Gỏi bưởi
Bưởi quê tôi được nuôi dưỡng từ mạch nguồn của con sông Thu Bồn phù sa cát mịn, nên vườn bưởi nhà ai cũng tươi tốt, quả ngọt đến lạ lùng.
Đến mùa ra hoa kết trái, con ong con kiến cũng bảo nhau đến hít hà mùi thơm nồng hoa bưởi. Chừng nửa tháng sau là đã có những trái nhỏ treo lủng lẳng đan lẫn trong từng tán lá xanh.
Bưởi chín, mẹ chọn những quả ngon nhất biếu ông bà hoặc mang ra chợ bán, còn tụi con nít thỏa thuê với vị chua chua, ngọt ngọt không lẫn vào đâu được. Vị chua, thơm lừng của từng tép bưởi hầu như có sức hấp dẫn lạ kỳ đối với tuổi thơ và ngay cả với người lớn.
Tôi bắt đầu mê món trái cây này từ khi phát hiện vị chua ngọt thanh tao, phảng phất thứ mùi thơm đặc trưng và khá bình dị, không hề lẫn lộn với trái cây quả khác nơi phồn hoa đô thị. Ngoài việc tách vỏ ăn liền còn có thể làm nước ép giải khát, nấu chè hay chế biến thành món gỏi khá hấp dẫn. Món gỏi bưởi thật giản đơn. Những tép bưởi mọng nước, con tôm nhỏ xíu, điểm vào cọng rau thơm nhỏ nhỏ xinh xinh, chỉ thế thôi mà ba tôi cứ tấm tắc khen mẹ mỗi khi nhà có khách.
Món gỏi bưởi làm không khó nhưng hơi tốn công một chút và phải tinh tế trong việc nêm nếm. Bưởi chọn quả chín đều, vạt bỏ vỏ để lấy tép bưởi. Tách rời các tép bưởi và giã sẵn một chén ớt tỏi. Nước mắm thường được pha chế với đường không quá ngọt, vì như vậy mới phù hợp với khẩu vị của người quê tôi vốn ưa cái mặn mòi chân chất. Đường ở đây chẳng qua là để giảm bớt độ chua của bưởi. Tôm rửa sạch cho vào nồi thêm một chút muối, rang tôm chín rồi lột vỏ, xé nhỏ.
Video đang HOT
Tất cả hỗn hợp tôm, bưởi, một ít tép khô trộn đều với nước mắm, nêm sao cho đúng vị chua chua, ngọt ngọt của gỏi. Để tăng cường vị thơm có thể thêm vài cọng ngò, lá ớt non, rau răm, rau húng…, đợi khi nào ăn cho vào trộn đều. Vậy là đã có một thau gỏi bưởi, mọi người trong nhà tha hồ thưởng thức món đặc sản cây nhà lá vườn. Để món ăn nhìn hấp dẫn hơn thì chọn vài con tôm xếp xung quanh đĩa gỏi.
Ngày nay, có nhiều cách trộn gỏi bưởi khác nhau: gỏi bưởi với cá, với thịt nạc hoặc mực, món nào cũng có hương vị riêng của nó. Và càng ngày, gỏi bưởi càng được chế biến phong phú, trở thành món ăn không thể thiếu trong các buổi tiệc. Nhưng cứ mỗi khi đến tháng ba, tháng tư, thấy ngoài chợ đã nhan nhản bưởi là tôi lại ước gì mình được thưởng thức món gỏi bưởi trộn tôm, tép của mẹ ngày nào…
Theo TNO
Bí quyết ăn uống của người Nhật
Ai cũng biết, người dân Nhật Bản có tuổi thọ cao nhất thế giới mà phần lớn bí quyết nằm ở chế độ ăn uống lành mạnh. Những công thức để sống thọ dưới đây đúc kết từ Nhật Bản có thể không mới nhưng vấn đề ở chỗ, họ đã thực hành theo cả đời để sống lâu và khỏe mạnh.
1. Thành phần nguyên liệu nổi bật nhất trong căn bếp của người Nhật là một số thực phẩm đơn giản nhưng là cơ sở cho các bữa ăn hàng ngày: Cá, rau biển, rau quả, đậu nành, gạo, trái cây, trà xanh.
