Gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng: Triển khai ngay trong tuần này
“Người dân đang rất khó khăn, đang từng ngày mong chờ được nhận hỗ trợ theo tinh thần nghị quyết 68 của Chính phủ.
Ngay trong tuần này, các địa phương phải triển khai ngay. Triển khai chậm là có lỗi, trục lợi là có tội với dân”.
Ông Nguyễn Hữu Phúc, thuê nhà đường Hiệp Nhất (quận Tân Bình, TP.HCM), là thợ cắt tóc bị thất nghiệp nên rơi vào hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh nh: TỰ TRUNG
Bộ trưởng Bộ Lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng ngành lao động và triển khai nghị quyết 68 của Chính phủ, quyết định 23 của Thủ tướng về các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch COVID-19 diễn ra ngày 14-7.
Khoảng 13 triệu lao động “điêu đứng” vì COVID-19
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, cả nước có khoảng 13 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong đó, có trên 557.000 người bị mất việc, 4,1 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng việc, 4,3 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên…
Đặc biệt, đợt dịch thứ 4 này đã, đang xâm nhập và tác động vào các khu công nghiệp và khu chế xuất, làm nghiêm trọng hơn những tác động tiêu cực đến người lao động.
Video đang HOT
Những tác động này khiến tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 – 24 tuổi) ở mức cao, thanh niên không có việc làm, không tham gia học tập hoặc đào tạo tiếp tục tăng và không có dấu hiệu dừng. Hầu hết các ngành kinh tế đều ghi nhận mức giảm thu nhập bình quân của người lao động so với quý trước…
Hơn 70.000 doanh nghiệp dừng hoạt động hoặc phá sản; 9,1 triệu lao động bị ảnh hưởng, 540.000 người mất việc; hàng triệu người giãn việc/ngưng việc; 40.000 lao động xong thủ tục nhưng không xuất cảnh được…
Chính phủ đã có nghị quyết 68 triển khai gói 26.000 tỉ đồng hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. “Chính sách đã lược bỏ nhiều thủ tục, rất đơn giản, dễ hiểu dễ thực hiện, các địa phương không cần ra thêm văn bản nào nữa. Cần bắt tay ngay vào triển khai, không được chậm trễ nữa. Chậm nhất trong tuần này, các địa phương phải triển khai. Đơn vị nào chậm triển khai là có lỗi với dân, không chỉ trách nhiệm mà phải làm cả bằng cả tấm lòng chúng ta. Nếu để xảy ra trục lợi, tiêu cực là có tội với dân. Đề nghị báo chí và các tổ chức giám sát, đơn vị nào chưa triển khai thì nêu tên, báo về bộ ngay…”, Bộ trưởng Dung quyết liệt nói.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Dung nhấn mạnh lần đầu gói 4.500 tỉ hỗ trợ đào tạo nguồn lao động đón đầu “hậu COVID-19″. Đây là “thời cơ vàng” cho doanh nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi Chính phủ rất quan tâm cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân.
Chậm nhất trong tuần này, các địa phương phải triển khai gói hỗ trợ. Chậm triển khai là có lỗi với dân; trục lợi, tiêu cực là có tội với dân.Bộ trưởng Đào Ngọc Dung
TP.HCM hoàn thành hỗ trợ 230.000 lao động tự do
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM Lê Minh Tấn cho biết HĐND TP.HCM thông qua gói an sinh hỗ trợ 886 tỉ đồng với 6 nhóm đối tượng, trong đó có 230.000 lao động tự do.
“Đến ngày 13-7, đã có 46% lao động tự do được nhận mức hỗ trợ tối đa 50.000 đồng/người/ngày trong thời gian 30 ngày giãn cách theo chỉ thị 15 (từ 31-5 đến 29-6). TP.HCM cũng tiếp tục có chính sách hỗ trợ lao động tự do trong 2 tuần thành phố phải phong tỏa để chống dịch với mức 50.000 đồng/người/ngày trong 15 ngày”, ông Tấn thông tin.
Theo ông Tấn, gói hỗ trợ 886 tỉ đồng đang triển khai sẽ hỗ trợ 6 nhóm đối tượng: người cách ly tập trung, với mức 80.000 đồng/người/ngày; hỗ trợ lực lượng tham gia phòng chống dịch các cấp với mức 120.000 đồng/người/ngày.
Người lao động hoãn hợp đồng, nghỉ không lương (khoảng 80.000 công nhân) kể cả giáo viên mẫu giáo, giáo viên trường nghề được hỗ trợ 1,8 triệu đồng/người với kinh phí 160 tỉ đồng; khoảng 24.000 lao động thất nghiệp không đủ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cũng được hỗ trợ mức 1,8 triệu đồng, với nguồn kinh phí 20 tỉ đồng…
Thành phố tiếp tục hỗ trợ trong đợt giãn cách 2 tuần theo chỉ thị 16, mỗi lao động sẽ tiếp tục nhận 50.000 đồng/ngày trong 15 ngày đang giãn cách này.
