Góc phân tích DOTA 2: Abaddon Tử thần “nửa mùa”
Abaddon là một Hero khá đa năng trong thế giới DOTA 2, thế nhưng tử thần này lại không có gì thực sự nổi trội đáng để các team chuyên nghiệp đem ra sử dụng.
Đúng với tên gọi, Abaddon hay còn được biết đến là chúa tể của vùng đất Avernus sở hữu cho mình tạo hình bí ẩn và đen tối, thứ khiến nhiều người dễ liên tưởng đến những tử thần thực tử trong tác phẩm Harry Potter nổi tiếng. Tuy nhiên, không nguy hiểm vẻ bề ngoài, bộ skill của Abaddon lại được IceFrog thiết kế theo xu hướng hỗ trợ đồng đội khá nhiều. Và đây cũng là nhiệm vụ chính của hero này trên đấu trường DOTA 2 chuyên nghiệp.
Có cho mình chỉ số khá tốt ở giai đoạn đầu game, với lượng máu, tốc độ di chuyển cũng như damage khởi điểm lớn, Abaddon gần như không gặp nhiều khó khăn ở giai đoạn early game. Thế nhưng, nếu xét trên khía cạnh là một support thì Abaddon lại khá thua thiệt với các đồng nghiệp bởi lượng mana tương đối eo hẹp, trong khi các kỹ năng lại tiêu tốn khá nhiều nguồn tài nguyên này.
Nếu như Mist Coil chỉ tốn 50/60/70/80 mana mỗi level thì kỹ năng chủ đạo của một Abaddon support – Aphotic Shield lại không được may mắn như thế. Tiêu tốn của Abaddon tới 100 mana mỗi lần sử dụng ngay từ những cấp độ đầu tiên, Aphotic Shield là nguyên nhân chính khiến cho Arcane Boots hoặc Soul Ring luôn là những item cơ bản đầu tiên mà Abaddon hướng tới.
Nhưng cũng phải nhìn nhận, tác dụng bảo kê của kỹ năng này là khá lớn, khi ngoài việc đỡ được một lượng lớn sát thương cũng như gây damage khi nổ, Aphotic Shield còn có thể xóa bỏ mọi buff bất lợi lên mục tiêu được buff. Cũng chính vì tác dụng này mà Abaddon thường là pick counter khá tốt với combo Shadow Demon Mirana trong quá khứ. Chỉ một buff Aphotic Shield đơn giản, Abaddon có thể giúp đồng đội tránh khỏi những tình huống nguy hiểm tưởng chừng như chắc chắn phải mất mạng.
Ngoài ra, Mist Coil cũng là một kỹ năng “bán máu” cho đồng đội của Abaddon, khi tử thần phải hy sinh lượng máu kha khá của mình để buff máu cho đồng đội, cũng như có thể gây sát thương lên kẻ địch. Chỉ với 2 kỹ năng kể trên cũng đã đủ để Abaddon trở thành một trong những support có vai vế tại đấu trường chuyên nghiệp.
Aphotic Shield là kỹ năng chủ đạo của Abaddon ở giai đoạn đầu game.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đây cũng là một vị tướng vô cùng đa năng, khi ngoài việc có thể đảm nhiệm vị trí như một hard support, Abaddon cũng tỏ ra không hề thua kém bất kỳ carry nào nếu được sử dụng ở vị trí này. Có khả năng tank vô cùng lớn từ ultimate Borrowed Time, cùng với đó là kỹ năng nội tại Curse of Avernus giúp cho Abaddon gia tăng tốc độ đánh cũng như tốc độ di chuyển, đồng thời khiến kẻ địch bị slow những chỉ số tương tự.
Với những item cơ bản như Mask of Madness, SangeYasha, lượng sát thương mà Abaddon gây ra từ những cú chặt chém của mình cũng tương đối lớn. Cùng với đó là buff giáp từ Aphotic Shield và ultimate Borrowed Time, Abaddon theo phong cách này không khác gì một cỗ xe tăng càn thẳng vào đội hình team bạn, vừa trâu, vừa có khả năng gây damage lớn. Chưa kể, với việc build theo hướng carry, hầu hết người chơi đều ưu tiên học max vào 2 kỹ năng Aphotic Shield cũng như Curse of Avernus, Mist Coil sẽ chỉ là skill ưu tiên sau cùng.
