“Góc tối” tại Hàn Quốc: Khi những kẻ đào tẩu tự tìm đến cái chết
Ở tất cả các nơi trên thế giới, có hàng triệu người trốn chạy từ các chế độ tàn bạo, nhưng sau bao lâu thì họ tìm thấy cuộc sống tốt đẹp mà họ đã từng hy vọng? Ở Hàn Quốc, thống kê cho thấy một con số đáng ngạc nhiên về tỷ lệ người đào tẩu từ Triều Tiên sang Hàn Quốc đã tự tìm đến cái chết.
Bạn luôn luôn nghe thấy thông tin của những người đào tẩu trở nên nổi tiếng. Họ viết sách, bán chạy những cuốn sách đó và xuất hiện trên truyền hình. Họ có thể kiếm được hàng chục ngàn đô la chỉ một tối cho một buổi trò chuyện. Họ hùng hồn kể lại những câu chuyện đau lòng của họ về chuyến trốn chạy cực kỳ nguy hiểm.
Nhưng sự thật, luôn có một mặt tối trong những câu chuyện của những người chạy trốn này.
Ở Hàn Quốc, các số liệu thống kê cho thấy một sự thật. Bộ Thống nhất Hàn Quốc đưa ra rằng 15% số người đào tẩu chết mỗi năm vì tự vẫn – tăng gấp đôi tỷ lệ tự tử cho dân số nói chung, và Hàn Quốc là đất nước luôn có tỷ lệ tự tử cao nhất trong số 34 nước công nghiệp phát triển trong OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế).
Một thiếu nữ Triều Tiên kể lại những câu chuyện đau lòng của mình trên một chương trình truyền hình Hàn Quốc.
Có một vài yếu tố liên quan. Một là, họ không thể nào quay trở về ngôi nhà mà họ đã bỏ lại để ra đi. Hai là, thực tế tài chính của họ có thể rất khác so với cuộc sống được tán tụng phác họa trong một bộ phim truyền hình Hàn Quốc nhập lậu vào miền Triều Tiên.
Kim Song-il đào thoát 14 năm trước đây. Ông ấy từng là một tài xế xe buýt, một công nhân xây dựng và điều hành một nhà hàng.
Bây giờ ông ấy bắt đầu mở một xưởng thịt gà. Ông mua gà nguyên con, thuê một vài nhân viên mổ gà và xếp vào túi đông lạnh – tổng giá trị của từng phần kết hợp lại lớn hơn chi phí của một con gà nguyên con.
Kim Song-il tại xưởng gà của mình.
Đó là một cuộc đấu tranh. “Khi các công việc trước đây của tôi thất bại, tôi đã cố gắng tự tử ba lần,” ông nói. “Tôi đã phải tự nhắc nhở bản thân rằng tôi đã liều mạng sống của mình thế nào chỉ để đến được đây.”
Năm ngoái, đã có 1.400 người đào thoát khỏi Bắc Triều Tiên.
Video đang HOT
Người phụ nữ 45 tuổi – cô Kim Ryen-hi đã trả lời phỏng vấn một cuộc họp báo đầy nước mắt gần đây và tuyên bố rằng cô muốn về nhà. Bốn năm trước đây, cô đã đến Hàn Quốc nhưng bây giờ cô nhớ Triều Tiên khủng khiếp.
“Tự do và vật chất hay bất cứ sự cám dỗ nào, chúng không còn quan trọng với tôi nữa. Điều quan trọng bây giờ là gia đình và nhà của tôi,” cô nói. “Tôi muốn trở về với gia đình yêu quý của mình, ngay cả nếu tôi chết đói.”
Kim Ryen-hi vẫn ở Hàn Quốc và không thể trở lại miền Bắc.
Tuy nhiên, có những ngoại lệ – có những người thành công trên đất Hàn Quốc. Lee Yung-hee điều hành doanh nghiệp của chính cô. Cô đào thoát 14 năm trước đây và bây giờ sở hữu một nhà hàng đông đúc – Max Burrito – bên ngoài Seoul.
Lee Yung-hee trong nhà hàng của mình.
Những người đào tẩu được đào tạo ba tháng khi họ đến nơi, nhưng các nhà phê bình khẳng định khoảng thời gian đó không đủ để họ học các kỹ năng mới. Chính phủ trả lời ý kiến đó rằng, chính những người đào tẩu không muốn kéo dài thời gian đi học.
Một số nhóm theo đạo Thiên Chúa cung cấp các khoá đào tạo nghề và cho rằng việc tốt nhất là đào tạo các kỹ năng đơn giản nhưng hữu ích, ví dụ như pha nước, phục vụ bàn tại các quán cà phê.
Nhưng việc thiếu cơ hội việc làm, ngoài những công việc khiêm tốn như thế này, là một trong những nguồn gốc của sự bất mãn.
Theo một cuộc khảo sát, 50% mô tả tình trạng của họ ở miền Bắc là tầng lớp “thượng lưu” hoặc “trung lưu”, nhưng chỉ có 26% cho biết họ có thể giữ được tầng lớp của mình ở miền Nam. Đại đa số – 73% – mô tả tình trạng mới của họ là tầng lớp thấp hơn.
Andrei Lankov, một nhà sử học tại Đại học Kookmin ở Seoul cũng đã từng nghiên cứu ở Bình Nhưỡng, nói rằng vấn đề là kỹ năng họ có được ở miền Bắc Triều Tiên không đủ cho nền kinh tế Hàn Quốc hiện đại. Ví dụ, các bác sĩ từng đàu tẩu thường không thể tìm được việc làm trong ngành Y tại Hàn Quốc.
