Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch ngày 7/5: Có cơ hội thoát khỏi giai đoạn giằng co tích lũy hiện tại
Chỉ số đi lên với cây nến Marubozu cắt trở lại MA20 và 50, cho thấy bên mua đang áp đảo và tín hiệu cắt xuống dưới MA20 của những phiên trước có thể chỉ là tín hiệu nhiễu, đợt giằng co tích lũy vừa qua có thể chỉ là nhịp sóng trung gian nhằm củng cố cho xu hướng phục hồi ngắn hạn hình thành từ đầu tháng 4 tới nay được bền vững hơn.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 7/5.
CTCK Smart Invest
VN-Index hôm nay tạo thành tạo thành mẫu hình “Closing White Maruboru”. Giá đóng cửa là mức giá cao nhất trong ngày cho thấy sư hưng phấn đã tăng lên.
Khối lượng tăng theo đà tăng của giá là một tín hiệu tốt. Tất nhiên sẽ là tích cực hơn nếu vượt lên trên đường trung bình MA(20), nhưng hôm nay chưa phải là phiên bùng nổ theo đà, nên khối lượng giao dịch thấp là điều có thể hiểu được.
Trong hệ thống phân tích kỹ thuật “Price Action”, với nhóm VN30, chúng tôi có 10 mã có trạng thái giao dịch ” Mua tích lũy”. Số mã có trạng thái “Bán phân phối” chỉ còn 3 và đặc biệt các mã đi ngang còn lại hầu hết chuyến sang trạng thái “Mạnh”.
Với tín hiệu này, chúng ta có thể khẳng định giai đoạn điều chỉnh của nhóm vốn lớn đã kết thúc và điều này có thể thúc đẩy chỉ số tăng điểm mạnh hơn.
Theo thống kê định lượng, VN-Index có 55% khoảng thời gian có giá đóng cửa tăng điểm vào ngày mai và 80% giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Chúng tôi kỳ vọng sẽ là một phiên bùng nổ theo đà vào ngày mai.
CTCK Phú Hưng – PHS
Video đang HOT
VN-Index có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp. Khối lượng tuy vẫn dưới bình quân 10 và 20 phiên nhưng gia tăng so với phiên trước đó, hàm ý dòng tiền có dấu hiệu tái gia nhập trở lại thị trường.
Không những vậy, chỉ số đi lên với cây nến Marubozu cắt trở lại MA20 và 50, cho thấy bên mua đang áp đảo và tín hiệu cắt xuống dưới MA20 của những phiên trước có thể chỉ là tín hiệu nhiễu, đợt giằng co tích lũy vừa qua có thể chỉ là nhịp sóng trung gian nhằm củng cố cho xu hướng phục hồi ngắn hạn hình thành từ đầu tháng 4 tới nay được bền vững hơn.
Thêm vào đó, các chỉ báo MACD và RSI đang hồi phục trở lại, cho thấy động lực tăng điểm đang được cải thiện.
Trong trường hợp, chỉ số có thể bứt phá khỏi vùng đỉnh 797-800 điểm, thì chỉ số có cơ hội thoát khỏi giai đoạn giằng co tích lũy hiện tại và hướng lên mục tiêu quanh 850-860 điểm (vùng đáy năm 2019).
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.
CTCK Bảo Việt – BVSC
Thị trường bật tăng lên trên đường xu hướng giảm với khối lượng mạnh hơn nhiều so với phiên giao dịch ngày hôm qua. Chỉ báo MACD cũng đã quay đầu tăng điểm trở lại, cho thấy dư địa tăng điểm trong ngắn hạn vẫn còn.
Chỉ báo Stochastics Oscillator đã cắt lên trên đường tín hiệu sau khi đảo chiều từ vùng quá mua, cho thấy về mặt xu hướng, nhiều khả năng thị trường có thể sẽ tiếp tục duy trì đà tăng điểm trong vài phiên tới.
Mặc dù vậy, do VN-Index đã cắt lên trên cả đường xu hướng giảm và SMA50 sau phiên hôm nay, áp lực giảm điểm vẫn có thể sẽ xuất hiện trong phiên ngày mai, chỉ số có thể sẽ thử thách lại vùng 775-780 trước khi có thể tăng điểm trở lại.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch ngày 29/4: Có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm
Chỉ báo MACD dù vẫn ở trên mức 0 nhưng đã đảo chiều sang xu hướng giảm, cảnh báo sự suy yếu của xung lực tăng điểm của thị trường. Chỉ báo Chaikin Money Flow đã cắt xuống dưới đường SMA20 của chính chỉ báo này cảnh báo thị trường đang mất dần sự hỗ trợ từ yếu tố dòng tiền.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 29/4.
CTCK Smart Invest
VN-Index tạo thành tạo thành mẫu hình "Pivot Point Reversal, Uptrend". Hôm nay là một ngày giao dịch tương đối tích cực nếu xét về khối lượng có một ngày giảm nhưng khối lượng lại co lại. Nhu cầu bán cổ phiếu bằng mọi giá có lẽ không lớn dù chúng ta đang chịu áp lực điều chỉnh.
Trong hệ thống phân tích kỹ thuật "Price Action", với nhóm VN30, chúng tôi có 4 mã có trạng thái giao dịch "tích lũy". Số mã có trạng thái "phân phối" giảm từ 14 xuống còn 11 mã và chỉ có 3 mã có trạng thái phân phối yếu.
Đây là tín hiệu tốt bởi chúng ta đang gặp rất nhiều áp lực bán từ nhóm VN30 và hiện tại không phải đối mặt với tình huống xấu nhất và đang ở tình huống tích cực là nhóm mã lớn có dấu hiệu đi ngang nhiều hơn là trạng thái giảm giá mạnh.
Nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục giao dịch tốt dù đà tăng có phần hạn chế hơn so với phiên giao dịch ngày hôm qua. Nhóm bất động sản khu công nghiệp và thủy sản vẫn giao dịch tốt.
Theo thống kê định lượng, VN-Index có 53% khoảng thời gian có giá đóng cửa tăng điểm vào ngày mai và 52% giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Như vậy, thị trường có thể tăng điểm vào ngày mai.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.
CTCK Bảo Việt - BVSC
Kết thúc phiên hôm nay, chỉ báo MACD dù vẫn ở trên mức 0 nhưng đã đảo chiều sang xu hướng giảm, cảnh báo sự suy yếu của xung lực tăng điểm của thị trường.
Chỉ báo Chaikin Money Flow đã cắt xuống dưới đường SMA20 của chính chỉ báo này cảnh báo thị trường đang mất dần sự hỗ trợ từ yếu tố dòng tiền.
Các chỉ báo kỹ thuật khác như Stochastic Oscillator và RSI dù vẫn nằm trên đường tín hiệu nhưng cũng đảo chiểu sang xu hướng giảm.
Điều này cảnh báo rủi ro có thể sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm điểm trong vài phiên tới, đặc biệt là trong bối cảnh VN-Index không thể đột phá lên trên đường SMA50 - vốn đang duy trì xu hướng giảm từ tháng 3/2020.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS.
Lạc Nhạn
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch ngày 22/4: Áp lực điều chỉnh vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong vài phiên tới Chỉ báo Stochastic Oscillator cũng đã quay đầu giảm từ vùng quá mua và cắt xuống dưới đường tín hiệu, cảnh báo khả năng áp lực điều chỉnh vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong vài phiên tới. Mặc dù vậy, chỉ báo MACD vẫn tiếp tục duy trì đà tăng và MACDHistogram vẫn nằm trên mức 0, những điều này cho thấy...