Gọi điện khoe sinh con nặng 5,2kg, sản phụ bị bạn “tạt cả gáo nước lạnh vào mặt”
Những tưởng bạn sẽ chúc mừng vì sinh được một đứa con mập mạp, không ngờ rằng sản phụ lại bị bạn khuyên nhủ nên đưa con đi khám vì đứa trẻ có thể bị bệnh.
Làm cha làm mẹ ai chẳng muốn sinh ra một đứa con trắng trẻo, mập mạp, khỏe mạnh. Nhiều người cho rằng con sinh ra càng mập mạp thì càng khỏe mạnh nên không ít thai phụ thường xuyên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí là chất béo để cân nặng của con tăng lên. Nhưng một đứa trẻ sinh ra có cân nặng vượt trội liệu có thực sự khỏe mạnh hơn không?
Chị Dương sống ở Trung Quốc vốn cũng nghĩ rằng con sinh ra càng nặng càng tốt nên trong quá trình mang thai, chị ra sức tẩm bổ cho mình. Kết quả, thai phụ tăng hơn 25 kg trong 41 tuần mang thai.
Hành trình “ vượt cạn” của sản phụ diễn ra rất khó khăn. Sau 5-6 tiếng, chị hạ sinh một bé trai mập mạp nặng 5,2kg. Khi nhìn thấy đứa bé bụ bẫm, mập mạp, nặng bằng cả đứa trẻ 1 tháng tuổi, gia đình ai cũng mừng rỡ, khen chị Dương thật “khéo đẻ”.
Việc sinh nở của chị Dương diễn ra khá khó khăn. Ảnh minh họa
Sản phụ nhanh chóng báo tin vui này cho bạn bè và được họ gửi lời chúc. Thế nhưng, một người bạn học ngành y lại cảm thấy lo lắng thay cho chị Dương, “tạt cả gáo nước lạnh” vào người chị: ” Bé nặng như vậy có thể không khỏe, chị nên đưa bé đi khám sức khỏe đi “.
Khi nghe bạn nói vậy, chị Dương vô cùng tức giận, nghĩ rằng tại sao bạn không chúc mừng mình thì thôi còn “trù ẻo” con mình bị bệnh. Tuy nhiên, sau này bà mẹ đã vô cùng hối hận khi phát hiện con trai thực sự gặp vấn đề về sức khỏe, cụ thể là lượng đường huyết bị thấp.
Trên thực tế, không phải trẻ càng nặng cân thì càng tốt, trọng lượng của một đứa trẻ sơ sinh bình thường chỉ nên dao động từ 2,5kg đến 4kg. Trẻ dưới 2,5kg là bị nhẹ cân và nếu trên 4kg là bị thừa cân.
Video đang HOT
Chị Dương hạ sinh một bé trai nặng 4,5kg nhưng bị bạn nói nên đưa đứa bé đi khám. Ảnh minh họa
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới trọng lượng của thai nhi, bao gồm thời gian phát triển của thai nhi và thói quen sinh hoạt của thai phụ. Trong đó, thói quen sinh hoạt của thai phụ là có ảnh hưởng lớn nhất.
Thai nhi to không chỉ gây ra tình trạng khó sinh mà còn khiến bé có khả năng mắc nhiều bệnh lý như hạ đường huyết, tim bẩm sinh, tăng bilirubin trong máu. Vì vậy, để ngăn chặn sự xuất hiện của những “em bé khổng lồ”, mẹ nên chú ý những việc này trong quá trình mang thai.
1. Không nên bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng
Không ít mẹ bầu cho rằng mang thai là phải ăn cho 2 người nhưng quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ thai nhi còn nhỏ, không cần quá nhiều chất dinh dưỡng như bố mẹ tưởng tượng, thai phụ chỉ cần ăn uống bình thường và ăn thêm những thực phẩm giàu dinh dưỡng.
2. Tập thể dục nhẹ nhàng
Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng trong quá trình mang thai. Ảnh minh họa
Nhiều thai phụ quá chú ý tới chế độ dinh dưỡng mà bỏ qua sự vận động. Tuy nhiên, nếu như chỉ có bổ sung chất dinh dưỡng mà không vận động thì mẹ bầu dễ tăng cân chóng mặt, thai nhi lớn và gây khó khăn cho quá trình sinh nở. Do đó, mẹ bầu nên tập thể dục nhẹ nhàng trong quá trình mang thai. Đi bộ chậm cũng có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và giảm khả năng mắc các vấn đề về tiêu hóa ở bà bầu.
3. Thường xuyên đo vòng bụng
Thai phụ cần phải chú ý tới sự thay đổi của vòng bụng và đo thường xuyên, bởi vì sự tăng trưởng của vòng bụng có liên quan tới sự phát triển của thai nhi. Nếu vòng bụng tăng quá nhanh thì mẹ bầu cần phải chú ý kiểm soát bằng chế độ ăn uống của mình, kết hợp vận động nhẹ nhàng.
Những sai lầm kiêng cữ sau sinh "làm hại" sức khoẻ mẹ, thậm chí gây biến chứng nguy hiểm
Thậm chí, một số quan niệm kiêng cữ sai lầm và cổ hủ còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của sản phụ và trẻ sơ sinh.
Người phụ nữ sau khi sinh là bước vào 1 giai đoạn rất khó khăn vì toàn bộ cơ thể và sức lực đã dành cho việc mang thai và vượt cạn. Chính vì thế, sản phụ cần được chăm sóc thật tốt để phục hồi sức khoẻ.
