Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/12: Có thể rung lắc, điều chỉnh khi tiến đến vùng 1.100-1.120 điểm
Các chỉ báo động lượng có độ nhạy cao như RSI và Stochastic Oscillator, các chỉ báo này vẫn đang hướng lên trong vùng quá mua, trong bối cảnh chỉ số tiến sát tới dải BB trên. Trong một xu hướng tăng điểm, diễn biến này có thể sẽ được duy trì trong một thời gian.
Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 22/12.
CTCK Phú Hưng – PHS
VN-Index có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp. Khối lượng gia tăng và duy trì trên mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý dòng tiền tham gia thị trường mạnh mẽ.
Không những vậy, chỉ số quay trở lại đóng cửa trên MA5, cùng với chùm MA5, 10, 20 duy trì trạng thái phân kỳ dương tích cực, kèm theo chỉ báo ADX hướng lên vùng 45 và đường DI nới rộng khoản cách lên phía trên so với -DI, cho thấy xu hướng phục hồi đang tiếp diễn.
Thêm vào đó, các chỉ báo RSI và MACD đang hướng lên trở lại, cho thấy đà phục hồi đang tăng lên, chỉ số có cơ hội đi lên thử thách ngưỡng kháng cự tâm lý 1.100 điểm.
HNX-Index có phiên tăng điểm vượt ngưỡng 180 điểm, cùng với chùm MA5, 10, 20 đang trong trạng thái phân kỳ dương tích cực, cho thấy xu hướng phục hồi đang tiếp diễn, chỉ số có cơ hội đi lên thử thách ngưỡng kháng cự tâm lý 190 điểm
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.
CTCK Bảo Việt – BVSC
Video đang HOT
Nhóm chỉ báo xu hướng vẫn duy trì trạng thái tích cực, trong khi chỉ báo sức mạnh xu hướng ADX tiếp tục nằm trên mốc 40, với đường DI nằm trên đường -DI.
Đối với các chỉ báo động lượng có độ nhạy cao như RSI và Stochastic Oscillator, các chỉ báo này vẫn đang hướng lên trong vùng quá mua, trong bối cảnh chỉ số tiến sát tới dải BB trên.
Trong một xu hướng tăng điểm, diễn biến này có thể sẽ được duy trì trong một thời gian. Do đó, các tín hiệu này đang cho thấy chỉ số vẫn còn động lực tăng điểm tương đối tích cực trong ngắn hạn.
Vùng kháng cự hiện tại của chỉ số nằm quanh 1.100-1.120 điểm. Chúng tôi đánh giá đây là vùng cản tương đối mạnh, có khả năng tạo áp lực rung lắc đáng chú ý đối với chỉ số.
Ngược lại, khoảng trống tăng điểm 1.065-1.070 điểm hình thành hôm nay sẽ hỗ trợ cho chỉ số trong một vài phiên tiếp theo.
Chỉ số được dự báo sẽ tiếp tục tăng điểm và hướng đến vùng kháng cự 1.100-1.120 điểm trong ngắn hạn. Tại đây, chỉ số có thể sẽ đối mặt với áp lực rung lắc và điều chỉnh mạnh.
Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS.
Giao dịch chứng khoán chiều 21/8: Thị trường khởi sắc, nhóm cổ phiếu phân bón nổi sóng
Dòng bank giao dịch khởi sắc đã dẫn dắt đà tăng cho thị trường trong phiên cuối tuần 21/8. Điểm sáng là nhóm cổ phiếu phân bón tăng vọt cả về giá và thanh khoản, điển hình như DPM, DCM.
Những phiên gần đây, thị trường liên tục biến động giằng co quanh với những phiên tăng giảm xen kẽ quanh vùng giá 850 điểm. Trong đó, phiên giao dịch sáng nay (21/8), thị trường cũng đã nhanh chóng hồi phục và dành lại mốc điểm trên sau phiên điều chỉnh trước đó.
Mặc dù tâm lý thận trọng khiến thị trường có chút ngập ngừng đầu phiên nhưng lực cầu gia tăng đã giúp VN-Index duy trì đà tăng ổn định trong nửa cuối phiên sáng.
Bước sang phiên giao dịch chiều, tâm lý tích cực tiếp tục lan rộng thị trường khiến sắc xanh lan tỏa. Chỉ số VN-Index tiếp tục nới rộng biên độ tăng.
Chốt phiên, sàn HOSE có 302 mã tăng, tăng gấp hơn 2,5 số mã giảm (84 mã), VN-Index tăng 6,57 điểm ( 0,77%), lên 854,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt xấp xỉ phiên sôi động hôm qua với 286,82 triệu đơn vị, giá trị 4.958,88 tỷ đồng, giảm 24,85% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 24 triệu đơn vị, giá trị 495,69 tỷ đồng, đáng kể là hơn 22,7 triệu cổ phiếu VHM, trị giá hơn 1.703 tỷ đồng.
Nhóm VN30 chỉ có cặp đôi lớn VCB và VHM giảm nhẹ trên dưới 0,5%, cùng VJC, SAB và EIB đứng giá tham chiếu, còn lại phần lớn đều nhích bước.
Điển hình các mã nới rộng biên độ như BID 1,8% lên 38.950 đồng/CP, CTG 4,3% lên 24.300 đồng/CP, GAS 1,4% lên 72.000 đồng/CP, STB 3,4% lên 11.050 đồng/CP, TCB 1,8% lên 20.350 đồng/CP, VPB 2,6% lên 21.900 đồng/CP, còn HDB, HPG, MSN cũng tăng 1-1,5%.
Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng giao dịch sôi động với STB khớp 12,93 triệu đơn vị, CTG khớp 9,58 triệu đơn vị, VPB khớp 6,12 triệu đơn vị, MBB khớp gần 5,2 triệu đơn vị...
Cổ phiếu TCH của Dịch vụ tài chính Hoàng Huy duy trì đà tăng ổn định khi kết phiên tại mức giá 20.200 đồng/CP, tăng 1%, với khối lượng khớp lệnh đạt 4,94 triệu đơn vị, thanh khoản cao nhất trong hơn 10 phiên gần đây. Đây là một tin tích cực, cho thấy dòng tiền bắt đầu chú ý đến cổ phiếu này.
Trong tuần giao dịch này, sau 2 phiên giảm liên tiếp đầu tuần (3 phiên giảm liên tiếp tính cả phiên cuối tuần trước), TCH đã hồi phục tốt 1,5% trong phiên thứ Tư, sau đó điều chỉnh lại trong phiên hôm qua trước khi lấy lại đà tăng tích cực trong phiên cuối tuần với thanh khoản cao nhất trong 2 tuần.
Điểm sáng là cổ phiếu DPM bất ngờ tăng vọt trong ngày thanh toán cổ tức bằng tiền mặt đợt cuối năm 2019 với tỷ lệ 7%. Kết phiên, DPM 6,9% lên 15.400 đồng/Cp và khớp lệnh tới hơn 13 triệu đơn vị, dẫn đầu thanh khoản thị trường và dư mua trần 338.400 đơn vị.
Ngoài DPM, các cổ phiếu khác trong nhóm phân bón cũng đua nhau khởi sắc như BFC 3,5% lên 14.600 đồng/CP, DCM 5,4% lên 9.000 đồng/CP và khớp 5,24 triệu đơn vị, PCE 7,9% lên 15.000 đồng/CP, LAS 3,6% lên 5.800 đồng/CP.
Bên cạnh đó, những tưởng HAP sẽ rung lắc bởi áp lực chốt lời gia tăng sau 11 phiên tăng trần nhưng lực cầu tăng mạnh đã giúp cổ phiếu này trở lại khoác áo tím. Kết phiên, HAP đứng tại mức giá trần 6.770 đồng/CP và khớp hơn 6 triệu đơn vị, cùng dư mua trần 663.030 đơn vị. Như vậy, tính từ đầu tháng 8 tới nay, giá cổ phiếu HAP đã tăng tới 125,67% từ mức giá 3.000 đồng/CP khi đóng cửa phiên 31/7.
Ngoài ra, hàng loạt mã nóng như ITA, ROS, HAI, HQC, DLG, AMD, HHS, FLC... cũng kết phiên tăng điểm.
Trên sàn HNX, lực cầu gia tăng ở nhóm cổ phiếu bluechip giúp thị trường nới rộng đà tăng trong phiên chiều.
Chốt phiên, sàn HNX có 94 mã tăng và 57 mã giảm, HNX-Index tăng 1,46 điểm ( 1,2%), lên 122,64 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 43,83 triệu đơn vị, giá trị 488,34 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 4,67 triệu đơn vị, giá trị 173,68 tỷ đồng.
Cổ phiếu góp phần tích cực giúp thị trường khởi sắc là ACB khi 1,9% lên mức giá cao nhất ngày 21.200 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh lớn nhất sàn HNX, đạt 7,39 triệu đơn vị.
Ngoài ra, các mã khác cũng hỗ trợ khá tốt như PVS 1,7% lên 12.200 đồng/CP, VCS 4,3% lên 63.600 đồng/CP, PVB 1,9% lên 16.200 đồng/CP, NTP 0,7% lên 29.900 đồng/CP...
Trong khi đó, VCG giằng co và tiếp tục chưa thoát khỏi đà giảm nhẹ -0,3% xuống 32.000 đồng/CP và khớp chưa tới nửa triệu đơn vị.
Trên UPCoM, sau thời gian ngắn đầu phiên rung lắc và điều chỉnh, thị trường đã hồi phục.
Chốt phiên chiều, với 156 mã tăng và 75 mã giảm, UPCoM-Index tăng 0,15 điểm ( 0,27%), lên 57,39 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 28,89 triệu đơn vị, giá trị 289,81 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,74 triệu đơn vị, giá trị 13,5 tỷ đồng.
Nhiều mã lớn đã hồi phục sắc xanh dù đà tăng còn khá khiếm tốn như BSR, VGI, VIB, ACV, OIL, LPB...
Trong đó, LPB 1,1% lên 9.000 đồng/CP với thanh khoản tăng vọt, đạt 11,61 triệu đơn vị được giao dịch thành công.
Đứng ở vị trí thứ 2 về thanh khoản vẫn là PVX với khối lượng giao dịch 2,29 triệu đơn vị và kết phiên ở mức giá trần.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều tăng, trong đó VN30F2009 đáo hạn ngày 17/9/2020 tăng 1,47% lên 792,9 điểm, với 145.073 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 19.178 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, chỉ có 12 mã giảm và 16 mã đứng giá, còn lại đều tăng. Trong đó, CVNM2002 là mã có thanh khoản nhất với 61.918 đơn vị, đóng cửa giảm 1,3% xuống 760 đồng.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/8: Xả mạnh bluechip, quay ra bán ròng gần 300 tỷ đồng Sau phiên mua ròng khủng hôm qua, nhà đầu tư nước ngoài đã nhanh chóng trở lại trạng thái bán ròng gần 300 tỷ đồng, với tâm điểm bán ra là các bluechip. Trên sàn giao dịch HOSE, khối ngoại mua vào với khối lượng 16,23 triệu đơn vị, giá trị 405,87 tỷ đồng, giảm 55,28% về khối lượng và 80,97% về giá...