Gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng: Dân vẫn ngóng chờ
Theo lãnh đạo nhiều Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), sau 3 tháng dịch bệnh diễn ra, nhiều lao động mất việc đang rất cần được hỗ trợ. Nghị quyết hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID – 19, Chính phủ đã ban hành gần 10 ngày, các bộ, ngành cần sớm có hướng dẫn chi tiết để triển khai.
Bộ LĐ-TB&XH vừa trình Chính phủ dự thảo quyết định về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo đó, trong dự thảo lần này, Bộ LĐ-TB&XH đã có một số thay đổi mới quan trọng so với dự thảo cách đó 5 ngày mà Tiền Phong đã phản ánh trong số báo ngày 15/4.
Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH rút ngắn thời gian thực hiện việc hỗ trợ cho các đối tượng lao động. Chẳng hạn, nhóm đối tượng có hợp đồng lao động nghỉ việc không lương, quá trình giải quyết hồ sơ rút gọn còn 10 ngày làm việc thay vì 25 ngày như trước đó, các đối tượng khác như hộ kinh doanh cá thể, lao động bị chấm dứt hợp đồng chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp…thời gian được rút gọn từ 4-6 ngày làm việc.
Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất siết thêm điều kiện đối với doanh nghiệp vay vốn lãi suất 0% để trả lương cho NLĐ như: DN đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn tiền để trả lương ngừng việc cho NLĐ, và đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương (đối với DN có trích lập quỹ dự phòng tiền lương). Ngoài ra, DN phải trả trước đó 50% tiền lương tối thiểu ngừng việc cho NLĐ trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm ngày 31/12/2019.
Đáng chú ý, Bộ LĐ-TB&XH chuyển thẩm quyền quyết định tất cả các đối tượng nhận hỗ trợ của gói an sinh xã hội về cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, thay vì có cấp Phòng và Sở LĐ-TB&XH như trước đó.
Hiện, Bộ LĐ-TB&XH đã mở rộng thêm ngành nghề đối với đối tượng lao động tự do gồm lao động bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố không có địa điểm cố định, thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa, lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách, bán lẻ vé số lưu động, tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thể thao, giải trí. Các điều kiện của đối tượng này đơn giản hơn, chỉ cần cư trú hợp pháp tại địa phương, và giảm sâu thu nhập. Dự thảo lần này cũng đã loại bỏ, hoặc sửa đổi đối với những điều kiện như hộ khẩu thường trú, tạm trú, không sở hữu đất nông nghiệp… ( Tiền Phong phản ánh trước đó).
Không đủ sức cầm cự
Video đang HOT
Trong khi Bộ LĐ-TB&XH đang loay hoay với dự thảo để trình Chính phủ, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, lãnh đạo nhiều Sở LĐ-TB&XH cho biết, quá trình triển khai gói hỗ trợ ở các cấp địa phương vẫn đang tắc do chờ hướng dẫn cụ thể. Nhiều lao động rơi vào tình cảnh khó khăn, khó cầm cự thêm được nữa.
Ông Đinh Văn Duân, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh cho biết, Sở mới nhận được tờ trình dự thảo của Bộ LĐ-TB&XH về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ người dân.
Theo đó, đối với các đối tượng như hộ nghèo, cận nghèo, người có công, ông Duân cho biết, các đơn vị đã tiến hành rà soát và có danh sách, chỉ chờ Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn nữa là triển khai nên các hồ sơ vẫn đang “ngâm”.
Đặc biệt, sau khi Bộ LĐ-TB&XH gửi dự thảo mới, việc bổ sung các quy định đối với DN vay vốn để trả lương cho lao động, ông Duân cho rằng, sẽ khiến việc thẩm định gặp nhiều khó khăn và có thể kéo dài thời gian hỗ trợ cho DN và NLĐ.
“Sáng nay, các lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Tài chính, Bảo hiểm xã hội… của tỉnh ngồi họp với nhau và thấy rằng trong 5-10 ngày, với các điều kiện này không thể xử lý hết được. Doanh nghiệp đưa lên, Sở Tài chính không dám thẩm định. Chưa kể, việc hướng dẫn không rõ sẽ khiến tình trạng mỗi nơi làm một kiểu”, ông Duân nói.
Theo ông Duân, trong bối cảnh này, Nghị quyết hướng dẫn triển khai cần phải cụ thể, khả thi và đơn giản các thủ tục. Ngoài ra, cần quy định trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền, giám đốc doanh nghiệp nếu để ra sai sót, đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch.
Ông Nguyễn Hồng Dân, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, sau khi Thủ tướng quyết định gói hỗ trợ an sinh xã hội, TP Hà Nội đã tiến hành rà soát các đối tượng. Tất cả các xã, phường trên địa bàn thành phố hiện đã phát tờ khai, mẫu văn bản.
Trước mắt, nếu Chính phủ có Nghị quyết hướng dẫn, ngay trong tháng 4 này, những đối tượng như hộ nghèo, cận nghèo, người có công, diện bảo trợ xã hội có thể sẽ được nhận hỗ trợ ngay. Còn nhóm đối tượng có hợp đồng lao động, việc rà soát, lên danh sách phụ thuộc vào các doanh nghiệp.
Đối với nhóm lao động tự do, theo ông Dân, mặc dù đã có các tiêu chí nhưng qua rà soát, các địa phương còn hơi lúng túng. Do đó, Bộ LĐ-TB&XH sau khi tham mưu Chính phủ ra Nghị quyết, cần có hướng dẫn cụ thể thêm. Đối với nhóm này, sang tháng mới có thể nhận được hỗ trợ.