Tuy nhiên, theo quan niệm từ xa xưa, nhiều gia đình, nhiều vùng miền khác nhau lại có cách chăm sóc và kiêng cữ khác nhau mà không phải cách nào cũng đúng khoa học và tốt cho sức khoẻ sản phụ. Thậm chí, một số quan niệm kiêng cữ sai lầm và cổ hủ còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của sản phụ và trẻ sơ sinh.
Theo Cử nhân hộ sinh (CNhs) Nguyễn Thị Thuỳ Linh (Khoa sản - Bệnh viện quận Thủ Đức, TP.HCM), có những sai lầm khi chăm sóc sản phụ sau sinh sau gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, tâm lý của sản phụ sau sinh, đồng thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con, các gia đình lưu ý không nên áp dụng:
Đốt than nóng để giữ ấm
CNhs Nguyễn Thị Thuỳ Linh cho biết, trong tháng đầu tiên sinh nở, sản phụ mất rất nhiều máu, năng lượng và chất dinh dưỡng làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút, dễ bị cảm nhiễm từ những yếu tố bên ngoài. Chính vì thế, sản phụ cần giữ ấm tuyệt đối.
Tuy nhiên, một số gia đình đã cho mẹ và bé nằm than để giữ ấm. Đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra do sưởi ấm bằng than nhưng phòng lại đóng cửa rất kín gió làm cho nồng độ CO2 sản sinh không thoát ra ngoài được, gây ngộ độc nặng cho mẹ và bé.
Chị Linh lưu ý, có thể giữ ấm cơ thể cho sản phụ bằng nhiều cách như mặc ấm, uống nước ấm, nằm trong không gian thoáng đãng và mát mẻ nhưng không có gió lùa, không để quạt và máy lạnh quá lạnh.
Đối với trẻ sơ sinh nếu trời nóng nên mặc thoáng mát không quá dày để bé dễ ngủ, không nên quấn bé quá chặt tránh hạn chế sự vận động tay chân của bé.
Không gội đầu trong vòng 1 tháng
Nhiều người cho rằng sản phụ sau sinh không nên gội đầu vì sẽ gây rụng tóc, đau đầu sau này. Điều này hoàn toàn không đúng. Bà mẹ sau sinh cần được tắm gội sạch sẽ để tránh mồ hôi gây nấm tóc, ngứa đầu, viêm da đầu gây khó chịu khó ngủ.
Cách gội đầu cho sản phụ sau sinh như sau: Nên gội mỗi ngày 1 lần nhưng phải gội đầu bằng nước ấm, gội nhanh trong phòng kín gió tránh bị lạnh. Sau khi gội đầu xong nên sấy khô tóc tránh để tóc ướt gây cảm lạnh.
Không di chuyển vì sợ vết mổ sẽ bị bung chỉ
Một số người sau sinh mổ thường cho rằng cần hạn chế di chuyển vì sợ vết mổ bị bung chỉ. CNhs Nguyễn Thị Thuỳ Linh cho biết, ngược lại, sau khi mổ sinh, người mẹ cần tích cực đi lại để giúp máu lưu thông tốt tới vết thương giúp nhanh lành đồng thời không gây bế sản dịch do nằm quá nhiều. Tuy nhiên, sản phụ cũng cần điều tiết, không nên vận động quá nhiều gây mất sức và lâu phục hồi sức khoẻ.
Không ăn chua sau sinh
Nhiều gia đình không cho sản phụ sau sinh ăn thực phẩm có vị chua như trái cây chua, canh chua... vì sợ sữa bị chua gây tiêu chảy cho trẻ. Điều này hết sức sai lầm vì người mẹ sau sinh cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó vitamin C cũng giữ vai trò quan trọng. Nó giúp người mẹ tăng sức đề kháng, nhanh lành vết thương, phòng ngừa được các bệnh cảm cúm thông thường.
Chị Linh cho biết, người mẹ có thể ăn đồ ăn chua để bổ sung vitamin C nhưng ở mức vừa phải, không ăn liên tục. Ngoài ra, một số thức ăn tốt cho vết thương và sức khỏe mẹ bầu sau sanh nên dùng như: Các món như giò heo, đu đủ xanh, xu hào, củ sen, cam bưởi, mè chứa các thành phần dinh dưỡng giúp tạo sữa nhiều cho em bé. Đặc biệt, nghệ được xem là loại thảo dược rất tốt đối với bà mẹ sau sinh. Dùng nghệ chế biến món ăn và thoa lên vết thương giúp liền sẹo rất tốt.
Chờm nóng ngay sau sinh
Theo chị Linh - khoa Sản, BV quận Thủ Đức, TP.HCM, sau khi sinh, vùng đáy tử cung sẽ có khối tròn nhỏ là tử cung co lại giúp sản phụ không bị băng huyết. Khối tròn này sẽ gây đau nhiều trong những ngày đầu nhưng sẽ giảm dần cơn đau.
Nếu sản phụ thấy đau nhiều thì nên nằm úp hoặc dung vật nặng vừa phải như chiếc gối chèn lên bụng sẽ giúp giảm đau, không nên chườm nóng nên khối tròn vì sẽ có nguy cơ gây giãn cơ, làm băng huyết gây nguy hiểm cho sản phụ.
Kỳ tích: Cứu sống bà bầu bị tai nạn giao thông nghiêm trọng Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã tạo nên kỳ tích với ca mổ song song, vừa bắt con vừa lấy khối máu tụ cứu sống sản phụ. Bệnh nhân Nguyễn Thị Bạch Cúc (20 tuổi, quê Hưng Yên) cùng các bác sĩ (BS) BV Hữu nghị Việt Đức và BV Phụ sản...