; 32,4% sẽ tạm dừng hoạt động và 6,1% doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản.
Tỷ lệ doanh nghiệp có khả năng phá sảnsẽ tăng cao, lên mức 19,3% nếu dịch kéo dài đến hết tháng 9/2020 và 39,3% nếu dịch kéo dài đến hết năm nay.
Phản hồi của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của các chính sách hỗ trợ
Trong nỗ lực giải cứu các doanh nghiệp và người lao động khỏi những tác động tiêu cực của dịch bệnh, ngày 4/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT- TTg về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Trên cơ sở tổng hợp các giải pháp, chính sách mà chính phủ đã và sẽ ban hành, nhóm chuyên gia đã đề nghị các doanh nghiệp xếp hạng mức độ cần thiết của từng chính sách nhằm khắc phục những khó khăn do dịch bệnh gây ra, với 1 là điểm cần thiết nhất.
Các chính sách được các doanh nghiệp đánh giá mức độ cần thiết cao lần lượt lần lượt là miễn, giảm lãi phí ngân hàng (2,51 điểm); hỗ trợ cho vay vốn với mức lãi suất ưu đãi (2,6) điểm); và cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các khoản nợ (2,66 điểm).
Phản hồi của doanh nghiệp về các giải pháp hỗ trợ quan trọng nhất.
Các chính sách còn lại, bao gồm: tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn (2,78 điểm), không tăng chi phí điện, nước (2,9 điểm) và rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp (3,08 điểm).
Theo các chuyên gia, đây là những chính sách cần thiết giúp giảm chi phí hoạt động của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong khắc phục những hậu quả do dịch Covid-19 gây ra.
Nhìn chung, các chính sách ở trên đều được các doanh nghiệp đánh giá cao vì điểm trung bình về mức độ cần thiết của từng chính sách đều thấp hơn mức trung bình chung là 3,5. Tuy nhiên, dường như chưa có chính sách nào vượt trội hơn cả nhằm đáp ứng nhu cầu của số đông doanh nghiệp do không có chính sách nào đạt số điểm trung bình dưới 2.
Quỳnh Lê
'Bóng ma' Covid-19 đốn gục hơn 16.000 doanh nghiệp Việt chỉ trong 2 tháng Báo cáo của Đại học Kinh tế quốc dân về tác động của Covid-19 đến nền kinh tế cho thấy những con số thiệt hại khủng khiếp mà dịch bệnh gây ra cho doanh nghiệp Việt. Theo báo cáo, đại dịch Covid-19 tác động gần như đồng thời tới toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới. Dự báo của các tổ...