Gói hỗ trợ 285.000 tỷ đồng: Ngân hàng sẽ không hạ chuẩn cho vay
Ngân hàng Nhà nước sẽ đơn giản hoá thủ tục cho vay nhưng không nới lỏng điều kiện cho vay nhằm đảm bảo an toàn tín dụng và hoạt động lành mạnh của ngành ngân hàng.
Trước phản ánh của nhiều doanh nghiệp khó khăn tiếp cận gói tín dụng lãi suất thấp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải cắt giảm thủ tục hành chính để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, không được hạ tiêu chuẩn cho vay để tránh hệ luỵ lâu dài cho nền kinh tế.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu các ngân hàng phải giải thích rõ cho doanh nghiệp lý do vì sao không được vay vốn và cần xử lý các chi nhánh, cán bộ thiếu trách nhiệm, gây phiền hà, chậm trễ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Với quy mô đăng ký ban đầu 250.000 tỷ, sau đó lên 285.000 tỷ đồng, đến nay các ngân hàng đã mở rộng gói cho vay lãi suất thấp lên gần 600.000 tỷ đồng. Theo số liệu của Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, các ngân hàng đã cho vay cho vay, cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho 166.544 khách hàng với dư nợ 62.835 tỷ đồng. Miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ cho 14.368 khách hàng với dư nợ 12.319 tỷ đồng. Hạ lãi suất cho 289.204 khách hàng có dư nợ hiện hữu với tổng dư nợ 948.407 tỷ đồng, số tiền lãi dự kiến hạ cho khách hàng là 3.530 tỷ đồng. Ngoài ra, các ngân hàng cũng cho vay mới lãi suất ưu đãi cho 146.571 khách với dư nợ cho vay mới đạt 511.230 tỷ đồng.
Phần lớn gói tín dụng này được giải ngân cho các lĩnh vực ít bị ảnh hưởng bởi COVID-19 và cần vốn để tăng trưởng mạnh sau khi dịch kết thúc như lĩnh vực sản xuất và nông nghiệp, thuỷ sản, các dịch vụ y tế, lĩnh vực điện… Các doanh nghiệp gặp khó khăn có thể vay vốn với điều kiện chứng minh được khả năng trả nợ.
Nguồn vốn của gói hỗ trợ tín dụng là do các ngân hàng thương mại bỏ ra, không phải đến từ ngân sách Nhà nước. Vì vậy, mặc dù trên tinh thần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19 song việc giảm lãi suất của các ngân hàng là sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và các ngân hàng cũng phải dựa trên năng lực vốn thực tế của mình để quyết định nguồn vay.
Video đang HOT
LAN HƯƠNG
Tiến sĩ Bùi Quang Tín vị chuyên gia đầy nhiệt huyết
Trong bài phỏng vấn cuối cùng với PLO, TS LS Bùi Quang Tín vẫn đầy sôi nổi, tâm huyết với những góp ý về gói hỗ trợ tín dụng, chính sách hạ lãi suất của chính phủ và ngân hàng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Tiến sĩ, Luật sư Bùi Quang Tín vừa qua đời. Ông ra đi trong sự bàng hoàng của người thân, bạn bè, đồng nghiệp và cả giới báo chí chúng tôi. Vì mới hôm qua đây thôi, con người đầy năng lượng đam mê với công việc, đầy nhiệt huyết đó còn ngồi chia sẻ những góp ý cho các chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đưa nền kinh tế đất nước vượt qua khó khăn của dịch COVID-19.
Trong bài phỏng vấn cuối cùng với Pháp Luật TP.HCM, TS LS Bùi Quang Tín vẫn đầy sôi nổi, tâm huyết với những góp ý về gói hỗ trợ tín dụng, chính sách hạ lãi suất của chính phủ và ngân hàng.
Dễ mến, hiền lành, chân thành là những gì mà mọi người có thể cảm nhận khi trực tiếp chia sẻ, trò chuyện với TS Tín. Nhưng khi chúng tôi bật máy ghi âm, ống kính camera bắt đầu ghi hình thì ông luôn mạnh mẽ, sôi nổi với những ý kiến đầy thông tin. Đó không chỉ là những góp ý xuôi chiều chính sách mà còn là những góc nhìn trực diện, thẳng thắn phản biện chính sách.
Là vị chuyên gia luôn xâm nhập thực tế, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, ông hiểu: "Điều quan tâm của các doanh nghiệp hiện nay chính là các khoản vay cũ đang được áp dụng lãi suất trước đây nên làm sao đó, ngân hàng thương mại cần phối hợp để doanh nghiệp được tái cơ cấu trả nợ, đặc biệt là có thể giảm lãi suất cho vay đối với những hợp đồng cho vay cũ. Đó mới mang tính thực chất hơn."
"Ngoài ra, với vấn đề miễn giảm thuế hiện chỉ dành cho những doanh nghiệp chứng minh sự thiệt hại của mình đến từ dịch Covid-19. Mà sự chứng minh này cũng không hề dễ dàng vì đòi hỏi doanh nghiệp tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán và thuế. Do đó, bản thân doanh nghiệp phải phối hợp với cơ quan nhà nước để xác định thiệt hại, khó khăn thì mới được miễn giảm".