Chính vì thế mà bài toán thiếu hụt mana ở giai đoạn đầu game sẽ không ảnh hưởng nhiều lắm đến vị tướng này. Lượng máu và sát thương khởi điểm tốt cũng là một lợi thế không nhỏ giúp Abaddon xanh xao ở giai đoạn đi đường với tư cách là một carry chính trong đội hình.
Abaddon carry cũng không phải là một lựa chọn tồi.
Tuy đa năng và hữu dụng như vậy, nhưng ở phiên bản 6.84, với phong cách combat cũng như gank lẻ liên tục mà các đội hay sử dụng, Abaddon gần như biến mất hoàn toàn khỏi đấu trường chuyên nghiệp. Chỉ thi thoảng hero này mới được lôi ra như một quân bài bất ngờ dùng để counter lại một số chiến thuật. Còn lại, Abaddon thường được dành riêng một vị trí trang trọng trong tủ kính như những hero thất sủng khác.
Dường như nhìn ra vấn đề, IceFrog đã có một số thay đổi trong nỗ lực đưa Abaddon trở lại với sân chơi chuyên nghiệp ở phiên bản 6.85 mới ra mắt. Cụ thể thì cooldown của Mist Coil sẽ được giảm 0.5 giây, từ 5 xuống chỉ còn 4.5. Borrowed Time giờ đây khi có thêm buff từ Aghanim’s Scepter cũng sẽ giúp Abaddon tăng khả năng chuyển sát thương từ 35 lên 50%.
Những điều chỉnh này vừa giúp Abaddon mạnh hơn đôi chút ở kỹ năng support, đồng thời cũng cải thiện đáng kể độ trâu bò của hero này khi có Aghanim’s Scepter. Tuy nhiên, với meta hiện nay thì dường như rất ít đội muốn đưa Abaddon vào sử dụng. Cho dù đa năng nhưng hero này xét về khả năng support bảo kê thì không thể bì được với Winter Wyvern hay Dazzle, xét về độ chiến hay combat thì thua sút hoàn toàn với những Undying, Tuskar.
Đặt Abaddon vào vị trí carry thì lại khá khập khiễng nếu nhìn sang những hero hot pick bây giờ như Anti Mage, Tiny. Xét cho cùng thì chính sự đa dạng nhưng lại chưa “tới tầm” như cái cách mà IceFrog tạo ra Abaddon thì chắc phải chờ khá nhiều chỉnh sửa nữa thì may ra hero này mới có thể trở thành sự lựa chọn thông dụng tại đấu trường chuyên nghiệp.
Theo Gamek
Góc phân tích DOTA 2: Terrorblade - Hero "tủ" để cày rank
TerrorBlade luôn nằm trong danh sách các hero "tủ" để cày rank của đại đa số game thủ DOTA 2.
Terrorblade được Icefrog đem trình làng trong bản patch 6.80. Vào thời điểm đó, "kẻ nắm giữ Linh Hồn" này luôn nằm trong danh sách các hero "tủ" để cày rank của đại đa số game thủ DOTA 2. Sở hữu bộ skill phân bóng không quá mới lạ, tuy nhiên, khả năng farm của Terrorblade phải nói là ngang ngửa với người em song sinh Anti-Mage.
Terror dễ dàng kiểm soát được lane mà chỉ cần rất ít sự hỗ trợ từ đồng đội. Đôi khi, chỉ bóng của hero này là đủ last hit creep, trong khi đó "The Soul Keeper" bằng xương bằng thịt còn đang bận farm ở trong rừng.
Tuy nhiên, hero này không được Icefrog "nuông chiều" quá lâu. Sang đến phiên bản 6.81, Terror nhận một nerf khá rõ ràng: Lượng strength mỗi level giảm từ 1.9 xuống còn 1.4, khiến hero này tỏ ra khá yếu đuối trước những hero nhiều skill từ thời điểm đầu đến giữa game. Thay vì tuyển một support tốt làm bạn đồng hành cùng Terror, nhiều game thủ quyết định đưa hero này vào "rừng" quy ẩn và tiếp tục chăm chỉ "cày cuốc" hơn nữa.
