Góc Tư vấn dinh dưỡng: Cao huyết áp, ‘né’ muối bằng cách nào?
Tôi 38 tuổi, bị cao huyết áp, bác sĩ dặn ăn kiêng muối. Một số tài liệu nói nên giới hạn muối ăn
Trả lời: Chào bạn! Trong bệnh tăng huyết áp, bên cạnh điều trị thuốc thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng không kém, đặc biệt là vấn đề kiêng muối (NaCl). Chính vì vậy bạn nên lưu ý thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ, cả trong điều trị thuốc cũng như chế độ ăn uống, tái khám đúng lịch với mục đích giúp duy trì huyết áp trong giới hạn cho phép và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Đa số người Việt có thói quen ăn mặn, tính ra trung bình tiêu thụ từ 11 – 14 gr muối/người/ngày, trong khi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi người bình thường chỉ nên giới hạn lượng muối ăn ở mức dưới 5 gr/ngày (ít hơn 1 muỗng cà phê) để phòng bệnh tăng huyết áp. Cần lưu ý rằng hầu như trong tất cả các loại thực phẩm chúng ta sử dụng hằng ngày đều có chứa muối với tỷ lệ khác nhau.
Ví dụ trong 100 gr thực phẩm như cua bể chứa 0,8 gr muối, cua đồng chứa 1,1 gr muối, tôm đồng chứa 1 gr muối… Đến những loại thực phẩm tưởng chừng không có tí muối nào như 100 gr sữa bò tươi cũng đã có sẵn 0,95 gr muối, sữa bột toàn phần chứa 0,93 gr muối. Ngoài ra, trong 100 gr thịt gà ta mà chúng ta ăn trung bình chứa 0,17 gr muối, thịt lợn chứa 0,19 gr muối, thịt bò chứa 0,2 gr muối.
Trong các loại gia vị, 5 gr muối sẽ có trong: 26 gr nước mắm (tương đương 2,5 muỗng cà phê), 35 gr xì dầu (3,5 muỗng cà phê), 8 gr bột canh (1 muỗng vun cà phê), 11 gr hạt nêm (2 muỗng cà phê). Bạn thấy đó, hằng ngày chúng ta nạp vào cơ thể rất nhiều “muối không tên”, tức là chúng ta ăn mà không hề hay biết!
Để hạn chế tiêu thụ muối, bạn nên tránh ăn thường xuyên các thực phẩm ẩn chứa nhiều NaCl như mắm, các loại khô (cá, tôm, mực…), dưa cà muối chua, tương, chao, các thức ăn chế biến sẵn như đồ hộp, lạp xưởng, xúc xích, giò chả, mì gói… NaCl cũng có nhiều trong bột ngọt nên cũng cần hạn chế dùng. Hãy bỏ thói quen ăn chấm muối hay thói quen thích chan thêm nước mắm, nước tương, nước xốt… Cũng cần để ý giảm dần lượng muối và gia vị trong nấu ăn hằng ngày. Chúc bạn luôn khỏe.
Video đang HOT
Góc Tư vấn dinh dưỡng đồng hành cùng độc giả Báo Thanh Niên định kỳ vào thứ năm hằng tuần.
Bạn đọc có thể gửi thắc mắc của mình vào hộp thư:
tuvandinhduong@thanhnien.vn để được các chuyên gia tư vấn, giải đáp.
Theo thanhnien.vn
Từ 40 tuổi, hay ăn mặn, đau thượng vị nên đi khám bệnh này
Ung thư dạ dày giai đoạn sớm đôi khi chỉ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, đau âm ỉ vùng thượng vị...
Vừa qua, BV ĐY Dược TP.HCM (BV ĐHYD) đã điều trị thành công trường hợp ung thư dạ dày cho ông NTT (54 tuổi, ngụ Quảng Ngãi).