“Đến bây giờ, sau gần 3 tháng tình hình dịch bệnh diễn ra, nhiều lao động mất việc đã bắt đầu không đủ sức cầm cự được nữa. Nghị quyết của Chính phủ ban hành gần 10 ngày rồi, các bộ, ngành cần sớm có hướng dẫn chi tiết để triển khai gói hỗ trợ. Người dân và các cơ quan ở dưới đang rất sốt ruột”, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội nói.
Ngoài ra, theo ông Dân, Thành ủy Hà Nội đang chỉ đạo có chính sách đặc thù cho một số đối tượng như giáo viên mầm non ngoài trường công lập, đối tượng không bảo hiểm y tế…nằm ngoài gói an sinh xã hội để có hỗ trợ riêng.
Ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nam cho biết, theo kết quả rà soát, thống kê ban đầu, tỉnh có khoảng 90.000 người thuộc đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Dự toán tổng số tiền chi trả cho các đối tượng là 105 tỷ đồng. Hiện, đơn vị đã thống nhất với Sở Tài chính thực hiện chi trả trước cho 3 nhóm đối tượng trên tháng 4. Còn những đối tượng khác, đang chờ hướng dẫn cụ thể của các bộ, ngành.
Người có công, người nghèo… có thể sớm được hỗ trợ
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, hiện các địa phương đã có danh sách của nhóm đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo. Nếu, Chính phủ ra Nghị quyết trong tuần này, ngay trong tháng 4, những đối tượng này có khả năng thụ hưởng chính sách. Còn những đối tượng như lao động không có hợp đồng, lao động tự do… phải chờ các đơn vị rà soát, thống kê nên sang tháng 5 có thể bắt đầu nhận được hỗ trợ.
Dương Hưng
Bán hàng rong, xe ôm được nhận hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa chính thức trình Chính phủ dự thảo quyết định về hướng dẫn thực hiện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo đó, trong dự thảo lần này, Bộ LĐ-TB&XH đã có một số thay đổi quan trọng so với dự thảo trước đó.
Cụ thể, Bộ LĐ-TB&XH rút ngắn thời gian thực hiện việc hỗ trợ cho các đối tượng lao động. Chẳng hạn, nhóm đối tượng có hợp đồng lao động nghỉ việc không lương, quá trình giải quyết hồ sơ rút gọn còn 10 ngày làm việc thay vì 25 ngày như trước đó, các đối tượng khác như hộ kinh doanh cá thể, lao động bị chấm dứt hợp đồng chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp...thời gian cũng được rút gọn từ 7-9 ngày làm việc (giảm 4-6 ngày làm việc).
Ngoài ra, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất "siết" thêm điều kiện đối với doanh nghiệp vay vốn lãi suất 0 % để trả lương cho NLĐ như: DN đang gặp khó khăn về tài chính, không cân đối đủ nguồn tiền để trả lương ngừng việc cho NLĐ, và đã sử dụng hết quỹ dự phòng tiền lương (đối với DN có trích lập quỹ dự phòng tiền lương). Ngoài ra, DN phải trả trước đó 50% tiền lương tối thiểu ngừng việc cho NLĐ trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6/2020; không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm 31/12/2019.
Đáng chú ý, Bộ LĐ-TB&XH chuyển thẩm quyển quyết định tất cả các đối tượng nhận hỗ trợ của gói an sinh xã hội về cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố, thay vì có cấp Phòng và Sở LĐ-TB&XH như trước đó.
Bộ LĐ-TB&XH cũng mở rộng thêm ngành nghề đối với đối tượng lao động tự do gồm: Lao động bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố không có địa điểm cố định, thu gom rác, phế liệu, bốc vác, vận chuyển hàng hóa, lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách, bán lẻ vé số lưu động, tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thể thao, giải trí.
Các điều kiện của đối tượng này đơn giản hơn, chỉ cần cư trú hợp pháp tại địa phương, và giảm sâu thu nhập. Những điều kiện như hộ khẩu thường trú, tạm trú, không sở hữu đất nông nghiệp...(Tiền Phong phản ánh trước đó), trong dự thảo lần này đã được loại bỏ, sửa đổi.
Theo dự thảo, người lao động tự do gặp khó khăn, có nhu cầu hỗ trợ sẽ kê khai theo mẫu gửi UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp (có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú). Trong thời gian 05 ngày làm việc, UBND cấp xã tổ chức rà soát và lập danh sách người lao động bị mất việc làm đủ điều kiện hưởng hỗ trợ với sự tham gia giám sát của đại diện các tổ chức chính trị - xã hội và công khai với cộng đồng dân cư.
Trong thời gian 02 ngày làm việc UBND cấp xã niêm yết công khai danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được danh sách của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh sách hỗ trợ.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, hiện các địa phương đã có danh sách của nhóm đối tượng người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo, cận nghèo. Nếu, Chính phủ ra Nghị quyết trong tuần này, ngay trong tháng 4, những đối tượng này có khả năng thụ hưởng chính sách. Còn những đối tượng như lao động không có hợp đồng, lao động tự do... phải chờ các đơn vị rà soát, thống kê nên sang tháng 5 có thể bắt đầu nhận được hỗ trợ
Dương Hưng
Gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ đồng: Cần điều kiện gì để được trợ cấp? Bộ LĐ-TB&XH vừa lấy ý kiến các bộ ngành về Dự thảo Quyết định của Thủ tướng về thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19 (gói 62.000 tỷ đồng). Tính từ ngày 1/4 Dự thảo Quyết định là hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 42 của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người...