Chiến thuật này bất ngờ lại tỏ ra khá hiệu quả với tỉ lệ thành công cao, thậm chí là ở mức rank 6k. Nhìn chung, Terrorblade vẫn là một hero "imba", đặc biệt khi xét đến chỉ số GPM sau đợt giảm sức mạnh này.
Tiếp tục được đưa và Captain Mode ở phiên bản 6.82, con quỷ 2 sừng này ngay lập tức được các tay chơi pro sử dụng liên tục. Icefrog nhanh chóng nhận ra sai lầm này, nhưng thay vì balance lại bộ skill, anh vẫn trung thành với việc đưa ra bản nerf. Tuy ngắn ngủi, nhưng cũng phải thừa nhận rằng Terror đã có những giây phút huy hoàng trong 2 phiên bản kể trên.
Có vẻ như Icefrog vẫn cảm thấy TerrorBlade vẫn chưa thật phù hợp với DOTA 2 sau khá nhiều lần "nâng lên đặt xuống". Tổng cộng, đã có tới 4 lần thay đổi chỉ dành riêng cho kỹ năng Reflection. Trước patch 6.72, chiêu thức này có tên gọi là Soul Steal và về cơ bản nó khá giống với Life Drain của người xương Pugna, tức hút máu kẻ địch để hồi sức mạnh. Trong khi đó, skill hóa quỷ Metamorphosis được chỉnh sửa 2 lần, còn chiêu phân bóng Conjure Image duy nhất chỉ có một lần điều chỉnh.
Những lần rework lại bộ kỹ năng của The Soul Keeper.
Với việc là một hero được chú trọng vào khả năng phân bóng và push lẻ, thật khó để Terrorblade có thể tìm lại "đỉnh vinh quang" khi mà thời kỳ của chiến thuật "Rat Dota" cũng đã qua. Kể từ hậu TI3 (dùng patch 6.78), dễ dàng nhận thấy các bản patch đều "ngăn chặn" lối chơi này, đồng thời biến team combat, lật kèo trở thành thứ "đặc sản" mới của DOTA 2.
Do đó, cho tới phiên bản cập nhật gần đây nhất, 6.85, Terrorblade đã có sự thay đổi lối chơi mạnh mẽ. Không còn là một "thanh niên" chuyên phân bóng push lẻ nữa, giờ đây hero này sẽ trở nên cực kỳ tích cực trong các pha giao tranh. Terror chỉ có thể hóa quỷ nếu như Illusion nằm trong phạm vi 900 range xung quanh nên việc rat tower rất khó xảy ra.
Kỹ năng Reflection cũng trở nên có ích hơn trong combat, khi mà Terror có thể tạo ra cả một quân đoàn bóng cùng với đó là 900 AOE slow. Đây được đánh giá là một trong những skill AOE (không phải ultimate) tuyệt vời nhất trong DOTA 2. Bên cạnh đó, Terror cũng sẽ vắng bóng ở Captain Mode một thời gian để được tái ra mắt ở phiên bản 6.86.
Terror nhìn chung vẫn là một hero có sức mạnh trung bình. Patch mới ra đã có những điều chỉnh về lối chơi cũng như khả năng combat, tuy nhiên Terror vẫn có điểm yếu là máu giấy.
Trong quá khứ, Terror là một pusher nên thường ưu tiên cho việc lên đồ damage cũng như là hạn chế việc tham gia vào các combat tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giờ đây, Terror sẽ cần thêm một số lượng item nhất định để cải thiện lượng máu ít ỏi, do vậy việc dps giảm sút ở late game là điều tương đối dễ hiểu. Hy vọng rằng trong phiên bản mới, Ice Frog sẽ cho ra mắt một Terrorblade "bá đạo" hơn để xứng với danh hiệu "Kẻ nắm giữ Linh hồn".
Theo Gamek
Góc phân tích DOTA 2: Necrophos Sự hồi sinh của tử thần Ông già cầm lưỡi hái đã từng bị "bám bụi" sau khi IceFrog quyết định bỏ xó hero này trong những bản cập nhật DOTA 2 trước đây. Thế nhưng có lẽ IceFrog đã nhận thấy sự bất công mà mình dành cho Necrophos, vậy nên anh quyết định đưa ra đôi chút điều chỉnh cho vị tướng này ở phiên bản DOTA...