Những bác sĩ đào ngũ cảm thấy rất khó xin việc tại bệnh viện ở Seoul.
“Liệu rằng có bất cứ một bác sĩ nào tốt nghiệp, kể cả tại một trường y khoa danh tiếng tại Triều Tiên có thể được cấp giấy phép hành nghề tại Hàn Quốc, với kiến thức y tế được lấy từ sách giáo khoa của Liên Xô vài chục tuổi được dịch qua loa?”, ông đặt câu hỏi trong một buổi nói chuyện với NK News.
Và một công ty Hàn Quốc liệu có thuê một nhân viên kỹ thuật “mà công việc trong nhiều thập kỷ chủ yếu dùng kìm kẹp, leo bám – và chỉ yêu cầu sự khéo léo – nỗ lực để sử dụng những thiết bị cũ kỹ từ thời Liên Xô để làm việc?”.
Đó là một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho tương lai.
Trong hiện tại, vấn đề về sự tuyệt vọng của người Triều Tiên là họ đang cô đơn, và phiêu bạt tại Hàn Quốc, đứng trên bờ vực cuộc sống của mình, và khi tới giới hạn, họ lại tìm đến cái chết.
Phạm Đức Cảnh
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Cô gái bị ném đá đến chết vì bỏ trốn theo tình nhân
Một cô gái Afghanistan tử vong khi bị người làng dùng đá ném vì tội ngoại tìnhhình thức trừng phạt man rợ ở những vùng phiến quân chiếm đóng.
News cho hay vụ việc xảy ra tuần trước tại một ngôi làng ở ngoại ô Firoz Koh, thủ phủ tỉnh Ghor. Đây là khu vực nằm dưới sự kiểm soát của nhóm cực đoan Taliban.
Một số người đã dùng điện thoại ghi lại cảnh tượng trên và đăng lên mạng. Xuyên suốt đoạn video dài 30 giây là tiếng khóc thảm thương của cô gái trẻ.
Một cô gái ở ngoại ô Firoz Koh, thủ phủ tỉnh Ghor, Afghanistan tử vong khi bị người làng dùng đá ném vì tội ngoại tình. (ảnh: Reuters).
Cô bị đẩy xuống một cái hố trên mặt đất. Những người đàn ông vây quanh và liên tiếp ném đá vào người cô một cách lạnh lùng với cường độ ngày càng tăng. Hôn phu 23 tuổi của cô, Mohammad Gul, cũng liên tiếp bị quất vào người.
Cô gái có tên Rokhshana, khoảng 19 đến 21 tuổi, gào lên những câu cầu nguyện trong Hồi giáo. Giọng cô càng lúc càng cao và tuyệt vọng.
Giới chức ở Ghor cho biết cô bị đám đông gồm "các phiến quân Taliban, các lãnh đạo tôn giáo địa phương và chỉ huy các nhóm vũ trang" ném đá.
Rokhshana và Gul bị cáo buộc trốn gia đình đến một nơi khác để kết hôn với nhau.
Thống đốc tỉnh, Seema Joyenda, một trong hai nữ lãnh đạo ở Afghanistan, cho biết gia đình Rokhshana đã ép cô kết hôn với một người mà cô không yêu.
Cô bị bắt quả tang đang quan hệ tình dục trước hôn nhân với bạn trai, hành động mà nhiều tín đồ Hồi giáo bảo thủ ở vùng nông thôn Afghanistan không bao giờ tha thứ.
"Đây là vụ việc đầu tiên xảy ra ở khu vực này trong năm nay nhưng sẽ không phải là vụ cuối cùng", bà Joyenda nói. "Nhìn chung, phụ nữ ở khắp cả nước đều gặp phải các vấn đề nhưng ở Ghor, thái độ bảo thủ thậm chí chiếm ưu thế".
Bà Joyenda lên án vụ ném đá, kêu gọi chính quyền tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm giúp khu vực này thoát khỏi quân nổi dậy và các nhóm vũ trang khác.
Hồi tháng 9, một đoạn video được quay ở Ghor ghi lại cảnh một người phụ nữ bị quấn màn kín mít từ đầu đến chân và xô ngã xuống đất. Cô bị những người già đánh liên tiếp vào người trước sự chứng kiến của một nhóm đàn ông.
Tòa án ở địa phương buộc tội cô quan hệ ngoài luồng với một người đàn ông khác. Người này sau đó cũng chịu hình phạt tương tự.
Luật pháp Afghanistan cấm ném đá chết những người bị buộc tội ngoại tình, dù những người này vẫn phải lĩnh án tù lâu năm. Bộ luật hình sự có nguồn gốc từ năm 1976 không có điều khoản quy định về việc ném đá.
Án tử hình được Taliban, nhóm phiến quân kiểm soát nhiều khu vực ở Afghanistan từ năm 1996 đên 2001, áp dụng rộng rãi. Những người mắc tội ngoại tình thường bị bắn hoặc bị ném đá chết trước mặt đám đông./.
Duyên Nguyễn
Theo_VOV
Hy Lạp: Nhiều trẻ em tiếp tục chết đuối do chìm thuyền di cư Ít nhất 11 người, trong đó có nhiều trẻ em, đã bị chết đuối sau khi một chiếc thuyền tị nạn lớn bị lật úp và một số tàu thuyền nhỏ hơn đã bị ngập hôm 28/10. Những người tị nạn xúc động khi được đưa vào bờ - Ảnh: Getty. Thuyền và trực thăng tham gia tìm kiếm người bị nạn sau...