“Các cơ quan chức năng thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi, đơn giản các thủ tục, làm nhanh nhất để người dân, doanh nghiệp, tiểu thương nhanh chóng nhận được hỗ trợ. Thành phố sẽ hoàn thành công tác hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trong gói hỗ trợ theo nghị quyết 68 ngay trong tháng 7 này”, ông Tấn nhấn mạnh.
Ngoài ngân sách thành phố dành cho gói hỗ trợ này (886 tỉ đồng), các tổ chức, đơn vị cũng đã vận động, quyên góp chung tay hỗ trợ thêm cho những người dân bị ảnh hưởng, khó khăn bởi đại dịch COVID-19, như MTTQ TP đã vận động được 87 tỉ đồng hỗ trợ người nghèo, công nhân, lập ATM gạo, siêu thị 0 đồng…
Ông Nguyễn Đình Khang, chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, cho biết trong 3 đợt dịch trước, tổ chức này đã trích 176 tỉ đồng để hỗ trợ trực tiếp cho trên 225.000 lao động. Riêng đợt dịch thứ 4, đến nay đã có gần 10.000 công nhân, người lao động bị nhiễm SAR-CoV-2, ít nhất 60.000 F1 và 160.000 F2 là công nhân.
Đại dịch đã khiến 500.000 công nhân, lao động phải nghỉ việc, giãn việc, mất việc làm. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam đã trích 113 tỉ đồng hỗ trợ trực tiếp cho gần 200.000 người lao động và hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu chống dịch. Ngoài ra, các đơn vị thuộc tổ chức này cũng đã góp 150 tỉ đồng vào quỹ vắc xin…
Phê bình Hà Nội chậm hỗ trợ người dân khó khăn theo nghị quyết 68
Hà Nội là một trong những tỉnh, thành mà Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung nhắc nhở khi chậm triển khai nghị quyết 68 (gói 26.000 tỉ đồng) hỗ trợ người dân vượt khó khăn do dịch COVID-19.
Ông Đào Ngọc Dung đề nghị Hà Nội "đeo bám" nhanh hơn nữa, làm sao có hiệu quả hơn, nhất là khi Hà Nội đang tạm dừng một số dịch vụ để phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh: HÀ QUÂN
Tại hội nghị trực tuyến ngày 14-7, Bộ trưởng Bộ Lao động, thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Đào Ngọc Dung cho biết mới có 33/63 tỉnh thành báo cáo kế hoạch hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch COVID-19 dù nghị quyết 68 đã được Chính phủ ban hành cách đây 1 tuần.
Theo ông Dung, ngoài các tỉnh như Đồng Nai ban hành quyết định hỗ trợ lao động tự do từ ngày 13-7, Long An từ ngày 12-7... thì nhiều địa phương triển khai rất chậm. Ông Dung yêu cầu các địa phương cần giảm bớt thủ tục, giấy tờ để tiền hỗ trợ đến người dân sớm nhất.
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội Bạch Liên Hương cho biết: "Căn cứ nghị quyết số 68, sở đang xây dựng dự thảo về đối tượng, điều kiện được hỗ trợ đối với lao động tự do, đồng thời đang nghiên cứu phương thức chi trả để đảm bảo đúng nguyên tắc".
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung phê bình: "Hà Nội triển khai nghị quyết 68 đến nay là chậm. Hết tháng 7 mới triển khai xong thủ tục hành chính là chậm trễ. Thủ tục hành chính mức độ thôi. Nghị quyết 68 và quyết định 23 đã quy định rất rõ, rất thông thoáng.
Hai ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội đã có hướng dẫn cụ thể. Tinh thần là bộ không ban hành văn bản, thủ tục hành chính gì nữa. Do đó, Hà Nội phải chủ động triển khai. Khó như triển khai hỗ trợ lao động tự do như nghị quyết 42 mà còn triển khai được thì không có lý do gì Hà Nội không làm tốt được".
Nói với Tuổi Trẻ Online chiều 14-7, ông Nguyễn Quốc Khánh, phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nôi, cho hay sở đang tích cực triển khai nghị quyết 68 và quyết định 23 của Bộ LĐ-TB&XH.
Theo ông Khánh, Sở LĐ-TB&XH đã hoàn thành dự thảo lần 1 kế hoạch triển khai sáng 13-7. Đến chiều 14-7, sở đã có dự thảo lần 2 gửi tới các quận, huyện, thị xã để đóng góp ý kiến.
"Sau khi tổng hợp ý kiến, sớm nhất tuần sau thì sở sẽ báo cáo thành phố. Cố gắng trong đầu tuần sau", ông Khánh cho hay.
Nhà giáo dạy cao đẳng nghề nghiệp cần trình độ gì? Bộ LĐ-TB&XH vừa có thông tư quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ với giáo viên giáo dục nghề nghiệp. Vậy những giáo viên đang giảng dạy nếu chưa đủ tiêu chuẩn chuyên môn thì xử lý thế nào? Ảnh minh hoạ (Nguồn Internet) Hỏi: Tôi được biết Bộ LĐ-TB&XH vừa có thông tư quy định về tiêu chuẩn chuyên môn...