2. Người Nhật thích nấu ăn tại nhà. Bữa ăn truyền thống của họ gồm một bát cơm, cá nướng, rau luộc, súp đậu hũ, trái cây tráng miệng và trà xanh. Người Nhật tiêu thụ gần 10% thực phẩm cá của thế giới, mặc dù dân số của họ chỉ chiếm 2%, cụ thể hóa thì mỗi người dân Nhật ăn cá gấp 5 lần so với người dân khác trên thế giới. Hàm lượng acid béo omega-3 được bổ sung hàng ngày là lý do giải thích tại sao họ lại sống lâu và khỏe mạnh đến thế. Chưa kể người Nhật cũng tiêu thụ rau cải, súp lơ xanh, cải bắp, cải xoăn... gấp 5 lần người Mỹ.
3. Bí quyết nấu ăn cơ bản của người Nhật là sử dụng đồ tươi và đúng lúc. Theo Naomi Moriyama - tác giả cuốn sách "Phụ nữ Nhật không già và béo" thì siêu thị Nhật Bản luôn cung cấp đồ tươi. Thực phẩm đóng gói không chỉ đề ngày mà đề giờ, bởi những người nội trợ ở nước này chọn mua cá, thịt, rau, hoặc chuẩn bị bữa ăn khi thực phẩm chỉ vừa được đóng gói nửa giờ trước trong ngày hôm đó.
4. Khẩu phần ăn của người Nhật nhỏ và ăn thành nhiều bữa. Từ thời thơ ấu, họ đã được dạy phải ăn chậm, thưởng thức từng miếng trong khi đĩa thức ăn có kích thước nhỏ (so với Mỹ thì đĩa thức ăn này chỉ bằng 1/3). Cách trình bày thức ăn đã nấu chín tại nhà cũng tuân theo nguyên tắc: Không bao giờ đắp đầy, mỗi món phục vụ riêng, thường là vừa đủ, mang vẻ đẹp tự nhiên và tốt nhất là đồ tươi.
5. Cách chế biến thức ăn thường là nấu chín nhẹ nhàng với các kỹ thuật như hấp, áp chảo, xào, hầm hoặc nướng nhanh. Các đầu bếp Nhật Bản thích sử dụng dầu tốt cho trái tim và nước dùng là hương vị theo mùa. Và quan trọng là bữa ăn đủ để cảm thấy hài lòng nhưng không quá no.
6. Người Nhật ăn cơm hàng ngày, đó là biểu hiện khác biệt rõ nét nhất giữa người phương Đông và phương Tây. Thường xuyên dùng bột mì tinh chế chính là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh béo phì ở các nước phương Tây.
7. Tại Nhật Bản, bữa sáng được coi là bữa ăn quan trọng nhất và lớn nhất trong ngày. Bữa ăn này có thể bao gồm một số món nhỏ như cơm, súp đậu hũ và hành lá, lá rong biển, trứng tráng hoặc một miếng cá, trà xanh...
8. Món tráng miệng có vị ngọt ít phổ biến. Điều đó không có nghĩa là người Nhật không thích sô-cô-la, bánh ngọt, kem... Thay vào đó, họ hiểu điểm dừng khi "thả" cho sự thèm ăn và tránh những tổn hại nếu ăn quá nhiều.
9. Người Nhật có ý thức và được khuyến khích thưởng thức nhiều dạng thực phẩm mà không cần quan tâm đến chế độ ăn kiêng hay thừa cân béo phì. Tuy nhiên, việc tiêu thụ đồ ăn nhanh trong thanh niên Nhật Bản ngày nay bắt đầu gia tăng.
Bữa ăn thường ngày của một gia đình người Nhật
10. Tập thể dục là trào lưu phổ biến ở Nhật Bản. Theo một câu chuyện đăng trên tạp chí TIME năm 2004 "Làm thế nào để sống đến trăm tuổi", người Nhật có sức khỏe tốt và thể trạng tuyệt vời, những con người ưa hoạt động này kết hợp nhiều bài tập thể dục ngẫu nhiên mỗi ngày. Họ đã tạo ra một môi trường khuyến khích đi xe đạp, đi bộ, đi bộ đường dài và nói chung là hoạt động liên tục.
Theo ANTĐ
Một chén danh trà Trà là một phần quan trọng trong văn hóa của người Trung Hoa nói chung và người Hồng Kông nói riêng. Đối với người Trung Hoa, việc uống trà sẽ giúp họ có tinh thần và tập trung nhiều hơn. Trà không chỉ là đại diện cho nền văn hóa, còn liên quan về nhiều mặt tinh thần. Thưởng trà không phải là...