Trước đây, bố ruột ông T. từng qua đời vì ung thư dạ dày. Ông T. có thói quen ăn mặn và tiền sử viêm loét dạ dày nhiều năm. Cách nhập viện 2 tháng, ông bắt đầu đau bụng vùng thượng vị dai dẳng. Nghĩ rằng do viêm loét dạ dày tái phát nên ông tự ý mua thuốc về uống, nhưng không hết đau nên đến khám tại BV.
Tại đây, ông được nội soi dạ dày và phát hiện khối u lớn ở 1/3 giữa dạ dày, xác định ung thư dạ dày giai đoạn 3 nhưng chưa di căn. Ông đã được tiến hành phẫu thuật nội soi cắt gần toàn bộ dạ dày, trừ tâm vị và đáy vị. Đây là phương pháp mới thay vì trước kia điều trị khối u ở 1/3 giữa dạ dày bắt buộc phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Vì vẫn giữ lại một phần dạ dày nên người bệnh có thể bảo tồn chức năng hấp thụ dinh dưỡng, khoáng chất, tránh trào ngược, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng và cuộc sống cho người bệnh sau phẫu thuật.
Sau phẫu thuật 3 ngày, ông T. có thể ăn uống và sinh hoạt bình thường. Hiện ông đang được tiếp tục được theo dõi và hóa trị để ngăn ngừa những tế bào ung thư còn tiềm ẩn.
TS-BS Long đang phẫu thuật nội soi dạ dày cho bệnh nhân. Ảnh: NP
Theo TS BS. Võ Duy Long, Phó trưởng khoa Ngoại tiêu hóa BV ĐHYD, ung thư dạ dày là một trong những loại ung thư đường tiêu hóa thường gặp ở Việt Nam. Nếu phát hiện ung thư vào giai đoạn sớm, người bệnh chỉ cần điều trị bằng phẫu thuật mà không cần hóa trị. Không ít trường hợp đến điều trị khi người bệnh đã xuất hiện các biến chứng của ung thư như chảy máu dạ dày, hẹp dạ dày, thủng dạ dày bắt buộc phải mổ cấp cứu, có thể tế bào ung thư đã di căn đến phổi, phúc mạc, gan, xương...
Đối với ung thư ở giai đoạn sớm, người bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt, đôi khi chỉ cảm thấy đầy bụng, ăn khó tiêu, đau bụng âm ỉ vùng thượng vị... Khi người bệnh xuất hiện những triệu chứng rõ ràng hơn như ói ra máu, đau bụng kéo dài, đi tiêu phân đen, sờ thấy khối u trong ổ bụng... thì ung thư dạ dày đã bước vào giai đoạn tiến triển.
Do đó, người dân từ 40 tuổi trở lên hoặc có các triệu chứng như đau thượng vị, ăn khó tiêu, đầy bụng... nên đến các cơ sở y tế thực hiện nội soi dạ dày để phát hiện sớm và gia tăng tỉ lệ thành công khi điều trị ung thư dạ dày.
Những người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Bệnh UTDD chưa xác định được nguyên nhân cụ thể nhưng có 4 nhóm yếu tố nguy cơ. Những người có yếu tố nguy cơ sẽ mắc UTDD cao hơn, bao gồm:
- Tiền sử gia đình có người bị UTDD
- Tiền sử bản thân mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng như viêm loét dạ dày, đa polyp dạ dày...
- Thường xuyên ăn các thực phẩm nhiều muối, đồ nướng, hun khói hoặc các thực phẩm được lên men, ủ lâu ngày....
Hoàng Lan
Theo Dân trí
Ca sĩ Beyonce nhắc nhở mẹ bầu hết sức lưu ý 1 biến chứng thai kì có thể nguy hiểm tính mạng Lần đầu tiên nữ ca sĩ Beyonce chia sẻ những chi tiết rất riêng tư về quá trình mang thai và sinh đôi, thậm chí cô còn tiết lộ việc mắc một biến chứng thai kì phổ biến nhưng vô cùng nguy hiểm. Beyonce có tiếng là một nghệ sĩ kín đáo về đời tư. Kể từ khi sinh đôi hai bé Rumi...