TS LS Bùi Quang Tín - chuyên gia tài chính luôn nhiệt huyết với những góp ý giá trị góp phần thay đổi chính sách giúp hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển nền kinh tế.
"Như vậy vấn đề quan trọng là làm sao đó phải lan tỏa từ trung ương cho xuống đến địa phương. Trung ương đã có những chính sách mạnh mẽ, thì địa phương, vốn gắn bó và có dự hiểu biết các doanh nghiệp phải làm thể nào để chính sách triển khai mang tính thực chất hơn, lúc đó doanh nghiệp mới hưởng lợi." - TS Tín thẳng thắn góp ý về gói hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch COVID-19.
Vừa căng mình với tuyển sinh, đào tạo tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM vừa bận rộn với công việc tại trường Doanh nhân BizLight, TS Tín vẫn "tranh thủ" dành cho báo chí chúng tôi những cuộc hẹn có khi dài cả giờ đồng hồ, quên cả ăn cơm trưa. Thế nhưng ở ông vẫn toát lên sự hứng khởi trong công việc, tràn đầy năng lượng và có một cái nhìn đầy nhiệt huyết cho giới doanh nhân.
Ông Tín từng chia sẻ với chúng tôi, ông cùng các cộng sự sáng lập ra trường doanh nhân BizLight vì nhìn thấy được xu thế động lực tăng trưởng phát triển của kinh tế, và cũng như muốn hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn và thiếu động lực tìm hướng phát triển mới.
Trong vai trò một CEO, ông vẫn luôn là một con người đầy tâm huyết với nhân viên của mình. "Đội ngũ bên mình đang quản lý đều tựa lưng nhau làm việc, không cá nhân nào vượt lên trên cá nhân nào. Cách quản lý của tôi là không dùng biện pháp hành chính mà là cùng nhau hiểu biết để làm việc, thì lúc đó tạo ra đội ngũ mạnh để đi cùng nhau"- TS Tín chia sẻ.
Dù bù đầu vì công việc nhưng TS Tín - "cũng đặt mục tiêu làm gì thì cố gắng về nhà lúc 6 giờ tối, nhưng thường chẳng bao giờ làm được, vì quá nhiều công việc. Tuy nhiên, tôi có may mắn là gia đình khá bền vững. Vợ tôi rất giỏi và hiểu câu chuyện, chia sẻ gánh nặng của chồng trong cuộc sống, và công việc".
TS Bùi Quang Tín ra đi thật sự quá đường đột với chúng tôi, những anh em báo chí suốt ngày chỉ muốn "làm phiền" chỉ muốn làm cho công việc những chuyên gia như anh thêm bận rộn. Người anh dễ mến, đáng kính qua đời khi những nhiệt huyết, những mục tiêu còn dang dở.
Mọi người sẽ luôn nhớ về anh, một vị chuyên gia kinh tế tài năng, nhiệt huyết! Mong anh an nghỉ!
Tiến sĩ Luật sư Bùi Quang Tín làCEO Trường Doanh nhân BizLight, giảng viên ĐH Ngân hàng TP.HCM, Thành viên của Đoàn Luật sư TP. HCM. Ông có hơn 23 năm nghiên cứu, giảng dạy và làm việc thực tiễn trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và trên 7 năm nghiên cứu, làm việc trong lĩnh vực pháp lý. Ông đồng thời là giảng viên thỉnh giảng của nhiều trường Đại học lớn trong cả nước và tại các doanh nghiệp, định chế tài chính lớn về các chuyên đề tài chính, ngân hàng, pháp lý...
TS LS Tín lấy bằng MBA về Quản trị Tài chính Ngân hàng (Mỹ) từ năm 2003 và làm việc 3 năm tại ngân hàng Bank of America tại Bang Texas, Mỹ. Sau khi về nước, ông tiếp tục vừa làm việc tại ngân hàng Sacombank trong lĩnh vực ngoại hối ở vị trí Giám đốc Kinh doanh Ngoại hối và nhận học vị Tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng vào năm 2013.
TS LS Bùi Quang Tín cũng đã tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiều lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng do Chính phủ Luxembourg (thời gian 1 năm) và Thuỵ Sĩ tài trợ cho Chính phủ Việt Nam (SECO 2) (thời gian 2 năm).
Ông cũng tham gia rất nhiều hội thảo chuyên đề cũng như xuất bản nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế và pháp lý cũng như các bài báo trong tạp chí có giá trị tại Việt Nam. TS. Tín được mời làm diễn giả, chuyên gia trong nhiều chương trình truyền hình của các đài truyền hình báo chí trong nước và quốc tế.
QUANG HUY
Đơn giản, minh bạch hóa thủ tục tiếp cận hỗ trợ tín dụng Bộ Công thương vừa tiếp tục gửi văn bản đề xuất đẩy mạnh thêm các giải pháp hỗ trợ đặc thù về tín dụng, tài chính. Bộ Công thương đề xuất Chính phủ sử dụng công cụ tái cấp vốn với tỷ lệ chiết khấu phù hợp Cụ thể, để cân bằng lợi ích của 2 nhóm ngân hàng thương mại và doanh...